Giám định tính thuần khiết của chủng PEDV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại việt nam (Trang 48 - 50)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. LỰA CHỌN CHỦNG PEDV DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU

4.1.2. Giám định tính thuần khiết của chủng PEDV

Các chủng virus phân lập ở đời cấy chuyển P6 được khẳng định sự cĩ mặt của PEDV và cĩ hay khơng sự đồng nhiễm của Rotavirus và TGEV. Phương pháp thực hiện là RT- PCR với cặp mồi đặc hiệu theo tài liệu đã đề cập (Song & cs., 2006). Kết quả trình bày ở Hình 4.2, Hình 4.3.

Ghi chú: MC là thang chuẩn ADN 100bp, vx: vắc xin, dương tính ký hiệu +, âm tính ký hiệu -

Ghi chú: MC: thang chuẩn ADN 100bp, Hình 4.3a. Kiểm tra sự Rotavirus. Hình 4.3b. Kiểm tra TGEV.

Hình 4.3. Điện di sản phẩm RT- PCR phát hiện Rotavirus và TGEV

Kết quả trên cho thấy 4 mẫu virus phân lập được dương tính PEDV, âm

tính virus TGEV và Rotavirus. Lợn thường đồng nhiễm bởi 3 virus chính gây ra

tiêu chảy là PEDV, TGEV và Rotavirus. Tuy nhiên, do mơi trường và phương pháp phân lập PEDV đặc biệt nên TGEV và Rotavirus (nếu cĩ trong mẫu bệnh phẩm) cũng khĩ phát triển được trên tế bào Vero. Cơng việc tiếp theo là phân

loại các chủng PEDV bằng phản ứng multiplex RT-PCR, sử dụng cặp mồi đặc hiệu genogroup (Zhao & cs., 2014).

Ghi chú: MC: thang chuẩn DNA 100bp (hãng Cleaverscientific). Sản phẩm điện di xuất hiện 2 vạch 817 bp và 669bp thì dương tính genogroup 2 (ký hiệu +), xuất hiện 2 vạch 817bp và 685 bp thì dương tính

genogroup 1, xuất hiện 1 vạch 817bp thì âm tính genogroup 1/âm tính genogroups 2.

Dựa trên kết quả phản ứng multiplex RT-PCR (Hình 4.4), 4 mẫu virus phân lập được đều thuộc nhĩm G2(dịng mới nổi). Mẫu PEDV từ vắc xin được giám định tại phịng thí nghiệm thuộc nhĩm G1 (dịng cổ điển). Dịch tễ PEDV tại Hưng Yên, nơi mà chúng tơi phân lập được chủng PEDV 0117 và PEDV 0118 tương đồng với một kết quả nghiên cứu gần đây, trong đĩ chủng PEDV-HY 2017

phát hiện được thuộc genogroup G2, tương đồng 95,7- 98,2% về trình tự gen mã hĩa tiểu phần protein S1 với các chủng PEDV thuộc nhĩm G2 của Việt Nam (Nguyễn Văn Giáp & cs., 2020). Kết quả này cũng thống nhất với nghiên cứu trước đĩ: ở Việt Nam cĩ 2 nhĩm di truyền của PEDV ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đĩ nhĩm mới nổi G2 chiếm ưu thế (Nguyễn Trung Tiến & cs., 2015;

Van T. Than & cs., 2020; Nguyễn Văn Giáp & cs., 2020).

Việc xác định genogroup PEDV cĩ ý nghĩa trong dự đốn khả năng bảo hộ của vắcxin ở thực địa. Các dịng vắc xin nhược độc như CV777, DR13 và SM98

đều thuộc nhĩm G1 và khơng bảo hộ lợn hồn tồn khi chủng thực địa thuộc

nhĩm G2 (Yang & cs., 2018). Như vậy, việc xác định các chủng PEDV phân lập trong nghiên cứu này thuộc nhĩm G2 là cơ sở quan trọng cho việc chọn được chủng virus hiện lưu hành phục vụ cho kiểm nghiệm vắc xin phịng PED.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại việt nam (Trang 48 - 50)