9.1.1.1 Nhân khẩu học:
Dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87.84 triệu người, tăng 1.04% so với năm 2010. Dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó.
Biểu đồ 3.10 : Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020, và 2050.
Trong mỗi biểu đồ, các thanh bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải là phần trăm nam (tính trên toàn dân số)
(Nguồn: statistics.vn)
Về cơ cấu dân số, Việt Nam có cơ cấu dân số biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050 (xem biểu đồ). Năm 1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao. Đến năm 2010, tháp dân số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác. Tháp dân số năm
2020 cũng không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi 20-34 bắt đầu gia tăng đáng kể. Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng” so với năm 1950, với số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số. Hệ quả của sự biến động trong cơ cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm tăng tuổi trung bình và tăng tuổi thọ. Bảng 3.3: Tỷ trọng dân số 2010-2050 Nhóm tuổi 2010 2020 2050 0 – 14 24% 21% 15% 15 – 64 70% 71% 62% Trên 64 6% 8% 23% Tổng dân số
87.8 triệu 96.4 triệu 103.9 triệu
Năm 2010, ở Việt Nam, trẻ em ở độ tuổi dưới 15 chiếm khoảng 24% dân số cả nước, trong đó khu vực Đông Nam bộ chiếm khoảng 14.32 % số trẻ em và Tp.HCM là tỉnh thành có số lượng trẻ em đông nhất Việt Nam với khoảng 2.3 triệu người. ( Nguồn: xu hướng dân số trẻ em Việt Nam đến năm 2020 – Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình).
Trong khi tỉ trọng dân số cao tuổi tăng thì tỉ trọng dân số thiếu niên giảm theo thời gian. Năm 2010, khoảng 24% dân số ở trong độ tuổi dưới 15 (tức nói chung là “thiếu niên”). Đến năm 2020, dự báo tỉ trọng này giảm xuống còn 21%, và thấp nhất vào năm 2100 (15%).
Quy mô dân số trẻ em dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tuy nhiên thời gian giảm là rất lâu và trong vòng 10 năm tới quy mô này cũng không thay đổi là bao nhiêu.
Với trẻ em, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và bảo vệ trẻ em là hết sức cần thiết. Do đó, với số lượng rất đông trẻ em đang sinh sống, thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường màu mỡ, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong các lĩnh vực này.
9.1.1.2 Kinh tế
Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD, GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Theo đó, thu nhập thực tế tại Việt Nam tăng trung bình
7.2% mỗi năm, GDP đầu người tăng từ 413 USD năm 2001 lên 1,300 USD vào năm 2011.
Giai đoạn 2001-2011, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Báo cáo về phát triển con người năm 2010 của Liên hiệp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong 10 nước đạt thành tựu lớn nhất về tăng trưởng kinh tế và Việt Nam được đứng vào top 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập.
Biểu đồ 3.11 : Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000-2010
(Nguồn: Bộ KH &ĐT)
Thu nhập càng tăng, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, và việc chi tiêu cho đời sống sẽ ngày càng nhiều. Theo khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 củaTổng cục thống kê thì tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân 1 người 1 tháng đạt 1,211,000 đồng, tăng 52.8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23.6%. Mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị gấp 1.94 lần ở khu vực nông thôn. Và nhóm hộ giàu nhất có mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống lớn gấp 7.5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 11.7 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 5.8 lần, chi y tế, chăm sóc sức khoẻ gấp 3.8 lần, chi đi lại và bưu điện gấp 12.4 lần, chi giáo dục gấp 6 lần, chi văn hoá thể thao giải trí gấp 131 lần.
9.1.1.3 Chính trị - pháp luật
Hiện nay, Việt Nam được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới. Sự ổn định chính trị mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi cũng như các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư hơn khi đầu tư. Đó là một môi trường kinh doanh đầy sức hấp dẫn, là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy vẫn còn vài chỗ bất cập nhưng nhìn chung thì Việt Nam vẫn tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động, bảo vệ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật, và có thể có ưu đãi với một số loại hình doanh nghiệp nhất định.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
9.1.1.4 Văn hóa – xã hội
Ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội bởi lẽ giáo dục là quá trình tác động tới đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội, quyết định tương lai của mỗi con người, quốc gia, dân tộc.
Trong đó, giáo dục đào tạo trẻ em là điều được quan tâm đặc biệt nhất vì trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, đào tạo thế hệ trẻ là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước; chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là thực hiện sự nghiệp trồng người, vì lợi ích lâu dài của đất nước. Từ nhiều năm qua, trẻ em nước ta đã và đang hưởng sự chăm lo chu đáo “dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”.
Bác Hồ từng khẳng định rằng giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội. Mỗi thành phần trong lực lượng đó đều có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau nhưng cần có sự hợp lực, thống nhất trong quá trình giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ. Vì, chỉ có kết
hợp chặt chẽ các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp "trồng người” đi đến thắng lợi.
Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, kế thừa tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định "giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”