TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG:

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh một ngôi trường dạy kĩ năng sống cho trẻ em từ 11-15 tuổi tại 3 quận quận 1, quận bình thạnh và quận phú nhuận (Trang 33 - 35)

Kỹ năng sống là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)

Theo UNESCO quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.

KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những KNS thích hợp. Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với KNS của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; KNS của người sống ở miền núi khác với KNS của người sống ở vùng biển, KNS của người sống ở nông thôn khác với KNS của người sống ở thành phố ...

Một số cách phân loại kỹ năng sống

Phân loại kỹ năng sống theo môi trường sống: - Kỹ năng sống tại trường học

- Kỹ năng sống tại gia đình - Kỹ năng sống tại nơi làm việc

- Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…

- Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…

Phân loại kỹ năng sống theo UNESCO-WHO-UNICEF: - Giải quyết vấn đề.

- Suy nghĩ / tư duy phân tích có phê phán. - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

- Ra quyết định. - Tư duy sáng tạo.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.

- Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông.

- Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. Phân loại kỹ năng sống ở Việt Nam:

- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tự trọng, tự tin…).

- Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác (giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối , hợp tác …).

- Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định…).

Vì sao phải hình thành và phát triển kỹ năng sống cho thế hệ trẻ?

Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở Tiểu học và Trung học. Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình thức:

• Coi KNS là một môn học riêng biệt (chỉ một số nước). • KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.

• KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình (đa số các nước – tránh quá tải cho chương trình).

Lợi ích cá nhân:

- Giúp mỗi người phát triển kỹ năng cá nhân và xã hội mà họ cần để giữ gìn bản thân an toàn trở thành người có tinh thần độc lập sáng tạo.

- Chúng ta hiểu có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi con người ngược lại nếu có được KNS thì sự tác động lên cuộc sống của họ sẽ tích cực.

- Khi những kỹ năng mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng tăng theo điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là nhân tố quyết định hành vi của mỗi người.

Lợi ích về mặt sức khoẻ

- Giáo dục KNS góp phần xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.

- Giáo dục KNS sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục KNS góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

Lợi ích về mặt giáo dục: giáo dục KNS sẽ có những tác động tích cực đối với: - Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.

- Hứng thú trong học tập.

- Để hoàn thành công việc của mỗi các nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả.

- Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, tu dưỡng.

Lợi ích về mặt văn hoá xã hội

- Giáo dục KNS thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

- Giáo dục KNS có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.

Lợi ích về mặt kinh tế chính trị

- Hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có.

- Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia.

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh một ngôi trường dạy kĩ năng sống cho trẻ em từ 11-15 tuổi tại 3 quận quận 1, quận bình thạnh và quận phú nhuận (Trang 33 - 35)