Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh một ngôi trường dạy kĩ năng sống cho trẻ em từ 11-15 tuổi tại 3 quận quận 1, quận bình thạnh và quận phú nhuận (Trang 42 - 53)

7 KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO LỨA TUỔI 11-

1.1.1 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Chúng tôi đã chọn ra 1 trường tại mỗi quận để thực hiện khảo sát phụ huynh và học sinh cụ thể như sau:

- Quận Bình Thạnh : trường THCS Lê Văn Tám. Số 107F Chu Văn An, phường 26

- Quận Phú Nhuận : trường THCS Ngô Tất Tố. Số 17 Đặng Văn Ngữ, phường 10

- Quận 1 : trường THCS Trần Văn Ơn. Số 161B Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao

Số lượng khảo sát:

- 100 mẫu phụ huynh được thực hiện tại 3 trường trên theo 4 nhóm tổng thu nhập gia đình trong 1 tháng như sau:

Bảng 3.1: Tổng thu nhập gia đình

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 1 tu 5-10 trieu 42 42.0 42.0 42.0

2 tu 10-20 trieu 37 37.0 37.0 79.0

3 tu 20-30 trieu 16 16.0 16.0 95.0

4 tren 30 trieu 5 5.0 5.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Biểu đồ 3.1 : Các nhóm tổng thu nhập gia đình

- 100 mẫu học sinh tại 3 trường phân theo 4 khối lớp:

Bảng 3.2 : Số học sinh theo lớp học

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 1 lop 6 17 17.0 17.0 17.0

2 lop 7 28 28.0 28.0 45.0

3 lop 8 24 24.0 24.0 69.0

4 lop 9 31 31.0 31.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Kết quả khảo sát học sinh phân theo lớp

Do có những đặc điểm gần tương đồng với nhau nên kết quả khảo sát sẽ được phân thành 2 nhóm: nhóm học sinh lớp 6 và 7, nhóm học sinh lớp 8 và 9.

 Nhóm học sinh lớp 6 và 7 : (Số lượng 45/100)

Trong nhóm học sinh này, có 19 em không đồng ý với những vấn đề sau khi được hỏi:

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa (9 em, chiếm 47.4%) - Có thể giải quyết bất đồng với cha mẹ dễ dàng (7 em, chiếm 36.8%) - Cảm thấy việc học thú vị (6 em, chiếm 31.6%)

- Cảm thấy bạn bè có ảnh hưởng tích cực đối với mình (6 em, chiếm 31.6%)

Biểu đồ 3.3: Thống kê số lượng học sinh lớp 6 và 7 có thái độ không đồng ý với các vấn đề khảo sát

 Nhóm học sinh lớp 8 và 9 : (Số lượng 55/ 100)

Trong nhóm học sinh này, có 28 em không đồng ý với những vấn đề sau khi được hỏi:

- Giải quyết bất đồng với cha mẹ dễ dàng ( 15 em, chiếm 53.6%) - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa (8 em, chiếm 28.6%)

- Cảm thấy hài lòng về bản thân (7 em, chiếm 25%) - Cảm thấy việc học thú vị (5 em, chiếm 17.9%)

Biểu đồ 3.4 : Thống kê số lượng học sinh lớp 8 và 9 có thái độ không đồng ý với các vấn đề khảo sát

 Kết quả chung cho cả 4 khối lớp:

Khi được hỏi mức độ yêu thích tham gia các lớp kỹ năng sống, kết quả như sau:

- Rất thích: 27 em, chiếm 27% - Thích: 56 em, chiếm 56 %

- Không quan tâm: 13 em, chiếm 13% - Không thích: 4 em, chiếm 4%

Kết quả này rất tích cực, có đến 83% các em học sinh quan tâm đến kỹ năng sống và muốn tham gia các lớp kỹ năng sống. Chỉ có 4% là không thích tham gia, có thể do các em còn thụ động, không thích tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống.

Các em học sinh biết đến hoặc tìm hiểu về kỹ năng sống thông qua: - Các chương trình truyền hình (54 em, chiếm 25.6%)

- Internet (52 em, chiếm 24.6%) - Trường học (37 em, chiếm 17.5%) - Sách báo ( 32 em, chiếm 15.2%)

Biểu đồ 3.6 : Phương tiện tìm hiểu về kỹ năng sống

Kết quả khảo sát phụ huynh theo tổng thu nhập gia đình:

 Nhóm tổng thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng: (số lượng 42/100) Đây là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 nhóm được phân chia. Trong nhóm này, nghề nghiệp chủ yếu là công nhân (17 người, chiếm 40.5%) và buôn bán (8 người, chiếm 19%).

- Trong số 17 người là công nhân, có 9 người (chiếm 53%) dành ít hơn 1 giờ mỗi ngày quan tâm đến con cái, và 8 người còn lại chỉ dành cho con từ 1-2 giờ/ ngày. Điều này cho thấy, vì tính chất công việc phải thường xuyên tăng ca, làm đêm nên họ không có nhiều thời gian quan tâm đến

các vấn đề của con mình. Tuy nhiên, 9 người (53%) trong số này dành khoảng 20-30% tổng thu nhập của gia đình vào việc học của con.

- Trong 8 người làm buôn bán, có 6 người (chiếm 75%) dành cho con nhiền hơn 2 giờ mỗi ngày và chỉ có 2 người dành từ 1-2 giờ cho con. Họ cũng quan tâm khá nhiều đến vấn đề giáo dục con cái, có khoảng 3 người (chiếm 37.5%) dành 20-30% và cùng tỷ lệ 37.5% cho số người dành ra 30-40% tổng thu nhập gia đình cho việc học.

Phụ huynh trong nhóm này thường gặp các vấn đề khó khăn sau trong việc giáo dục con cái

Biểu đồ 3.7: Các vấn đề phụ huynh không hài lòng về con

Phụ huynh trong nhóm này chủ yếu tìm hiểu thông tin về kỹ năng sống thông qua:

- Sách báo : 22 người, chiếm 52.4%

- Các chương trình truyền hình : 19 người, chiếm 45.2% - Internet : 12 người, chiếm 28.6%

Khi được hỏi về các tiêu chí chọn trường kỹ năng sống cho con, các tiêu chí sau đây được họ quan tâm hơn cả:

- Yếu tố quan trọng nhất chính là địa điểm trường học phải thuận tiện với 15 người lựa chọn chiếm 35.7%, vì đa phần phụ huynh trong nhóm này là công nhân và buôn bán nên vị trí của trường rất được họ quan tâm, phải thuận tiện cho việc đưa đón hoặc để các em tự đến trường bằng xe đạp hay xe buýt.

- Yếu tố quan trọng thứ hai chính là học phí với 12 người lựa chọn, chiếm 28.57%,

- Yếu tố thứ ba là chương trình học thiết thực, cụ thể, đa dạng, hấp dẫn và có mục đính rõ ràng với 10 người lựa chọn, chiếm 23.8%.

- Yếu tố thứ tư là đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng sống và yêu trẻ với 7 người lựa chọn, chiếm 17.1%.

Mức học phí mà nhóm phụ huynh này lựa chọn nhiều nhất là từ 500,000- 1,000,000 đồng cho 1 khoá học trung bình trong 3 tháng với 26 người, chiếm 61.9%.

 Nhóm tổng thu nhập gia đình từ 10-20 triệu đồng /tháng: (số lượng 37/100)

Các phụ huynh được khảo sát trong nhóm này có nghề nghiệp chủ yếu là các nhân viên văn phòng (12 người, chiếm 32.4%) và làm các công việc khác như giáo viên, phòng viên,…(9 người, chiếm 24.3%). Đây là thành phần có tri thức cao, hiểu biết rộng, có điều kiện tiếp xúc với nhiều kiến thức mới. Vì thế, họ cũng rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, đa số dành rất nhiều thời gian quan tâm đến con, có 22 người chiếm 59.5% dành thời gian trên 2 giờ và 12 người chiếm 32.4% dành từ 1-2 giờ mỗi ngày cho con. Đồng thời, nhóm phụ huynh này cũng dành ra khoảng chi phí đáng kể đầu tư vào việc học của con, cụ thể có 16 người chiếm 43.2% dành 20-30% tổng thu nhập gia đình và 9 người chiếm 24.3% dành ra 30-40% tổng thu nhập gia đình vào khoản chi phí này.

Trong việc giáo dục con cái, nhóm phụ huynh này chưa hài lòng về con mình ở các điểm chủ yếu sau đây:

Phụ huynh trong nhóm này chủ yếu tìm hiểu thông tin về kỹ năng sống thông qua:

- Sách báo: 28 người, chiếm 75.7%

- Chương trình truyền hình: 18 người, chiếm 48.6% - Internet: 16 người, chiếm 43.2%

Khi được yêu cầu xếp hạng quan trọng các yếu tố chọn trường kỹ năng sống cho con, nhóm phụ huynh này đã xếp các tiêu chí chủ yếu như sau:

- Hai yếu tố quan trọng nhất cùng được 8 người chọn, chiếm 21.6% là chương trình học thiết thực, cụ thể, đa dạng, có mục đích rõ ràng và tổ chức phải có tên tuổi trong lĩnh vực này.

- Yếu tố quan trọng thứ hai có 9 người chọn chiếm 24.3% là đội ngũ giảng dạy phải có kinh nghiệm dạy kỹ năng sống và yêu trẻ.

- Yếu tố được xếp thứ ba với 7 người chọn chiếm 18.7% là phải có nhiều hoạt động ngoại khoá thú vị.

Nhóm phụ huynh này lựa chọn mức học phí cho 1 khoá học trung bình 3 tháng là từ 500.000-1.000.000 đồng với 21 người lựa chọn, chiếm 56.8%; 10 phụ huynh chiếm 27% chọn mức phí từ 1,000,000-1,500,000 đồng. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà chúng tôi hướng đến.

 Nhóm tổng thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng: (số lượng 16/100) Trong nhóm này, nghề nghiệp chủ yếu là nhân viên văn phòng (7 người, chiếm 43.8%) ,các nghề khác (4 người, chiếm 25%) và doanh nhân (3 người, chiếm 18.8%).

Trong số 7 người làm nhân viên văn phòng, thì chỉ có 1 người dành thời gian cho con ít hơn 1 giờ mỗi ngày. Còn lại 3 người dành cho con 1-2 giờ mỗi ngày và 3 người dành trên 2 giờ/ngày để quan tâm đến con. Nhóm này dành ra trên 20% tổng thu nhập để chi cho việc học của con ( 5 người, chiếm 71,5%)

Trong 4 người làm nghề khác, có 2 người dành thời giờ cho con mỗi ngày từ 1 -2 giờ, 2 người còn lại dành cho con trên 2 giờ mỗi ngày, chiếm tỷ lệ 50%. 80% trong số họ đầu tư cho việc học của con khoảng trên 20% tổng thu nhập của gia đình. Chỉ có 20% là dành từ 10% - 20% tổng thu nhập gia đình để chi cho việc học của con.

Phụ huynh trong nhóm này thường không hài lòng những vấn đề sau ở con cái:

Biểu đồ 3.9 : Những vấn đề phụ huynh không hài lòng ở con

Phụ huynh trong nhóm này chủ yếu biết tới cũng như tìm hiểu thông tin về kỹ năng sống thông qua các phương tiện sau:

- Internet: (11 người, chiếm 68.8%) - Sách, báo (9 người, chiếm 56.3%)

- Chương trình truyền hình (8 người, chiếm 50.3%)

Các tiêu chí mà những phụ huynh này quan tâm khi chọn trường dạy kỹ năng sống cho con được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Hai tiêu chí quan trọng nhất là chương trình học thiết thực, cụ thể, đa dạng, hấp dẫn và có mục đính rõ ràng và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng sống và yêu trẻ. Mỗi tiêu chí này có 5 người chọn, chiếm 31.3%. Như vậy có thể thấy nhóm phụ huynh này quan

tấm đến chất lượng chương trình học và đội ngũ giảng viên. Yếu tố học phí chỉ được xếp ở vị trí quan trọng thứ 5.

- Hai tiêu chí quan trọng tiếp theo là có nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị và địa điểm học phải thuận tiện có vị trí bằng nhau với 4 người chọn, chiếm 25%.

Mức học phí mà nhóm phụ huynh này lựa chọn nhiều nhất là 500.000- 1.000.000 đồng cho một khóa học kỹ năng sống kéo dài 3 tháng với thời lượng 2h cho một buổi học với 9 người lựa chọn, chiếm 56,3%; mức tiếp theo được 6 phụ huynh lựa chọn (37.5%) là 1,000,000-1,500,000 đồng.

 Nhóm tổng thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng: (số lượng 5/100) Đây là nhóm thiểu số chỉ chiếm 5% trong số phụ huynh được khảo sát. Nghề nghiệp của những phụ huynh nhóm này là buôn bán (2 người), doanh nhân (1 người) và các nghề khác (2 người). Điều đặc biệt ở nhóm này là họ đều dành trên 2 giờ mỗi ngày để quan tâm chăm sóc con cái.

Phụ huynh nhóm này không hài lòng và mong muốn con mình cải thiện những điểm sau:

- Chưa biết cách sử dụng tiền hợp lý ( 4 người, chiếm 80%). Điều này có thể do thu nhập cao của cha mẹ khiến con cái ỷ lại, không biết cách sử dụng cũng như để dành tiền hợp lý.

- Không tự giác học tập (3 người, chiếm 60%)

Các phụ huynh nhóm này biết đến và tìm hiểu về kỹ năng sống dành cho thiếu niên thông qua internet (3 người, chiếm 60%), các nhà văn hóa hoặc các trung tâm đào tạo (2 người, 40%) và sách báo (2 người, chiếm 40%).

Ở nhóm này, tiêu chí để lựa chọn trường dạy kỹ năng sống cho con không có sự nhất quán rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung thì hai yếu tố được cho là quan trọng nhất đó là chương trình học thiết thực, cụ thể, đa dạng, hấp dẫn và địa điểm học thuận tiện với 2 người chọn lựa cho mỗi tiêu chí.

Mức học phí mà nhóm phụ huynh này lựa chọn là 500,000 – 1,000,0000 đồng (2 người ) và mức trên 2,000,000 đồng (2 người) cho một khóa học kỹ năng sống kéo dài từ 3-4 tháng.

Phụ huynh ở cả 4 nhóm đều nghĩ rằng thứ 7 và chủ nhật là ngày thích hợp nhất để tố chức các lớp kỹ năng sống với 76% người lựa chọn. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy một số phụ huynh vẫn chọn khoảng thời gian trong tuần để cho con học kỹ năng sống ngoài giờ học chính khoá. Họ đã nhận ra được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho con và việc giáo dục này cần được tiến hành thường xuyên, lâu dài. Bên cạnh đó khi được hỏi các phụ huynh có sẵn lòng tham gia lớp học cùng với các em không thì chúng tôi đã nhận được 78/100 phụ huynh đồng ý. Điều này cho chúng ta thấy phụ huynh ngày nay đã không còn giao toàn bộ việc học của con cho nhà trường, cho các trung tâm mà họ đã quan tâm nhiều hơn đến việc trực tiếp tham gia giáo dục con cái.

Kết luận khảo sát

Qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn phụ huynh và học sinh tìm hiểu các thông tin về kỹ năng sống thông qua sách báo và các chương trình truyền hình là chủ yếu. Bên cạnh đó, Internet cũng là 1 kênh thông tin quan trọng mà họ lựa chọn.

Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này nhằm xác định vấn đề mà phụ huynh cảm thấy con mình cần cải thiện và về phía các em thì những vấn đề nào các em gặp khó khăn. Qua đó, chúng tôi sẽ xây dựng các khoá học hướng tới các em và giải quyết nỗi lo lắng của phụ huynh. Kết quả chúng tôi nhận được là có 47 trong 100 học sinh được khảo sát với 88 lượt lựa chọn gặp các vấn đề chủ yếu sau: cảm thấy khó khăn khi cùng cha mẹ giải quyết những bất đồng (44.7%); không tham gia các học động ngoại khoá (36.7%); chưa tự tin và hài lòng về bản thân (25.5%) và thấy việc học không thú vị (23.4%). Trong khi đó, 100 vị phụ huynh được khảo sát cảm thấy lo lắng về con các vấn đề sau: trẻ nhút nhát rụt rè và ngại giao tiếp (51%); trẻ còn ỷ lại vào cha mẹ (45%); không tự giác học tập (45%); chưa biết cách sử dụng tiền hợp lý (45%).

Trong các yếu tố chọn trường được khảo sát, hầu hết phụ huynh đều lựa chọn yếu tố quan trọng nhất là chương trình học thiết thực, cụ thể, đa dạng, hấp dẫn, có mục đích rõ ràng; quan trọng thứ 2 là đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, yêu trẻ, có kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng sống và 2 yếu tố quan trọng thứ 3 đó là học phí hợp lý và nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị. Điều này giúp cho chúng tôi

chú ý đảm bảo các tiêu chí trên khi thiết kế khoá học nhằm đáp ứng mong đợi của các vị phụ huynh và mang đến cho các em môi trường học tập tốt.

Mức sẵn sàng chi trả cho việc học kỹ năng sống của 87% phụ huynh khoảng từ 500,000-1,500,000 đồng. Mức giá này phù hợp với nhóm phụ huynh mục tiêu mà chúng tôi hướng tới phục vụ.

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh một ngôi trường dạy kĩ năng sống cho trẻ em từ 11-15 tuổi tại 3 quận quận 1, quận bình thạnh và quận phú nhuận (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w