SỰ AN TOÀN CỦA KHÁNG SINH

Một phần của tài liệu Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Phần 2 (Trang 28 - 29)

- RCT (nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng) về thời gian dùng kháng sinh (và thay ống thông) đối với những ngƣời bị chấn thƣơng tủy sống và UTI liên quan đến đặt ống thông (Darouiche và cộng sự 2014) không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tác dụng phụ giữa việc không thay ống thông và điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày với thay ống thông và điều trị bằng kháng sinh trong 5 ngày (40,7% so với 64,3%; bằng chứng chất lƣợng thấp).

- Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh xảy ra ở 2 đến 25% số ngƣời dùng kháng sinh, tùy thuộc vào loại kháng sinh đƣợc sử dụng.

- Phản ứng dị ứng với penicillin xảy ra ở 1 đến 10% số ngƣời sử dụng và phản ứng phản vệ xảy ra ở dƣới 0,05%. Những ngƣời có tiền sử dị ứng thể tạng (ví dụ hen suyễn, bệnh chàm và viêm mũi dị ứng) có nguy cơ phản ứng phản vệ với penicillin cao hơn. Những ngƣời có tiền sử mẫn cảm tức thì với penicillin cũng có thể phản ứng với cephalosporin và các kháng sinh beta lactam khác (BNF, tháng 4/2018).

- Nên thận trọng khi sử dụng nitrofurantoin ở những ngƣời bị suy thận. Không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai vì nó có thể gây ra tan máu sơ sinh. Ngƣời lớn (đặc biệt là ngƣời già) và trẻ em đang điều trị dài hạn nên đƣợc theo dõi chức năng gan và các triệu chứng phổi. - Trimethoprim có nguy cơ gây quái thai trong ba tháng đầu của thai kỳ

(tác nhân đối kháng folate) và các nhà sản xuất khuyên nên tránh sử dụng khi mang thai.

- Quinolones thƣờng không đƣợc khuyến nghị ở trẻ em hoặc những ngƣời trẻ tuổi vẫn đang phát triển (BNF, tháng 4/2018).

- Các liều aminoglycoside dựa trên cân nặng và chức năng thận và bất cứ khi nào có thể, việc điều trị không quá 7 ngày (BNF, tháng 4/2018). - Xem tóm tắt về các đặc tính của sản phẩm để biết thông tin về chống

chỉ định, thận trọng và tác dụng phụ của từng loại thuốc.

Một phần của tài liệu Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Phần 2 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)