X quang không chuẩn bị (KUB)
10. KẾT LUẬN VỚI MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ VÀ CẤP ĐỘ KHUYẾN CÁO
Lao niệu sinh dục, cũng nhƣ các dạng lao ngoài phổi khác, đƣợc xếp thành lao nặng với các triệu chứng mơ hồ (Mức độ 3). Bác sĩ Tiết niệu cần
biết nghi ngờ lao niệu khi bệnh nhân có triệu chứng đƣờng tiểu kéo dài mà không có nguyên nhân rõ ràng (Mức độ 4).
Chẩn đoán lao niệu sinh dục chủ yếu dựa vào xét nghiệm tìm phức hợp trực khuẩn lao trong nƣớc tiểu. Trong điều kiện Việt Nam, nên phối hợp cả 3 xét nghiệm nhuộm trực tiếp, phản ứng PCR nƣớc tiểu và cấy nƣớc tiểu (3 - 5 mẫu nƣớc tiểu liên tiếp) trong môi trƣờng đặc hiệu tìm trực khuẩn lao.
Trong giai đoạn sớm của bệnh, thƣờng trên phim UIV có thể thấy những thay đổi ở đài thận. Các tổn thƣơng thận có thể là biến dạng đài thận, đài thận xơ hóa và tắc nghẽn hoàn toàn (đài thận bị cô lập), biến dạng nhiều đài thận, hay phá hủy đài thận hay chủ mô thận nặng. Trong trƣờng hợp nặng, trên UIV có thể thấy biến dạng đài thận, hẹp niệu quản, hay xơ hóa bàng quang (Mức độ 4).
Điều trị nội khoa là điều trị bƣớc một trong lao niệu sinh dục. Thời gian điều trị hiện nay giảm còn 6 tháng trong những trƣờng hợp không phức tạp. Chỉ trong những trƣờng hợp phức tạp (lao tái phát, bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và HIV/Aids) mới cần điều trị 9 - 12 tháng (Cấp độ B).
Đặt stent niệu quản hay mở thận ra da qua da (PCN) sớm ở bệnh nhân hẹp niệu quản do lao có thể làm tăng tỷ lệ mổ tạo hình và làm giảm thận mất chức năng (Mức độ 2a). Trong các tình huống khác, bệnh nhân nên đƣợc điều trị bằng thuốc kháng lao ít nhất 4 tuần trƣớc phẫu thuật (Mức độ 4).
Có thể dùng thông JJ cho tất cả các loại hẹp niệu quản cho nhiều mục đích nhƣ thông nòng sau khi nong, dẫn lƣu nƣớc tiểu trong tiến trình lành bệnh sau điều trị nội khoa hay phẫu thuật và để đánh giá hiệu quả điều trị (Cấp độ B).
Cắt thận đƣợc khuyến cáo khi thận mất chức năng hoàn toàn hay giảm nặng chức năng. (Cấp độ B). Cho dù nƣớc tiểu bệnh nhân vô khuẩn sau hóa trị lao, 50% mẫu mô cắt thận cho thấy có lao tiền triển (Mức độ 3).
Có đến 50 - 75% bệnh nhân lao sinh dục có bất thƣờng đƣờng tiết niệu trên X quang (Mức độ 4). Do đó, nên khảo sát đƣờng tiết niệu của bệnh nhân lao khởi đầu ở mào tinh (Cấp độ B). Cần thám sát sớm nếu bệnh nhân nghi ngờ lao mào tinh hay lao tinh hoàn không đáp ứng nhanh với hóa trị lao (Cấp độ C).
Chẩn đoán viêm lao tuyến tiền liệt có thể do phát hiện tình cờ sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo qua mẫu mô bệnh học (Mức độ 3). Những bệnh nhân này nên đƣợc điều trị bằng thuốc kháng lao (Cấp độ C).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbara A. and Davidson R.N. (2011). Etiology and management of genitourinary tuberculosis. Nature Reviews Urology, vol. 8, pages 678-688. 2. Chang A.H., Blackburn B.G., Hsieh M. (2021). Tuberculosis and Parasitic Infections of the Genitourinary Tract, Campbell-Walsh Urology: 12thEd.,
Elsevier, Copyright © by Elsevier, Inc.
3. Cos L.R., Cockett A.T. (1982). Genitourinary tuberculosis revisited. Urology,
Aug; 2(2), pp. 111-7.
4. Çek M., Lenk S., Naber K.G., Bishop M. C., Johansen T.E.B., Botto H., Grabe M., Lobel B., Redorta J. P., Tenke P. (2005). EAU Guidelines for the management of genitourinary tuberculosis, Eur Urol, pp.353-62. 5. Eastwood J.B. and Corbishley C.M. (2009) Tuberculosis of the kidney and
urinary tract pp.438-449. Tuberculosis: a comprehensive clinical reference. Saunder Elsevier.
6. Fillion A., Koutlidis N., Froissart A., Fantin B. (2014). Prise en charge diagnostique et thérapeutique de la tuberculose urogénitale. Rev Med
Interne, Dec;35(12):808-14.
7. Đỗ Châu Giang (2004). Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam. Hội thảo công tác kháng lao quốc gia, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, tr.1-11.
8. Ghoneim I.A., Rabets J.C., Mawhorter S.D. (2012). Tuberculosis and other opportunistic infections of the genitourinary system.
Campbell - Walsh Urology, 10th Ed. ISBN: 978-1-1460-6911-9,
Copyright© by Saunders, an imprint of Elsevier Inc, pp.468-494.
9. Lê Bá Tung (2001). Điều trị bệnh lao và quản lý theo chiến lƣợc « DOTS ». Phát hiện-chẩn đoán và quản lý điều trị trong chƣơng trình kháng lao quốc gia, bệnh viện Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 28-43.
10. Lenk S., Yasuda M. (2010). Urinary tuberculosis, Urogenital Infections,
Copyright © European Association of Urology (EAU) - International Consultation on Urological Diseases (ICUD). p.864.
11. Murphy D. M., Fallon B., Lane V., O’Flynn J. D. (1982). Tuberculous stricture of ureter, Urology, 20:382.
12. Ngô Gia Hy (2000). Tổng quan về lao niệu sinh dục. Thời sự Y dược học, Hội Y dƣợc học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.68-72.
13. Nguyễn Ngọc Lan (2010) Tình hình bệnh lao năm 2010. Tập huấn về bệnh Lao phổi - Lao ngoài phổi, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2008). Chẩn đoán, kết quả điều trị hẹp niệu quản do lao niệu sinh dục. Luận án Tiến sĩ Y học.
15. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2019). Healing fibrosis in Genitourinary tuberculosis: Myth or Reality? Báo cáo tại HN KHKT lần thứ XVII Hội Tiết niệu - Thận học Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2019.
16. Nguyen Phuc Cam Hoang, Le Van Hieu Nhan, Tran Ngoc Khac Linh, Nguyen Viet Cuong, Vu Le Chuyen (2009) Laparoscopic augmentation ileocystoplasty for tuberculous contracted bladder: report of 2 initial cases. 17th FAUA Annual meeting, June 2009. Congress book, p.76.
17. Nguyen Phuc Cam Hoang, Are tuberculous nonfunctioning kidneys amenable to laparoscopic nephrectomy? (Abstract), Urology 74 (Suppl.
4A), 30th Congress of the Société Internationale d’Urologie,
Nov.2009.S189.
18. Nguyen Phuc Cam Hoang, Vu Le Chuyen (2010). Genitourinary tuberculosis in a developing country (Vietnam): diagnosis and treatment,
Urogenital Infections, Copyright © European Association of Urology (EAU)
- International Consultation on Urological Diseases (ICUD), p.892. 19. Psihramis K. E., Donahoe P. K. (1986). Primary genitourinary
tuberculosis: rapid progression and tissue destruction during treatment, J Urol, 135, pp.1033-6.
20. Singh J.P., Priyadarshi V., Kundu A.K., Vijay M.K., Bera M.K., Pal D.K. (2013). Genito-urinary tuberculosis revisited-13 years' experience of a single centre. Indian J Tuberc., 2013 Jan;60(1):15-22.
21. Tostain J., Gilloz A. (1982). Cancer developpé sur rein mastic tuberculeux. Une nouvelle observation. Ann Urol.,16(4), pp.245-46. 22. Van Vollenhoven P., Heyns C. F., de Beer P. M., Whitaker P., van Helden
P. D., Victor T, (1996). Polymerase chain reaction in the diagnosis of urinary tract tuberculosis, Urol Res, 1996,24,(2), pp.107-11.
23. Wejse C. (2018). Medical treatment for urogenital tuberculosis (UGTB). GMS
Infect Dis 2018 Aug 9;6:Doc04.
24. Whitelaw A.C., Sturm W.A. (2009). Microbiological testing for Mycobacterium tuberculosis. Tuberculosis: A comprehensive clinical reference, 1st Ed., Sauders, pp.169-78.
25. Yazdani M., Shahidi S., Shirani M. (2007). Urinary Polymerase Chain Reaction for Diagnosis of Urogenital Tuberculosis. Urology Journal,Vol.5,(1), pp.46-9.
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
07 Hà Nội, TP. Huế - Điện thoại: 0234.3834486; Fax: 0234.3819886 Website: huph.hueuni.edu.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản Q. Giám đốc: TS. Trần Bình Tuyên
Chịu trách nhiệm nội dung Q. Tổng biên tập: TS. Nguyễn Chí Bảo
Biên tập viên: Tôn Nữ Quỳnh Chi
Biên tập kỹ thuật: Ngô Văn Cƣờng
Trình bày, minh họa: Nguyễn Thị Hồng Đào
Sửa bản in: Mỹ Hạnh
Đối tác liên kết xuất bản
Hội tiết niệu - thận học Thừa Thiên Huế, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Trung ƣơng Huế, 16 Lê Lợi, thành phố Huế