VI KHUẨN NIỆU KHÔNG TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN SUY GIẢM MIỄN DỊCH
CỦA NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU 1 VIÊM NIỆU ĐẠO
1. VIÊM NIỆU ĐẠO
1.1. Đại cƣơng
Viêm niệu đạo thƣờng biểu hiện với những triệu của LUTS và cần phân biệt với các nhiễm khuẩn khác của đƣờng tiết niệu dƣới.
1.2. Tác nhân gây bệnh
Về lâm sàng cần phân biệt viêm niệu đạo do lậu và viêm niệu đạo không do lậu.
Tác nhân gây bệnh bao gồm N. gonorrhoeae, C. trachomatis, Mycoplasma
genitalium và Trichomonas vaginalis. Có những bằng chứng gần đây cho thấy
vai trò của Mycoplasma hominis trong viêm niệu đạo[6]
.
1.3. Đƣờng lây nhiễm và nguyên nhân bệnh sinh
- Tác nhân gây bệnh tồn tại hoặc ở ngoại bào trên lớp biểu mô hoặc thâm nhập vào biểu mô (N. gonorrhoeae và C. trachomatis) và gây
nhiễm khuẩn sinh mủ.
- Từ niệu đạo, chlamydiae và gonococci có thể lan rộng qua đƣờng tiết niệu - sinh dục gây viêm mào tinh hoàn ở nam giới, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung và phần phụ ở phụ nữ. Myc. genitalium cũng có thể gây ra viêm cổ tử cung và viêm vùng chậu ở phụ nữ[2]
.
1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Lâm sàng
Chảy mủ từ niệu đạo, tiểu khó và tiểu buốt là những triệu chứng thƣờng gặp của viêm niệu đạo. Tuy nhiên, một số trƣờng hợp nhiễm khuẩn niệu đạo lại không có triệu chứng.
1.4.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm nhuộm Gram chất tiết từ niệu đạo cho thấy có > 5 bạch cầu trên mỗi vi trƣờng ở vật kính có độ phóng đại lớn (× 1.000) và tìm thấy vi khuẩn lậu nằm trong tế bào ở dạng song cầu Gram âm[5]
(LE: 3, SR: mạnh). Nhuộm Gram là xét nghiệm chẩn đoán nhanh để đánh giá viêm niệu đạo.
- Xét nghiệm sử dụng phƣơng pháp khuếch đại xác nhận axit nucleic (NAATs) để phát hiện N. gonorrhoeae và chlamydia trong các mẫu
nƣớc tiểu (LE: 2, SR: mạnh)[1]. Nuôi cấy vi khuẩn N. gonorrhoeae và chlamydia chủ yếu để đánh giá thất bại điều trị và theo dõi sự phát
triển đề kháng với điều trị hiện tại.
- Khi nghi ngờ có bệnh lây qua đƣờng tình dục ở bệnh nhân viêm niệu đạo, thì cần phải xác định các sinh vật gây bệnh. Trichomonas spp. có thể đƣợc xác định bằng kính hiển vi[3, 8]
.
1.5. Điều trị
- Điều trị kháng sinh phổ rộng ban đầu theo kinh nghiệm, sau đó có thể thay đổi dựa trên kết quả kháng sinh đồ[4, 7]. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nên dựa trên dữ liệu vi sinh tại địa phƣơng [SR: mạnh].
Bảng 11.1. Hướng dẫn lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm niệu đạo [SR: mạnh]
Tác nhân Lựa chọn đầu tiên
Liều dùng
và thời gian Phác đồ thay thế
N. gonorrhoeae
Ceftriaxone +
Azithromycine
1g IM, liều duy nhất
1 - 1,5g, uống, liều duy nhất Cefixime 400mg, uống, liều duy nhất + Azithromycine 1 - 1,5g, uống, liều duy nhất Không do N. gonorrhoeae (không xác định) Doxycycline 100mg, uống, 2 lần/ngày 7 - 10 ngày Azithromycin 0,5g, uống, ngày 1. 250mg, uống, 2 - 5 ngày. Chlamydia trachomatis Azithromycin Azithromycin 1 - 1,5g, uống, liều duy nhất Doxycycline 100mg, uống, 2 lần/ngày, 7 ngày Mycoplasma genitalium Azithromycin Ngày 1: Azithromycin 0,5g, uống Ngày 2 - 5: 250mg, uống. Moxifloxacine 400mg, uống, 10 - 14 ngày
Tác nhân Lựa chọn đầu tiên
Liều dùng
và thời gian Phác đồ thay thế
Ureaplasma urealyticum Doxycycline 100 mg, uống, 2 lần/ngày 7 - 10 ngày Azithromycine, 1 - 1,5 g, uống, liều duy nhất, hoặc Clarithromycin 500mg, uống 2 lần/ngày, 7 ngày Trichomonas vaginalis
Metronidazole 2g, uống, liều duy nhất
Nếu đề kháng, 4g, 3 - 5 ngày
- Ở phụ nữ mang thai, fluoroquinolones và doxycycline chống chỉ định, do đó, bên cạnh azithromycin và clarithromycin, có thể dùng phác đồ amoxicillin 500 mg x 3 lần/ngày trong 7 ngày.
- Nếu điều trị không thành công, cần xem xét điều trị nhiễm T. vaginalis và/hoặc Mycoplasma với sự kết hợp của metronidazole (2 g uống liều duy nhất) và azythromycin (ngày 1 uống 500 mg, ngày 2 - 5 uống 250 mg/ngày).
- Vẫn nhƣ trong điều trị các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục khác, cần thiết phải điều trị cho bạn tình.
1.6. Theo dõi
- Nên tái khám bệnh nhân nếu các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát sau khi đã kết thúc điều trị.
- Bệnh nhân nên đƣợc hƣớng dẫn để kiêng giao hợp cho đến 7 ngày sau khi điều trị đƣợc bắt đầu, và bạn tình của họ đã đƣợc điều trị đầy đủ.
- Những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán có một bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục mới nên đƣợc xét nghiệm để tìm thêm các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục khác, bao gồm giang mai và HIV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Centers for Disease Control and Prevention (2014). "Recommendations for the laboratory-based detection of Chlamydia trachomatis and Neisseria gonorrhoeae--2014", MMWR Recomm Rep, 63(RR-02), 1-19. 2. Haggerty C. L., Gottlieb S. L., Taylor B. D., Low N., Xu F.,Ness R. B.
(2010). "Risk of sequelae after Chlamydia trachomatis genital infection in women", J Infect Dis, 201 Suppl 2, S134-55.
3. Horner P. J., Blee K., Falk L., van der Meijden W.,Moi H. (2016). "2016 European guideline on the management of non-gonococcal urethritis", Int
J STD AIDS, 27(11), 928-37.
4. Kirkcaldy R. D., Harvey A., Papp J. R., Del Rio C., Soge O. O., Holmes K. K., Hook E. W., 3rd, Kubin G., Riedel S., Zenilman J., Pettus K., Sanders T., Sharpe S.,Torrone E. (2016). "Neisseria gonorrhoeae Antimicrobial Susceptibility Surveillance - The Gonococcal Isolate Surveillance Project, 27 Sites, United States, 2014", MMWR Surveill Summ, 65(7), 1-19.
5. Swartz S. L., Kraus S. J., Herrmann K. L., Stargel M. D., Brown W. J.,Allen S. D. (1978). "Diagnosis and etiology of nongonococcal urethritis", J Infect Dis, 138(4), 445-54.
6. You C., Hamasuna R., Ogawa M., Fukuda K., Hachisuga T., Matsumoto T.,Taniguchi H. (2016). "The first report: An analysis of bacterial flora of the first voided urine specimens of patients with male urethritis using the 16S ribosomal RNA gene-based clone library method", Microb Pathog,
95, 95-100.
7. Yuan Z., He C., Yan S., Ke Y.,Tang W. (2016). "Randomized controlled clinical trial on the efficacy of fosfomycin trometamol for uncomplicated gonococcal urethritis in men", Clin Microbiol Infect, 22(6), 507-12. 8. Workowski Kimberly A.Bolan Gail A. (2015). "Sexually Transmitted
Disease Treatment Guidelines": Centers for Disease Control and Prevention.