Trợ lý kiểm toán viên và những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 35)

trợ lý kiểm toán viên

2.2.1. Trợ lý kiểm toán viên

Trợ lý KTV là những người cùng tham gia nhóm kiểm toán nhưng chưa có chứng chỉ KTV (Chính phủ, 2005).

Các trợ lý KTV sẽ làm việc dưới sự giám sát của một KTV. Công việc của một trợ lý KTV bao gồm làm việc với trưởng nhóm kiểm toán, có trách nhiệm hỗ trợ thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác tới khách hàng, tham gia chương trình đào tạo và phát triển của công ty. Trợ lý KTV sẽ tham gia vào nhóm kiểm toán, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng, hoàn thành giấy tờ làm việc, lưu trữ bằng chứng kiểm toán trước khi kết thúc cuộc kiểm toán. Các trợ lý KTV phải tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và các chuẩn mực, thông tư có liên quan. Cụ thể, họ phải hỗ trợ trưởng nhóm kiểm toán đối chiếu các chứng từ, đánh giá các thủ tục và quy trình khác nhau trong cuộc kiểm toán. Trợ lý KTV phải đảm bảo sự đúng đắn trong kiểm soát kiểm toán và tuân thủ ở tất cả các cấp và bộ phận trong tổ chức.

Họ kiểm tra tính chính xác của các thủ tục chính sách đang được tuân theo trong các phòng ban khác nhau; chỉ ra những thiếu sót trong các chính sách và thủ tục và thông báo cho trưởng nhóm kiểm toán trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, trợ lý KTV cần duy trì cơ sở dữ liệu bao gồm các báo cáo khác nhau cần phải nộp cho mỗi KTV một cách thường xuyên. Đảm bảo tuân thủ tất cả các thủ tục và chính sách kiểm toán được quy định bởi tổ chức và các pháp luật, chế độ, chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan. Theo dõi kiểm toán thuế hàng năm và đối chiếu thông tin vào các thủ tục kiểm toán khác. Xác minh các báo cáo tài chính khác nhau như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài sản và nợ và báo cáo vốn chủ sở hữu hàng quý và nộp báo cáo cho trưởng nhóm kiểm toán. Ngoài việc cung cấp các đề xuất để cải thiện định kỳ cần đảm bảo tuân thủ quy định trong kiểm soát gian lận có sẵn trong tổ chức. Như vậy, công việc của một trợ lý KTV mang nhiều thách thức và họ phải chịu trách nhiệm hoàn thành theo chỉ dẫn của trưởng nhóm kiểm toán.

Yêu cầu đối với một trợ lý KTV bao gồm trình độ chuyên môn phù hợp, nền tảng chuyên ngành kế toán, kiểm toán, kinh tế là lợi thế. Trợ lý KTV cần có tư duy logic, có kỹ năng tổ chức, sắp xếp, lập kế hoạch; có khả năng học tập hiệu quả và tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, chia sẻ kiến thức và làm việc nhóm, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác; am hiểu các

chuẩn mực, chế độ và pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế. Ngoài ra, sử dụng máy vi tính thành thạo, thành thạo tiếng Anh, đặc biệt kĩ năng nói và viết là một trong những điều kiện tiên quyết cho vị trí trợ lý KTV tại Big4.

2.2.2. Những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên

2.2.2.1. Những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp

Quyết định nghỉ việc là một hành động có ý thức, có cân nhắc khi rời khỏi tổ chức hiện tại (Tett & Meyer, 1993, trang 262).

Quyết định nghỉ của nhân viên liên quan đến rất nhiều lý do, mà một trong số đó có những trường hợp mà tổ chức không thể tác động được như trường hợp về hưu, gia đình nhân viên chuyển đi xa hay quyết định rời bỏ công việc hiện tại chỉ để ở nhà chăm lo cho gia đình họ. Một số nguyên nhân khiến nhân viên quyết định nghỉ việc mà tổ chức hoàn toàn có thể can thiệp vào như: Sự lãnh đạo yếu kém của người đứng đầu; cơ hội phát triển, học hỏi bị hạn chế; lương, thưởng không xứng đáng với năng lực, kết quả làm việc của nhân viên; áp lực công việc quá lớn;… (Accenture, 2001; Jardine và Amig, 2001).

Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyết định nghỉ việc của nhân viên và những hành động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức (Wagar, 2003) cho rằng những nhân viên trong tổ chức hầu như ít nghỉ việc hơn nếu tổ chức ghi nhận giá trị đóng góp của họ (ví dụ như cơ hội thăng tiến, các khoản chi trả thù lao, chương trình ghi nhận nhân viên chính thức,…) cùng với hệ thống chia sẻ thông tin giữa nhân viên với nhân viên và giữa nhân viên với lãnh đạo, sự đoàn kết nhóm trong giải quyết vấn đề và các cơ hội đào tạo. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có sự nhận thức lớn của nhân viên về các chính sách giữ nhân viên của tổ chức và nghiên cứu cũng đã cung cấp bằng chứng cho rằng những nhân viên lớn tuổi và có thâm niên cao trong tổ chức thì thường ít có dự định chuyển đổi công việc.

Việc nhân viên nghỉ việc đặt ra nhiều vấn đề lớn cho doanh nghiệp và các tổ chức. Nếu vấn đề không được xử lý kịp thời, các nhân viên, đặc biệt là những nhân viên chủ chốt nghỉ việc có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một trong số đó là ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng. Các doanh nghiệp khó có thể tuyển được nguồn nhân lực chất lượng thay thế những nhân viên đã nghỉ việc. Những nhân viên giỏi rời đi có thể làm việc cho đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp và tổ chức này. Đây là tổn thất nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc. Các doanh nghiệp và tổ chức mất thời gian cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới về văn hóa, cách thức và quy trình làm việc.

Để thiết lập các mối quan hệ, họ cần khoảng thời gian tương đối lớn, điều này cho phép đối thủ cạnh tranh có được những lợi thế trong ngắn hạn.

Mặt khác, việc nhân viên này nghỉ việc còn ảnh hưởng tới tâm lý của những nhân viên khác về ý định gắn bó lâu dài với tổ chức. Khi một nhân viên nghỉ việc, những đồng nghiệp khác thường cảm thấy không yên tâm về tương lai của chính bản thân họ. Các nhân viên đó sẽ đặt câu hỏi về tương lai lâu dài của mình trong doanh nghiệp, tổ chức, liệu họ có nên nghỉ việc, làm việc ở một nơi khác tốt hơn hay không. Thêm vào đó là sự gia tăng về áp lực, khối lượng công việc. Khối lượng công việc nhiều hơn do họ phải đảm nhận thêm các nhiệm vụ mà nhân viên nghỉ việc từng làm.

Quyết định nghỉ việc của nhân viên còn tác động đến nhà quản lý - những người kiểm soát hoạt động và chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu suất của doanh nghiệp. Khi một nhân viên nghỉ việc, nhà quản lý phải xác định ai có thể thay thế vị trí của nhân viên đó, đồng thời đưa ra các chiến lược phù hợp để bù đắp vào sự ra đi của họ. Vấn đề liên tục tuyển dụng và đào tạo những người lao động mới trở thành điểm yếu làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Sự biến động nhân sự làm tổn hại và tạo ra chi phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình tuyển dụng, đào tạo. Rất nhiều trong số các nhân viên giỏi nghỉ để làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, chi phí trước, trong, sau quá trình tuyển dụng là gánh nặng lớn của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, các ứng viên là sinh viên mới ra trường khiến công ty mất rất nhiều chi phí đào tạo mà không chắc chắn về kết quả.

2.2.2.2. Những vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên

Quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV là quyết định rời bỏ công việc làm trợ lý KTV hiện tại.

Trợ lý KTV nghỉ việc gây ra vấn đề thiếu nhân sự trong các cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong mùa bận từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này đòi hỏi các thành viên trong cuộc kiểm toán, bao gồm cả trợ lý KTV làm việc với cường độ cao, làm thêm giờ, đi công tác thường xuyên và có rất ít thời gian cho các việc cá nhân. Một trợ lý KTV nghỉ việc khiến cuộc kiểm toán vốn đã áp lực càng thêm áp lực, khối lượng công việc lớn trong khi số lượng nhân sự trong cuộc kiểm toán giảm đi đặt áp lực lớn đến các nhân viên khác.

Trợ lý KTV đa phần là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, khi công ty kiểm toán đã đào tạo nhưng một thời gian ngắn sau đó họ nghỉ ngang khiến chất lượng

nguồn nhân lực khó có thể đảm bảo. Nếu quá nhiều trợ lý KTV nghỉ việc dẫn tới giảm năng lực của nhóm kiểm toán và là mối đe dọa tiềm tàng tới chất lượng kiểm toán.

Việc tuyển dụng liên tục và nhiều gây mất thời gian, tốn kém chi phí tuyển dụng, đào tạo, sự xáo trộn trong cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty kiểm toán. Hàng loạt các chi phí trong khâu đăng tuyển, quảng bá hình ảnh công ty, tiền lương cho bộ phận tuyển dụng, chi phí đào tạo những sinh viên mới ra trường để làm quen với cách thức làm việc của trợ lý KTV,... là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Các chi phí này được kỳ vọng sẽ dần được lấy lại khi các trợ lý KTV tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thời gian làm việc ngắn, quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV sẽ khiến các chi phí đó bị tổn thất không thể bù đắp được.

2.3. Đặc trưng của ngành Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên

Quá trình hình thành và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam có những điểm nổi bật, khác với các nước trên thế giới, cụ thể như sau:

Ngành kiểm toán đã được xuất hiện và phát triển cách đây hàng thế kỉ trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán mới được bắt đầu hình thành từ năm 1991, hoạt động này được ra đời kể từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy xuất hiện muộn, nhưng ngành kiểm toán Việt Nam lại được thừa hưởng những thành quả, những kinh nghiệm mà ngành kiểm toán thế giới đã phải mất hàng trăm năm mới xây dựng được. Đó là những kỹ thuật kiểm toán, những kỹ năng cung cấp dịch vụ và đặc biệt là hệ thống các chuẩn mực kiểm toán. Mặc dù vậy, điều này lại khiến cho ngành kiểm toán Việt Nam thiếu kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực tư vấn, kinh doanh kiểm toán, các công ty kiểm toán Việt Nam cũng bị đánh giá yếu kém và chưa xác lập được uy tín so với các công ty trong lĩnh vực kiểm toán ở nước ngoài. Đặc điểm của ngành yêu cầu rất cao về năng lực cũng như trình độ của KTV để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước và ngoài nước, nhưng phần lớn các trợ lý KTV Việt Nam lại chưa đáp ứng đủ tiêu chí cũng như yêu cầu về công việc, điều này cũng tạo ra một áp lực không nhỏ dẫn đến những quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại các công ty kiểm toán.

Do xuất phát điểm thấp nên hoạt động kiểm toán chưa được chuyên nghiệp, quy mô thị trường còn nhỏ bé. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, ngành kiểm toán Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định cả về mặt lượng và chất, mở ra một trang mới

cho ngành, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách công khai, bình đẳng, và thông tin được minh bạch hóa, tạo dựng thói quen cho các doanh nghiệp về sử dụng dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn, khiến hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng tài chính. Nhưng đó chỉ là thành quả ban đầu. Trên thực tế, ngành vẫn còn tồn tại rất nhiều những điểm yếu, xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài của ngành. Hoạt động kiểm toán sau nhiều năm kế thừa, phát triền nhưng vấn còn hạn chế và còn kém chất lượng, bao gồm cả hoạt động kiểm toán và tư vấn. Ngành kế toán – kiểm toán tại Việt Nam thâm hụt cả về chất lượng lẫn số lượng những người hành nghề kế toán, KTV. Tính đến năm 2016, nhân lực kế toán, KTV có chứng chỉ hành nghề chỉ chiếm 2% trong số 196 nghìn kế toán, KTV. Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán – kiểm toán cũng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, thị trường kiểm toán vẫn còn quá nhỏ bé, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành. Thị trường nhỏ bé khiến cho số nhân sự làm trong các công ty kiểm toán cũng rất hạn chế. Điều này làm gia tăng áp lực về việc tìm kiếm việc làm và mức thu nhập nhận được của các trợ lý KTV.

Hoạt động kiểm toán bị can thiệp quá sâu bởi Nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, các chuẩn mực và hệ thống kế toán – kiểm toán đối với các KTV và công ty kiểm toán được ban hành bởi các Hiệp hội công chứng kế toán, các Hội nghề nghiệp hay cơ quan Nhà nước có liên kết với các Hiệp hội này. Chứng chỉ nghề nghiệp, chứng chỉ hành nghề kiểm toán cũng được cấp và đào tạo bởi Hội nghề nghiệp này. Nhưng tại Việt Nam, Bộ Tài chính đảm nhận từ ban hành chuẩn mực, cấp chứng chỉ hành nghề, cho đến quản lý các KTV và công ty kiểm toán. Sự khác biệt giữa hoạt động kiểm toán tại Việt Nam so với thế giới có thể xuất phát từ mục đích ban đầu hình thành hoạt động kiểm toán độc lập. Đó là đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các hoạt động có vốn đầu tư tư nhân theo yêu cầu của các nhà quản lý Nhà nước, chứ không phải được hình thành trên việc cung cấp thông tin hữu ích để đáp ứng nhu cầu sử dụng từ phía các bên có liên quan. Trong khi đó, VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accounts) – Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam lại không thể hiện được vai trò của mình trong việc quản lý những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ “chuyển giao cho hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán” (Bộ Tài chính, 2005). Theo đó, lộ trình chuyển giao hoàn tất vào năm 2007. Song “từ năm 2008, hiệp hội nghề nghiệp phối hợp Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cùng ký tên trên chứng chỉ KTV, chứng chỉ nghề nghiệp kế toán”. Rõ ràng,

quả đó là một sự “chuyển giao có kiểm soát”. Việc tuyển dụng nhân sự và thi các chứng chỉ nghề nghiệp phải thông qua hai cơ quan khiến cho các trợ lý KTV ngày càng căng thẳng về việc thi để nhận được cách chứng chỉ nghề nghiệp cần thiết.

Kiểm toán là một ngành đặc thù, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định, bởi vậy những áp lực đặt lên họ càng nhiều. Nhân viên luôn phải đối diện với nhiều áp lực như: sự đào thải khắc nghiệt của nghề; áp lực về thời gian, kiến thức, trình độ công nghệ và đặc biệt là áp lực giữ chân khách hàng. Các trợ lý KTV khi mới vào nghề sẽ gặp khó khăn khi gặp những áp lực này. Sự đào thải nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán diễn ra thường xuyên đòi hỏi các trợ lý KTV phải cập nhật từng ngày các văn bản pháp lý của Nhà nước cũng như học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để mong tiến xa hơn trong con đường nghề nghiệp tương lai. Kiểm toán được đánh giá là một nghề hấp dẫn nhưng cũng rất áp lực, cần nhiều kĩ năng và kinh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)