3.3.5.1. Phân tích dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được nhóm nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá để từ đó lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp nhất.
3.3.5.2. Phân tích dữ liệu sơ cấp
Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS với các bước cụ thể như sau:
- Mã hóa dữ liệu: Để thuận tiện cho quá trình phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hóa dữ liệu như sau: (0) biểu thị cho “Nữ”, (1) biểu thị cho “Nam”.
- Thống kê các đặc điểm của mẫu quan sát: Các yếu tố thuộc nhân khẩu học được kết hợp quan sát gồm: độ tuổi, giới tính, những người đang làm trợ lý KTV và những người đã từng làm trợ lý KTV.
- Đánh giá thang đo
- Kiểm định giá trị của các biến - Kiểm định hệ số tương quan
THỰCTRẠNGVỀCÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNQUYẾT ĐỊNHNGHỈVIỆCCỦATRỢLÝKIỂMTOÁNVIÊNTẠIVIỆTNAM 4.1. Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam trong năm 2019
4.1.1. Số lượng các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam
Tính đến thời điểm ngày 01/01/2020, tại Việt Nam có 193 doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (Bộ Tài chính, 2020), trong đó có 4 công ty kiểm toán lớn là: KPMG, PwC, EY và Deloitte. Trong số này có 83 công ty kiểm toán có chi nhánh. Đa số các công ty chỉ có 1 - 2 chi nhánh, tuy nhiên một số công ty khác thành lập khá nhiều chi nhánh như: Thăng Long TDK (08 chi nhánh), ASCO (05 chi nhánh), CPA Hà Nội (06 chi nhánh).
Biểu đồ 4.1: Số lượng trụ sở chính của các doanh nghiệp kiểm toán năm 2018 (Theo CPA.VN)
4.1.2. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty kiểm toán
Hiện tại, các dịch vụ được các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam cung cấp bao gồm: (1) Kiểm toán Báo cáo tài chính; (2) Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; (3) Soát xét Báo cáo tài chính; (4) Dịch vụ kế toán; (5) Tư vấn thuế; (6) Thẩm định giá; (7) Tư vấn khác (tài chính, quản lý, nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT); (8) Dịch
vụ đào tạo; (9) Dịch vụ khác. Trong đó, các dịch vụ số (1), (2) và (3) ở trên được gọi chung là dịch vụ kiểm toán (audit), các dịch vụ còn lại có thể gọi là phi kiểm toán (non - audit). Năm 2018, tỷ lệ doanh thu từ cung cấp dịch vụ kiểm toán/phi kiểm toán là 61%/39%, tỷ lệ này ở năm 2017 là 64%/36%. Như vậy, dịch vụ phi kiểm toán đang dần được các công ty kiểm toán chú trọng với mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn và đã xuất hiện sự chuyển dịch cơ cấu trong doanh thu từ dịch vụ kiểm toán sang dịch vụ phi kiểm toán. Trong các dịch vụ phi kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế và tư vấn tài chính khác chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là 16% và 15%. Doanh thu của các dịch vụ này chủ yếu đến từ các Công ty Big4.
4.1.3. Số lượng nhân viên trong các công ty kiểm toán
Bảng 4.1: Top 10 công ty kiểm toán có số lượng nhân viên nhiều nhất tại Việt Nam
STT Số hiệu Tên công ty Số lượng nhân viên chuyên
nghiệp
Tỷ trọng nhân viên chuyên
nghiệp 1 004 Công ty TNHH Emst & Young
Việt Nam
1.168 10,18%
2 001 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
877 7,64%
3 006 Công ty TNHH PwC Việt Nam 750 6,54% 4 007 Công ty TNHH KPMG 525 4,58%
5 002 Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
409 3,56%
6 008 Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C
394 3,43%
7 026 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam
251 2,19%
8 068 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
202 1,76%
9 045 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K
10 177 Công ty TNHH Mazars Việt Nam
165 1,44%
Từ Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 của Bộ Tài chính được CPA.VN tổng hợp và phân tích, tính đến ngày 31/12/2018, có 3.784 người có chứng chỉ KTV làm việc tại Việt Nam trong các công ty kiểm toán, tăng 8,17% so với năm 2017 (2.083 người), trong đó có 2.160 người Việt Nam và 27 người nước ngoài; 2.037 KTV hành nghề đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán, chiếm khoảng 40% tổng số người được cấp chứng chỉ KTV đến nay (5.080 người). Tính đến ngày 02/03/2020, có 2218 KTV hành nghề được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đăng kí hành nghề kiểm toán (Bộ Tài chính, 2020).
Tổng số lượng nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp tại 174 công ty kiểm toán được thống kê là 11.475 người, trong đó đứng đầu vẫn là các công ty Big4 (chiếm 28.93% số lượng nhân viên chuyên nghiệp toàn ngành). Số lượng các nhân viên còn lại là các trợ lý KTV. Điều này cho thấy số lượng trợ lý KTV hiện nay đang làm việc trong các công ty Kiểm toán chiếm số lượng khá lớn. Vì vậy, quyết định nghỉ việc của các trợ lý KTV ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các công ty kiểm toán.
4.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty kiểm toán
Theo số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Bộ Tài chính được CPA.VN phân tích, tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty kiểm toán năm 2018 đạt 259.247,59 triệu đồng, tăng 76% so với kết quả 147.117,40 triệu đồng của năm 2017. Mức tăng trưởng này giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của các công ty kiểm toán năm 2018 tăng lên mức 3,33%, tỷ suất này năm 2017 là 2,27%. Tỷ suất này năm 2018 tăng 1,06% so với năm 2017.
Doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về các công ty kiểm toán thuộc Big4, dưới đây là danh sách top 10 công ty kiểm toán có doanh thu/khách hàng cao nhất tại Việt Nam. Vì vậy, áp lực công việc của các nhân viên trong các công ty này rất lớn, do số lượng khách hàng và dịch vụ cần cung cấp nhiều mà số lượng nhân viên có giới hạn. Việc có dcó thị phần trên thị trường được các công ty kiểm toán rất quan tâm, vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên của họ cũng phải làm việc, cống hiến hết mình và tiến bộ từng ngày. Tuy nhiên điều đó cũng đặt ra các áp lực khiến có thể các trợ lý KTV nghĩ đến việc từ bỏ công việc hiện tại.
Bảng 4.2: Doanh thu của các công ty kiểm toán năm 2018
STT Tên công ty Số lượng khách hàng Tổng doanh thu (triệu đồng) Doanh thu/ khách hàng (triệu đồng) 1 Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam
2.172 1.137.208 524
2 Công ty TNHH Emst & Young Việt Nam
2.638 1.256.876 476
3 Công ty TNHH PwC Việt Nam 2.180 1.033.629 474 4 Công ty TNHH KPMG 1.594 496.177 311
5 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Anh
75 22.685 302
6 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Kiểm toán FPF
17 4.830 284
7 Công ty TNHH Mazars Việt Nam
405 113.051 279
8 Công ty TNHH Kiểm toán An Việt
487 123.863 254
9 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Hà Nội
15 3.767 251
10 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán Hà Nội
26 6.212 239
4.1.5. Triển vọng về nhân lực của ngành kiểm toán trong năm 2019
Theo dự báo của VietnamWorks - trang tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, trong danh sách top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2019 có nghề kế toán, kiểm toán, ... Sự trở lại này đã đánh dấu gần 10 năm vắng bóng trong nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của nghề kế toán, kiểm toán. “Sự chuyển biến này là bình thường bởi căn cứ vào kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp cũng như dự báo nhu cầu thị trường trong năm tới” - đại diện VietnamWorks lý giải. Đến nay, nghề kế toán/kiểm toán vẫn nằm trong danh sách nghề được sinh viên lựa chọn học do lương cao và tương lai có khả năng
tìm được việc làm trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Và các sinh viên đang đào tạo trong ngành kế toán - kiểm toán khá đông nên nguồn nhân lực cung cấp ra thị trường trong tương lai rất dồi dào.
4.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam
Trong thời gian từ ngày 07/02/2020 đến ngày 30/03/2020, nhóm nghiên cứu đã thu thập được 168 câu trả lời. Sau khi tiến hành xem xét, kiểm tra nhóm nghiên cứu đã loại bỏ 3 câu trả lời không hợp lệ do thông tin không đáng tin cậy, tương ứng với 1,79% tổng số câu trả lời thu về. Số câu trả lời hợp lệ, đạt tiêu chuẩn với đầy đủ các thông tin và độ tin cậy cao là 165, chiếm 98,21% trên tổng số phiếu thu thập được.
4.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.3: Cấu trúc mẫu theo giới tính (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)
Giới tính Nam Nữ Tổng
Số lượng (người) 65 100 165
Tỷ lệ (%) 39,39 60,61 100
Đối tượng được khảo sát của bài nghiên cứu là tất cả các trợ lý KTV, những người từng là trợ lý KTV nhưng nay đã nghỉ việc. Về cơ cấu giới tính, nữ giới chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nam giới. Dữ liệu thu về cho thấy có 65 người thuộc giới tính nam, 100 người thuộc giới tính nữ, lần lượt tương ứng chiếm 39,39%, 60,61% trên tổng số 165 mẫu nghiên cứu.
Bảng 4.4: Cấu trúc mẫu theo độ tuổi (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)
Độ tuổi (tuổi) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Dưới 22 4 2,42
Từ 22 - 27 125 75,76
Từ 27 - 31 27 16,36
Tổng 165 100
Về độ tuổi, các phiếu khảo sát thu thập được cho thấy cơ cấu mẫu tương đối đa dạng, mức tuổi trung bình của mẫu là 25,5 tuổi, độ tuổi thấp nhất của trợ lý KTV là 21, cao nhất là 41 tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kiểm toán nói chung và trợ lý KTV nói riêng tại Việt Nam. Các mẫu hợp lệ thu thập được tập trung ở độ tuổi từ 22 đến dưới 27 tuổi, chiếm 75,76%, theo sau đó là nhóm có độ tuổi 27 đến dưới 31 tuổi và nhóm dưới 22 tuổi.
Bảng 4.5: Thông tin chung khác về mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)
Đặc điểm Mẫu nghiên cứu n = 165 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Cao đẳng 3 1,82 Đại học 145 87,88 Sau đại học 17 10,30 Tổng 165 100,00 Nền tảng chuyên ngành
Kế toán - kiểm toán 143 86,67
Khác 22 13,33
Tổng 165 100,00
Có 77 46,67
Đang sở hữu/học chứng chỉ hành nghề kế toán - kiểm toán
Tổng 165 100,00 Đã từng/đang là trợ lý KTV Đang là trợ lý KTV 84 50,91 Đã từng là trợ lý KTV 81 49,09 Tổng 165 100,00 Nơi làm trợ lý KTV Big4 61 36,97 Non - big 104 63,03 Tổng 165 100,00
Số năm kinh nghiệm
0 - 2 năm 94 56,97
2 - 5 năm 58 35,15
Trên 5 năm 13 7,88
Tổng 165 100,00
Mức thu nhập khi đang là trợ lý KTV 3 - 6 triệu đồng 35 21,21 6 - 10 triệu đồng 79 47,88 Trên 10 triệu đồng 51 30,91 Tổng 165 100,00 Độc thân 144 87,27
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 21 12,73
Tổng 165 100,00
Bên cạnh đó, những người từng là trợ lý KTV có độ tuổi trung bình (26,9 tuổi) cao hơn những người đang làm trợ lý KTV (24,1 tuổi). Số lượng mẫu có năm kinh nghiệm 0 - 2 năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn (56,97%). Đa số các mẫu thu thập được đều có trình độ đại học (87,88%), nền tảng chuyên ngành kế toán - kiểm toán (86,67%), tình trạng hôn nhân chủ yếu là độc thân (87,27%). Trong số các mẫu hợp lệ, có 61 người đã hoặc đang làm việc tại Big4, chiếm 36,97%. Số lượng người là trợ lý KTV làm việc tại Big4 và Non Big4 đã nghỉ việc lần lượt là 22 và 59 người, tương ứng với tỷ lệ 27,16% và 72,84% trên tổng số 81 trợ lý KTV đã nghỉ việc. Điều này cho thấy trợ lý KTV tại Big4 có xu hướng nghỉ việc ít hơn so với các công ty kiểm toán độc lập khác.
4.2.2. Đánh giá thang đo
4.2.2.1. Kiểm định dạng phân phối của các thang đo
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các thang đo (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
N Minim um Maxim um Mean Std. Deviati on Skewness Kurtosis Statist ic Statisti c
Statistic Statistic Statisti c Statist ic Std. Error Statistic Std. Error CS1 165 1 5 3,38 0,953 - 0,405 0,189 - 0,250 0,376 CS2 165 1 5 3,27 0,982 - 0,246 0,189 - 0,299 0,376 CS3 165 1 5 3,49 0,935 - 0,495 0,189 - 0,080 0,376
CS4 165 1 5 3,15 1,066 - 0,050 0,189 - 0,571 0,376 CS5 165 1 5 3,07 1,045 - 0,277 0,189 - 0,526 0,376 QL1 165 1 5 3,68 0,994 0,713 0,189 0,155 0,376 QL2 165 1 5 3,45 0,965 0,346 0,189 0,160 0,376 QL3 165 1 5 3,77 0,915 - 0,735 0,189 0,465 0,376 LV1 165 2 5 3,65 0,888 - 0,213 0,189 - 0,648 0,376 LV2 165 2 5 3,66 0,914 - 0,243 0,189 - 0,714 0,376 LV3 165 2 5 3,64 0,827 - 0,084 0,189 - 0,529 0,376 LV4 165 2 5 3,72 0,838 - 0,190 0,189 - 0,528 0,376 LV5 165 1 5 3,72 0,838 - 0,316 0,189 - 0,084 0,376 LT1 165 1 5 3,11 1,054 - 0,126 0,189 - 0,585 0,376 LT2 165 1 5 2,83 1,113 - 0,061 0,189 - 0,752 0,376
LT3 165 1 5 2,93 1,135 0,094 0,189 - 0,691 0,376 DK1 165 1 5 3,66 0,815 - 0,394 0,189 0,088 0,376 DK2 165 1 5 3,95 0,899 - 0,555 0,189 - 0,184 0,376 DK3 165 1 5 3,84 0,919 - 0,574 0,189 0,039 0,376 DK4 165 1 5 4,54 0,703 - 1,742 0,189 3,920 0,376 HL1 165 1 5 3,73 0,906 - 0,476 0,189 - 0,251 0,376 HL2 165 1 5 3,72 1,034 - 0,793 0,189 0,310 0,376 HL3 165 1 5 3,47 1,068 - 0,399 0,189 - 0,812 0,376 NT1 165 1 5 2,87 1,025 - 0,154 0,189 - 0,578 0,376 NT2 165 1 5 3,09 1,005 - 0,038 0,189 - 0,420 0,376 NT3 165 1 5 2,45 1,079 0,222 0,189 - 0,782 0,376 QD1 165 1 5 3,41 0,969 - 0,054 0,189 - 0,664 0,376
QD2 165 1 5 3,07 1,051 0,204 0,189 - 0,644 0,376 QD3 165 1 5 3,10 0,951 0,148 0,189 - 0,542 0,376 QD4 165 1 5 3,15 1,032 0,109 0,189 - 0,640 0,376 Valid N (listw ise) 165
Qua kết quả tổng hợp từ Bảng 4.6: Thống kê mô tả các thang đo cho thấy: các giá trị nhỏ nhất (Minimum) và lớn nhất (Maximum) của các thang đo nằm trong khoảng từ 1 đến 5 chứ không có giới hạn về mặt biến động đối với các thang đo được sử dụng. Các giá trị này biến động quanh giá trị cân bằng 3,42. Giá trị sai số chuẩn của các biến đa số không lớn, biến động quanh 1,045. Thêm vào đó, giá trị tuyệt đối của hệ số lệch Skewness đều nhỏ hơn 3 và giá trị tuyệt đối của hệ số nhọn Kurtosis đều nhỏ hơn 5, đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng các thang đo có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích ở phần tiếp theo.
4.2.2.2. Độ tin cậy của thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo là kiểm định xem thang đo có phù hợp với các biến tương ứng hay không. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo khi tiến hành phân tích khảo sát.
Đánh giá bằng Cronbach’s Alpha: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ chặt chẽ của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1] và hệ số này càng lớn thì thang đo càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn 0,95 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, nhiều câu trong thang đo có ý nghĩa giống nhau hoặc chúng cùng đo lường một nội dung trong các khái niệm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
Từ 0.7 đến 0,8: thang đo sử dụng được
Từ 0,6 đến 0,7: thang đo có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu
Loại biến rác:
Loại biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 đối với thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7
Loại biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 đối với thang đo được chấp