Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 78 - 85)

4.2.5.1. Kiểm định mô hình với các biến phụ thuộc

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 trên tổng cộng 165 phiếu khảo sát hợp lệ thu thập được để phân tích hồi quy tuyến tính về quyết định nghỉ việc của các trợ lý KTV tại Việt Nam dựa trên phương pháp Linear Regression.

Phương trình hồi quy

Y = Hằng số + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + eY

Trong đó: Xi là biến độc lập

Bi là hệ số chưa chuẩn hóa của Xi

eY là sai số ngẫu nhiên của phương trình

Mô hình hồi quy tìm hiểu tác động đối với “Quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam” dựa trên 5 biến độc lập là “Chính sách phát triển sự nghiệp”, “Cấp quản lý”, “ Làm việc nhóm”, “Lương thưởng” và “Điều kiện làm việc”. Kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng dưới đây.

Bảng 4.13: Sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình R Hệ số R bình phương Hệ số R bình phương hiệu chỉnh

Sai số tiêu chuẩn

1 0,620𝑎 0,384 0,365 0,70055

R bình phương hiệu chỉnh được sử dụng để thể hiện mức độ tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Trong bài nghiên cứu này, R bình phương hiệu chỉnh là 0,365 có nghĩa là các nhân tố trong nghiên cứu đóng góp 36,5% sự thay đổi của biến phụ

thuộc “Quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV”. Mức độ ảnh hưởng này tuy còn khá thấp nhưng có thể chấp nhận được đặc biệt đối với tình hình kinh tế thay đổi nhanh chóng và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay tại Việt Nam và thế giới.

Bảng 4.14: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Tỉ số F Sig. 1 Hồi quy 48,638 5 9,728 19,821 0,000 Sai số 78,032 159 0,491 Tổng cộng 126,670 164

Mức độ Sig. trong bảng ANOVA dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng. Trong nghiên cứu này, giá trị Sig. của kiểm định F là 0,000 (<0,05). Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng tương đối phù hợp so với tổng thể và có thể sử dụng được.

Bảng 4.15: Thống kê đa cộng tuyến

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình Thống kê đa cộng tuyến Dung sai Hệ số phóng đại phương sai

( Hằng số) CS 0,534 1,872 QL 0,798 1,254 LV 0,701 1,426 LTT 0,701 1,426 DK 0,95 1,053

Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) và hệ số dung sai (Tolerance) trong bảng trên dùng để xác định các biến độc lập trong nghiên cứu có hay không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF < 2 hay Tolerance > 0,5 thì biến số không bị đa cộng tuyến (Julie Pallant, 2013; Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005). Trong mô hình này, chỉ số VIF của 5 biến độc lập đều có giá trị dưới 2 và chỉ số Tolerance (=1/VIF) đều lớn hơn 0,500 và nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ các biến trong mô hình nghiên cứu “Quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV” không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.16: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu)

Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa t Sig. B Sai số chuẩn (Hằng số) 4,444 0,432 10,290 0,000 CS - 0,356 0,097 - 3,654 0,000 QL - 0,075 0,071 - 1,048 0,296 LV - 0,248 0,087 - 2,845 0,005 LTT - 0,161 0,068 - 2,354 0,002 DK 0,391 0,088 4,445 0,000

Giá trị Sig. trong bảng dùng để xác định mức ý nghĩa của hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5% hay Sig. phải nhỏ hơn 0,05 mới được coi là có ý nghĩa. Vì vậy, dựa vào Bảng 4.16, có một biến độc lập có giá trị Sig. lớn hơn 0,05 là “Cấp quản lý” (0,296). Do đó, biến độc lập này là không có ý nghĩa trong mô hình và không giải thích được “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam. Bốn biến độc lập còn lại là “Chính sách phát triển sự nghiệp”, “Làm việc nhóm”, “Lương, thưởng” và “Điều kiện làm việc” (sig < 0,05) đều có ý nghĩa trong mô hình đã đề ra.

Bảng 4.17: Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Mô hình Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Beta ( Hằng số) CS - 0,311 10,290 0,000 QL - 0,073 - 3,654 0,296 LV - 0,211 - 1,048 0,005 LTT - 0,175 - 2,845 0,002 DK 0,284 - 2,354 0,000

Dựa vào bảng hệ số trên, phương trình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam được hình thành như sau:

Quyết định nghỉ việc = - 0,311*Chính sách phát triển sự nghiệp - 0,211*Làm việc nhóm - 0,175*Lương, thưởng + 0,284*Điều kiện làm việc.

Dựa vào ý nghĩa của các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Beta, phương trình hồi quy trên có thể được phân tích như sau:

 B1 = - 0,311 < 0 cho thấy khi yếu tố “Chính sách phát triển sự nghiệp” tăng lên 1 đơn vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam giảm 0,311 đơn vị.

 B2 = - 0,211 < 0 cho thấy khi yếu tố “Làm việc nhóm” tăng lên 1 đơn vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam giảm 0,211 đơn vị.

 B3 = - 0,175 < 0 cho thấy khi yếu tố “Lương thưởng” tăng 1 đơn vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam giảm 0,175 đơn vị.

 B4 = 0,284 > 0 cho thấy yếu tố “Điều kiện làm việc” tăng 1 đơn vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam tăng 0,284 đơn vị.

Giá trị hệ số Beta chuẩn hóa dùng để đánh giá được tầm quan trọng của các biến độc lập để tìm hiểu sức ảnh hưởng của từng biến đến “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý

KTV tại Việt Nam. Qua đó, có thể thấy “Quyết định nghỉ việc” chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nhân tố “Chính sách phát triển sự nghiệp” (B1 = - 0,311); tiếp đến là “Điều kiện làm việc” (B5 = 0,284); sau đó “Làm việc nhóm” (B3= - 0,211) và cuối cùng là “Lương, thưởng” (B4 = - 0,175)

Tổng quát, các nhân tố “Chính sách phát triển sự nghiệp”, “Làm việc nhóm”, “Lương, thưởng” dành cho các trợ lý KTV tăng lên làm cho “ Quyết định nghỉ việc” của họ giảm xuống, nhân tố “Điều kiện làm việc” tăng lên làm cho “Quyết định nghỉ việc” của các trợ lý KTV cũng tăng lên theo. Còn nhân tố “Cấp quản lý” không tác động đến “Quyết định nghỉ việc” của trợ lý KTV tại Việt Nam.

4.2.5.2. Kết quả của kiểm định giả thuyết

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Mã Giả thuyết Hệ số hồi quy

Mức ý

nghĩa Kết luận H1 Chính sách phát triển sự nghiệp càng tốt thì

quyết định nghỉ việc càng giảm

- 0,311 0,000 Chấp nhận

H2 Cấp quản lý càng tốt thì quyết định nghỉ việc càng giảm

- 0,073 0,296 Loại bỏ H3 Làm việc nhóm càng hiệu quả thì quyết định

nghỉ việc càng giảm

- 0,211 0,005 Chấp nhận

H4 Lương, thưởng càng cao thì quyết định nghỉ việc càng giảm

- 0,175 0,002 Chấp nhận

H5 Mức độ hài lòng với tổ chức càng cao thì quyết định nghỉ việc càng giảm

H6 Điều kiện làm việc không thuận lợi thì quyết định nghỉ việc càng tăng

0,284 0,000 Chấp nhận

H7 Nhận thức nghề nghiệp càng tăng thì quyết định nghỉ việc càng giảm

Loại bỏ từ phân tích tương quan

Như vậy, kết quả kiểm định giả thuyết đã loại bỏ một giả thuyết ban đầu được đặt ra. Kết quả này cho thấy cấp quản lý không ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam. Chính sách phát triển sự nghiệp, làm việc nhóm, lương, thưởng tác động ngược chiều; điều kiện làm việc có tác động cùng chiều đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam.

Giả thuyết H1 phát biểu rằng Chính sách phát triển sự nghiệp càng tốt thì quyết định nghỉ việc càng giảm. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa chính sách phát triển sự nghiệp và quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam có hệ số Beta = - 0,311 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05. Do đó chấp nhận giả thuyết H1. Qua đó có thể thấy chính sách phát triển sự nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng tương đối lớn so với các nhân tố khác, hàm ý rằng tác động của nhân tố chính sách phát triển sự nghiệp quan trọng hơn so với các yếu tố còn lại.

Giả thuyết H2 phát biểu rằng Cấp quản lý càng tốt thì quyết định nghỉ việc càng giảm. Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy hệ số Beta = - 0,073, mức ý nghĩa Sig = 0,296 > 0,05. Như vậy giả thuyết H2 bị loại bỏ. Quyết định nghỉ việc của các trợ lý KTV tại Việt Nam không chịu ảnh hưởng của cấp quản lý. Lý do có thể là công việc hàng ngày của các trợ lý KTV tiếp xúc nhiều với các bạn đồng nghiệp hoặc anh chị trong nhóm nhóm kiểm toán nhiều hơn là tiếp xúc với các nhà quản lý cấp trên trong các công ty kiểm toán. Trong suốt cuộc kiểm toán, KTV chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và soát xét công việc của các trợ lý KTV. Các trợ lý KTV thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của KTV chính và báo cáo mọi vấn đề xảy ra với KTV chính. Trong nhóm kiểm toán luôn có sự phân công công việc cụ thể hàng ngày và giới hạn thời gian hoàn thành để báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tổng hợp giấy tờ làm việc của các KTV và đưa ra kết luận, những điều chỉnh thích hợp cho từng nội dung.

Giả thuyết H3 phát biểu rằng Làm việc nhóm càng hiệu quả thì quyết định nghỉ việc càng giảm. Kiểm định mối quan hệ giữa làm việc nhóm và quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam cho thấy hệ số Beta = - 0,211 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,005 < 0,05. Do đó giả thuyết H3 được chấp nhận. Như vậy, làm việc nhóm có quan hệ ngược chiều với quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ khi mối quan hệ giữa các đồng nghiệp tốt đẹp, các đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu, thành viên nhóm phối hợp tốt hoàn thành công việc thì trợ lý KTV sẽ ít có xu hướng quyết định nghỉ việc hơn.

Giả thuyết H4 phát biểu rằng Lương, thưởng càng cao thì quyết định nghỉ việc càng giảm. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa lương, thưởng và quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam cho thấy hệ số Beta = - 0,175 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,002 < 0,05. Do đó giả thuyết H4 được chấp nhận. Có thể cho rằng lương, thưởng đóng vai trò quan trọng đến quyết định nghỉ việc của các trợ lý KTV tại Việt Nam. Một mức lương, thưởng công bằng, xứng đáng với những nỗ lực của bản thân sẽ thu hút các trợ lý KTV làm việc lâu dài hơn tại tổ chức.

Giả thuyết H6 phát biểu rằng Điều kiện làm việc không thuận lợi thì quyết định nghỉ việc càng tăng. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa điều kiện làm việc và quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam cho thấy hệ số Beta = 0,284 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05. Do đó giả thuyết H6 được chấp nhận. Giá trị Beta tương đối lớn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ. Mức độ tác động của điều kiện làm việc là tiêu cực và tương đối lớn so với một số nhân tố khác trong mô hình. Khi các trợ lý KTV cảm thấy khối lượng, cường độ công việc lớn, các áp lực gia tăng trong mùa bận, họ có xu hướng quyết định nghỉ việc.

Hai nhân tố mức độ hài lòng với tổ chức và nhận thức nghề nghiệp bị loại bỏ khi phân tích hệ số tương quan. Do đó, giả thuyết H5: Mức độ hài lòng với tổ chức càng cao thì quyết định nghỉ việc càng giảm và giả thuyết H7: Nhận thức nghề nghiệp càng tăng thì quyết định nghỉ việc càng giảm không được xem xét đến trong mô hình.

Tuy nhiên cũng cần thêm nhiều nghiên cứu mang tính đại diện hơn, câu hỏi khảo sát có ý nghĩa thiết thực hơn và mô tả tốt hơn ý nghĩa của các nhân tố để có thêm bằng chứng chứng minh các nhận định trên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)