Từ kết quả thu được và những hạn chế đã được chỉ ra, những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện là:
Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu trên các khu vực khác nhau trên cả nước để mẫu mang tính khách quan, đại diện hơn. Kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong một nghiên cứu có phạm vi không gian và thời gian lớn hơn.
Thứ hai, hướng tới nghiên cứu theo chiều sâu ngành nghề, đơn vị hoạt động, lĩnh vực hoạt động: đây là hướng nghiên khá phổ biến ở các quốc gia phát triển. Trong thời gian tới, khi số lượng trợ lý KTV tăng cao và tình hình kinh tế có nhiều biến động thì việc nghiên cứu theo chiều sâu ngành nghề, đơn vị hoạt động, lĩnh vực hoạt động như tập chung vào đơn vị công tác, lĩnh vực kiểm toán cụ thể, … là rất quan trọng và đem lại kết quả chính xác hơn. Thêm vào đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng bao quát đầy đủ hơn, ý nghĩa giải thích của mô hình nghiên cứu có thể cao hơn so với kết quả nghiên cứu hiện tại.
KẾTLUẬN
Tại Việt Nam hiện nay ngành kiểm toán đang rất phát triển cùng với đó là nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, tuy nhiên trên thực tế ở ngành nghề này tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chuyển việc lại rất lớn, đặc biệt là nhân sự trợ lý KTV. Vấn đề này đang là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị tại các công ty kiểm toán độc lập nói riêng và thị trường kiểm toán Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, nhận thấy rằng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam”.
Bằng việc kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở khảo sát thực tế 165 người đã và đang làm trợ lý KTV về các yếu tố tác động đến quyết định nghỉ việc nhóm nghiên đã thu được những kết quả sau đây, cụ thể: theo kết quả có 4 nhóm nhân tố được xác định là có ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV tại Việt Nam gồm “Chính sách phát triển sự nghiệp”, “Làm việc nhóm”, “Lương, thưởng” và “Điều kiện làm việc”, trong đó “Chính sách phát triển sự nghiệp” có tác động mạnh nhất. Bốn nhân tố này phù hợp với nghiên cứu trước đây, tất cả các nhân tố đều có độ tin cậy hợp với dữ liệu thị trường.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã cung cấp góc nhìn thực tế về nhân sự của ngành kiểm toán tại Việt Nam, chỉ ra những lý do khiến các trợ lý KTV nghỉ việc và sự hài lòng trong công việc của họ. Từ đó kết hợp giữa thông tin thực tế với kết quả, nhóm nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị cho các nhà quản lý cải thiện những hạn chế, phát triển các kế hoạch chiến lược phù hợp trong việc xây dựng môi trường làm việc, đào tạo nhân sự kiểm toán nhằm giảm thiểu tỷ lệ tỷ lệ nghỉ việc, chuyển việc. Tuy còn gặp phải một số hạn chế nhưng bài nghiên cứu này cũng mang tính khái quát cao, có thể tham khảo để đưa ra các giải pháp và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
TÀILIỆUTHAMKHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Ba lý do khó ngờ khiến nhân viên mới nghỉ việc ngay khi vừa đi làm, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2019, từ <https://resources.base.vn/hr/3-ly-do-nhan-vien-moi-nghi-viec- 577?fbclid=IwAR0DEfIPJHG1BwCdKSRcIhS59Au6k4qOnBOfp4VJKmy13c65n23ypc nJZI>
2.Báo cáo thường niên của Vietnamworks, Báo cáo năm 2018 và dự báo năm 2019 về thị trường tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam, ngày truy cập 31 tháng 10 năm 2018, từ
<https://www.navigosgroup.com/vi/vietnamworks-bao-cao-ve-nhu-cau-tuyen-dung-va-
nguon-cung-lao-dong-nam-2018-va-du-bao-nam-2019/ >
3. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC về việc chuyển giao cho hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, ban hành ngày 14/7/2005.
4. Bộ Tài chính (2020), Danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (cập nhật đến hết ngày 01/01/2020).
5. Bộ Tài chính (2020), Danh sách kiểm toán viên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (cập nhật đến hết ngày 02/03/2020).
6. CPA.VN (2019), Bảng xếp hạng các công ty kiểm toán tại Việt Nam năm 2018, truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2019, từ
<https://kiemtoan.info/bang-xep-hang-cac-cong-ty-kiem-toan-tai-viet-nam-nam-2018/>
7. Hoàng Lệ Chi và Hồ Tiến Dũng (2016), “Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn công việc, gắn kết công việc và dự định nghỉ việc của nhân viên - nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 527, tr. 26-28.
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2. Nhà xuất bản Hồng Đức.
9. Huỳnh Thị Thu Sương và Lê Thị Kiều Diễm (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học trường đại học An Giang, số 17, tr. 30-46.
10. Maslow (1999), Tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong kinh doanh, Marketing, truy cập ngày 01 tháng 10 năm 2019, từ<https://gemdigital.vn/thap-nhu-cau-maslow-va-
ung-dung-trong-kinh-doanh-marketing/>
11.Ngô Thị Kiều Trang và Nguyễn Thị Thu Hường (2019), “Áp lực của nghề kiểm toán trong công ty kiểm toán độc lập.” truy cập ngày 04 tháng 02 năm 2019, từ
<http://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/ap-luc-cua-nghe-kiem-toan-trong-cong-ty-
kiem-toan-doc-lap-302183.html>
12.Ngọc Linh (2018), “Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số” truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2018, từ <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-
chinh/2018-09-18/doi-moi-quy-trinh-ke-toan-trong-thoi-dai-cong-nghe-so-62088.aspx>
13.Nguyễn Lộc (2018), “Cách mạng 4.0 và “mệnh lệnh” đổi mới của ngành kế toán, kiểm toán” truy cập ngày 08 tháng 10 năm 2018, từ<http://baokiemtoannhanuoc.vn/tai-chinh-- -ngan-hang/cach-mang-40-va-menh-lenh-doi-moi-cua-nganh-ke-toan-kiem-toan-
139407>
14.Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
15.Phạm Thị Nga (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định nghỉ việc của người lao động trẻ trong ngành bán lẻ thời trang, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
16.Phan Anh Tiến (2018), Giải pháp hạn chế dự định nghỉ việc của nhân viên công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính và kế toán và kiểm toán phía Nam (AASCS) đến năm 2023, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
17.Quốc hội (2005), Luật số 37/2005/QH11 về Luật Kiểm toán Nhà nước, ban hành ngày 14/06/2005.
18.Quốc hội (2011), Luật số 67/2011/QH12 về Luật kiểm toán độc lập, ban hành ngày 29/03/2011.
19.Quỳnh Như (2019), “Khảo sát Anphabe: Tỷ lệ nghỉ việc có thể lên 24% trong năm 2019 và có tới 50% nhân sự không trung thành và kém nỗ lực” truy cập ngày 04 tháng 10 năm 2019, từ
<https://cafebiz.vn/khao-sat-anphabe-ty-le-nghi-viec-co-the-len-24-trong-nam-2019-va-
20.Steven (2015), “Thử thách đối với một trợ lý kiểm toán viên” truy cập ngày 12 tháng 09 năm 2015, từ
< https://www.auditboy.com/thu-thach-co-hoi-cua-tro-ly-kiem-toan-vien/>
21.Thuyết hai nhân tố của Herzberg, truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019, từ
<https://kynangquantri.com/thuyet-hai-nhan-to-cua-herzberg.html>
22.Ứng dụng thực tiễn của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị, truy cập ngày 22 tháng 07 năm 2019, từ
< https://vieclam123.vn/thap-nhu-cau-maslow-b405.html>
23.Ứng dụng thuyết hai yếu tố của Herzberg vào công việc và cuộc sống, truy cập ngày 13 tháng 07 năm 2018, từ <https://vnresource.vn/hrmblog/ung-dung-thuyet-hai-yeu-to-cua-
herzberg-vao-cong-viec-va-cuoc-song/>
24.Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức-viên chức nhà nước”, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 13, số Q1 - 2010, tr. 5-16.
Tài liệu tiếng Anh:
1. Chi, W., Hughen, L., Lin, C.J. and Lisic, L (2012), “Determinants of audit staff turnover: evidence from Taiwan”, International Journal of Auditing, Vol. 17, No 1, pp. 100-112. 2. Currivan, D.B. (1999), “The causal order of job satisfaction and organizational commitment in models of employee turnover”, Human Resource Management Review, Vol. 9, No. 4, pp. 495-524.
3. Dole, C., and Schroeder, R.G. (2001), “The impact of various factors on the personality, job satisfaction and turnover intentions of professional accountants”, Managerial Auditing Journal, Vol. 16, No. 4, pp. 234-245.
4. Gammie, E. and Whiting, R., (2013), “Women accountants: is the grass greener outside the profession?”, The British Accounting Review, Vol. 45, No. 2, pp. 83-98.
5. Gertsson, N., Sylvander, S., Broberg, P., Friberg, J., (2017), “Exploring audit assistants’ decision to leave the audit profession”, Managerial Auditing Journal, Vol. 32, No. 9, pp. 879-898.
6. Hackman, J.R. and Oldham, G.R. (1976), “Motivation through the design of work: test of a theory”, Organizational Behavior and Human Performance, Vol. 16 No. 2, pp. 250- 279.
7. Hair, Joseph F. Jr., Anderson, Rolph E., Tatham, Ronald L và Black, William C. (1998),
Multivariate data analysis, 5th edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.
8. Haji Hasin, H. and Haji Omar, N. (2007), "An Empirical Study on Job Satisfaction, Job‐ Related Stress and Intention to Leave Among Audit Staff in Public Accounting Firms in Melaka", Journal of Financial Reporting and Accounting, Vol. 5, No. 1, pp. 21-39. 9. Law, P. (2010), “Examination of the actual turnover decisions of female auditors in public accounting: evidence from Hong Kong”, Managerial Auditing Journal, Vol. 25 No. 5, pp. 484-502.
10. Mubako, G., Mazza, T. (2017), “An examination of internal auditor turnover intentions”, Managerial Auditing Journal, Vol. 32, No. 9, pp. 830-853.
11. Nouri, H. and Parker, R.J. (2013), “Career growth opportunities and employee turnover intentions in public accountingfirms”, The British Accounting Review, Vol. 45 No. 2, pp. 138-148.
12. Reed, S., Kratchman, S. and Strawser, R. (1994), "Job Satisfaction, Organizational Commitment, and Turnover Intentions of United States Accountants: The Impact of Locus of Control and Gender", Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 7, No. 1, pp. 31-58.
13. Sturges, J., Guest, D., & Davey, K. (2000), “Who’s in charge? Graduates’ attitudes to and experiences of career management and their relationship with organizational commitment”, European Journal of Work and Organizational Psychology, 9(3), 351–370.
PHỤLỤC Phụ lục 1: Bảng hỏi chuyên gia
PHẦN MỞ ĐẦU
Giới thiệu: Chào anh/chị. Chúng em là nhóm sinh viên đang học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực hiện nghiên cứu với đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam".
Kính mong Anh/Chị dành thời gian giúp đỡ nhóm hoàn thành bài khảo sát này
Chúng em xin cam kết rằng, thông tin của các anh/chị sẽ được giữ kín, và chỉ phục vụ cho bài nghiên cứu. Các ý kiến trong bảng phỏng vấn này không có đúng hay sai, mà chỉ mang tính chất đánh giá của riêng các anh/chị, những ý kiến của anh/chị đều đóng góp rất lớn vào sự thành công cho bài nghiên cứu.
Lưu ý: Để đem lại kết quả chính xác nhất cho bài nghiên cứu anh/chị vui lòng trả lời trong vai trò một trợ lý kiểm toán viên.
Thông tin cá nhân người được phỏng vấn
- Họ và tên: - Tuổi:
- Trình độ học vấn:
- Công việc và nơi làm việc hiện tại:
PHẦN NỘI DUNG PHỎNG VẤN
- Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều công ty kiểm toán trong nước và quốc tế, theo anh/chị điều gì tạo nên sự khác biệt giữa 2 nhóm công ty này và sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào tới trợ lý KTV?
- Theo anh/chị với trợ lý KTV quan trọng điều gì nhất khi đưa ra quyết định nghỉ việc của mình?
- Trong công ty anh/chị có những trợ lý KTV khác đã nghỉ việc, theo anh/chị thì họ đã bỏ công việc vì lý do gì?
- Công ty anh/chị làm việc có điều gì khiến anh/chị muốn tiếp tục làm việc lâu dài. Và trong tương lai anh/chị mong muốn công ty sẽ đề xuất điều chỉnh vấn đề gì để có thể giữ chân các trợ lý KTV?
- Theo anh/chị những nhân tố nào sau đây tác động làm thúc đẩy quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV? Mức độ hài lòng Chính sách phát triển sự nghiệp Cấp quản lý Làm việc nhóm Lương, thưởng Điều kiện làm việc Nhận thức nghề nghiệp
- Anh/chị nhận xét như thế nào về các câu hỏi trong bảng hỏi này? Các nhân tố và câu hỏi được sử dụng có phù hợp không? Theo anh/chị có cần bổ sung thêm gì không?
Phụ lục 2: Bảng hỏi nghiên cứu
Giới thiệu: Chào Anh/Chị. Chúng em là nhóm sinh viên đang học tại Viện Kế toán – Kiểm toán Trường đại học Kinh tế quốc dân. Chúng em đang thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của trợ lý kiểm toán viên tại Việt Nam”.
Kính mong Anh/Chị dành thời gian giúp đỡ Nhóm hoàn thành bài khảo sát này. Chúng em cam kết chỉ sử dụng kết quả này cho mục đích nghiên cứu và mọi thông tin cá nhân của Anh/Chị hoàn toàn được bảo mật.
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị!
Lưu ý: Để đem lại kết quả chính xác nhất cho bài nghiên cứu, mọi câu hỏi trong phiếu khảo sát anh/chị vui lòng trả lời trong vai trò một trợ lý kiểm toán viên.
Phần I: Thông tin người khảo sát
1. Giới tính của Anh/Chị là?
Nam Nữ Khác
2. Tuổi của Anh/Chị?
3. Trình độ học vấn của Anh/Chị? Đại học
Cao đẳng Trung cấp Sau đại học
4. Anh/chị có sở hữu/đang học chứng chỉ hành nghề Kế toán-Kiểm toán không?
Có Không
5. Nền tảng chuyên ngành của anh/chị là: Kế toán - Kiểm toán
KhácKhác
6. Anh/Chị đã hay đang là trợ lý kiểm toán viên? Đang làm trợ lý kiểm toán viên
7. Anh/chị đã, đang làm trợ lý kiểm toán viên cho công ty nào? Big 4
Non-big
8. Số năm kinh nghiệm: 0-2 năm
2-5 năm Trên 5 năm
9. Tình trạng hôn nhân của anh/chị: Độc thân
Đã kết hôn
10. Mức thu nhập của anh/chị khi là trợ lý kiểm toán viên: (Đơn vị: VNĐ) 3 triệu đồng-6 triệu đồng
6 triệu đồng-10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng
Phần II: Thông tin chi tiết
Bạn hãy đánh giá mức độ đồng ý về các nhận định dưới đây
(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Không có ý kiến (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý
Mã Câu hỏi 1 2 3 4 5
Chính sách phát triển sự nghiệp
CS1 Anh/chị được định hướng và training phù hợp với công việc đảm nhận
1 2 3 4 5
CS3 Có nhiều cơ hội cho việc phát triển kỹ năng cá nhân trong công việc
1 2 3 4 5
CS4 Công ty có nhiều cơ hội để thăng tiến 1 2 3 4 5 CS5 Có các chương trình phát triển nghề nghiệp nhận biết/hoàn thiện
khả năng, mục tiêu, điểm mạnh/điểm yếu
1 2 3 4 5
Cấp quản lý
QL1 Theo anh/chị phong cách lãnh đạo làm tăng thêm sự thỏa mãn trong công việc
1 2 3 4 5
QL2 Theo anh/chị phong cách lãnh đạo phù hợp với các giá trị cá nhân 1 2 3 4 5