Vận dụng học thuyết về nhu cầu Tháp nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

Năm 1943, nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đưa ra mô hình nổi tiếng tháp nhu cầu (Maslow's hierarchy of needs) trong bài viết “A Theory of Human Motivation

và ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học nhân văn. Học thuyết đã cung cấp những lý thuyết quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt được áp dụng nhiều trong các ngành quản trị kinh doanh, cụ thể là ngành quản trị nhân lực và quản trị marketing.

Học thuyết tháp nhu cầu Maslow xây dựng hệ thống phân cấp về nhu cầu của con người. Khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng, nhu cầu tiếp theo trên hệ thống phân cấp này cần được các nhà quản lý chú ý đến. Theo học thuyết này, nhu cầu của con người được chia thành hai nhóm cơ bản: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các nhu cầu về thể chất, sinh lý như đủ thức ăn, nước uống,

được ngủ nghỉ, … các nhu cầu này đáp ứng sinh hoạt tối thiểu của con người. Các nhu cầu cao hơn cơ bản được gọi là nhu cầu bậc cao, nhu cầu này bao gồm: sự an toàn, đòi hỏi sự công bằng, nhu cầu được tôn trọng, ...

Hình 2.1: Mô hình về tháp nhu cầu của Maslow (Nguồn: Abraham Maslow,1943)

Hệ thống phân cấp theo tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản về sinh học thể lý. Đây là nhu cầu vật chất cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm, thỏa mãn về tình dục, ... Ông quan niệm rằng nếu nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì sự sống thì những nhu cầu khác sẽ không thể tiến thêm.

Nhu cầu an toàn: Đây cũng là nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Con người muốn đảm bảo sự sống của mình khỏi nguy hiểm. Nhu cầu này được thể hiện con người có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo, ...

Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này được thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia câu lạc bộ, ... Vì vậy, con người muốn được nói chuyện, giao tiếp trong một nhóm cộng đồng được kết bạn, giao lưu hay muốn có gia đình đầm ấm, yên vui, bạn bè thân thiết, ...

Nhu cầu được quý trọng: Nhu cầu này được thể hiên bằng việc được người khác quý mến, nể trọng, tin tưởng và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, tự tin về khả năng của bản thân.

Nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định bản thân: Đây là nhu cầu được xếp vị trí cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow. Khi con người đã được thỏa mãn các nhu cầu ở cấp dưới, thì nhu cầu này mới được chú ý đến. Thể hiện mình là được thể hiện khả năng của bản thân, trình diễn sở trường của mình và có được sự công nhận của người khác.

Việc vận dụng tháp nhu cầu của Maslow trong việc quản trị nhân lực ngày nay càng trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều trong các công ty, và không ở ngoài trong số đó là các công ty kiểm toán.

Đầu tiên là nhu cầu sinh lý: Các nhân viên làm việc trong các công ty kiểm toán trước hết phải nhận được một mức tiền lương công bằng, xứng đáng và phù hợp với năng lực, sự cống hiến của họ. Ngoài ra, các công ty cũng cần đảm bảo thêm các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, tiền ăn trưa, ...

Nhu cầu an toàn được thể hiện: Các nhân viên cần được làm việc trong môi trường tốt nhất, an toàn về sức khỏe, tính mạng. Các công ty cần ký kết hợp đồng lao động với nhân viên và đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho các nhân viên của mình.

Tiếp theo là nhu cầu xã hội: Việc thành lập văn hóa cho các nhóm, phòng ban để làm việc, giao lưu, học hỏi cũng nhằm đáp ứng nhu cầu này cho nhân viên. Công đoàn được xây dựng là nơi gắn kết người lao động trong công ty. Ngoài ra, ban giám đốc cần tổ chức các chuyến du lịch, ngoại khóa, hoạt động team - building, … để đáp ứng nhu cầu này cho nhân viên.

Nhu cầu được tôn trọng: Trong các cuộc họp, mỗi cá nhân sẽ được nêu lên ý kiến của bản thân về vấn đề đang bàn luận, mỗi ý kiến đều được đón nhận và cần được các thành viên khác tham gia phân tích rõ ràng trước khi đưa ra các quyết định.  Nhu cầu được thể hiện mình, hoàn thiện bản thân: Doanh nghiệp luôn đưa ra những

chính sách đào tạo, phát triển sự nghiệp cho nhân viên của mình. Những nhân viên xuất sắc, chăm chỉ, có đóng góp lớn cho công ty cần được đề bạt, khen thưởng, thăng chức, …

Trên nền tảng lý thuyết từ tháp nhu cầu của Maslow theo các mức độ từ thấp đến cao, mỗi con người đều tồn tại cả 5 nhu cầu này, để thay đổi hành vi của con người cần xuất phát từ chính những nhu cầu cá nhân. Do vậy, các nhân tố được lựa chọn có ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của nhân viên dựa trên chính những nhu cầu của họ. Các trợ lý KTV cũng là những nhân viên lao động, họ đều có nhu cầu cá nhân riêng. Để làm việc và cống hiến hết mình, điều nhân viên quan tâm và đặt vấn đề rõ ràng nhất là “Lương, thưởng” và các chính sách phúc lợi để duy trì đời sống tối thiểu. Sau khi làm việc một thời gian, họ có nhu cầu cao ở thang nhu cầu cao hơn về an toàn, để đáp ứng nhu cầu này, công ty cần đảm bảo yếu tố “Điều kiện làm việc” tạo môi trường làm việc lành mạnh và đảm bảo công việc được duy trì ổn định. Tiếp đến các nhu cầu ở mức cao hơn, từ nhu cầu được giao tiếp của nhân viên trong các công ty kiểm toán làm cơ sở khoa học cho nhân tố “Làm việc nhóm”, nhu cầu được tôn trọng là cơ sở cho nhân tố “Cấp quản lý” và “Mức độ hài lòng”, cuối cùng nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng làm cơ sở cho nhân tố “Chính sách phát triển sự nghiệp”.

Đối với các trợ lý KTV, có rất nhiều công ty kiểm toán có chế độ chính sách đãi ngộ, tiền lương rất tốt nhưng vẫn không giữ chân được các nhân viên của mình. Lí do có thể đưa ra là các công ty đó chưa vận dụng được 5 nhu cầu này trong việc tạo động lực cho nhân viên của mình. Vì vậy, việc phân tích tháp nhu cầu của Maslow để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của trợ lý KTV là thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA TRỢ LÝ KIỂM TOÁN VIÊN TẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)