Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

2.3.4. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho TNNT của huyện trong thời gian qua như sau:

- Chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho TNNT; nhiều địa phương chưa gắn chỉ tiêu dạy nghề cho TNNT với kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, do công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chưa tốt, nên nhận thức của số đông người dân, trong đó có lao động ở nông thôn chưa coi trọng công tác học nghề, tư tưởng còn nặng về khoa cử, bằng cấp, thích vào học trong các trường chuyên nghiệp, còn suy nghĩ nặng về việc làm “thầy” hơn làm “thợ”, nhiều người chỉ mong muốn con em mình được vào các trường đại học, các trường chuyên nghiệp để hi vọng sau này sẽ làm “cán bộ” hơn làm công nhân.

Mặt khác tâm lý chung của người dân là đi học nghề sẽ tốn thời gian, phải nghỉ lao động, ảnh hưởng đến thu nhập đang có trước mắt...; một bộ

phận người nông dân tương đối lớn tuổi, trình độ văn hóa, khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, nên họ ngại đến lớp...

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề ở một số địa phương, tổ chức còn hạn chế, phương pháp tổ chức tuyên truyền chưa phong phú, hiệu quả chưa cao. Công tác theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nghề được thực hiện nhưng chưa chặt chẽ, thiếu cập nhật về tình hình việc làm của người lao động sau đào tạo. Đối tượng học nghề thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia học nghề chưa cao.

- Chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề công lập ở một số cơ sở chưa phát huy hết công năng sử dụng, một số trang thiết bị được bố trí chưa được sử dụng phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu đào tạo. Kinh phí thực hiện Đề án được trung ương phân bổ còn hạn chế và theo hướng giảm dần ở các năm sau, không đáp ứng được so với nhu cầu đào tạo nghề ngày càng tăng của người dân, của lao động nông thôn, nhất là trong điều kiện nguồn kinh phí của huyện còn nhiều khó khăn.

- Cán bộ quản lý dạy nghề nhiều người không được đào tạo cơ bản (nhất là cấp xã), hạn chế về năng lực chuyên môn, hiệu quả làm việc còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

- Một số mức chi của chính sách hỗ trợ cho TNNT học nghề còn thấp,

chưa phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở các địa phương…

Một số địa phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; một bộ phận cán bộ công chức xã còn tư tưởng bằng lòng với kiến thức hiện tại, không chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại đi học.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của Luận văn đã phản ánh một cách khái quát về điều kiện tự nhiên cũng như tình hình KT-XH, đặc điểm về địa lý, dân số, lực lượng lao động, trong đó có lực lượng TNNT của huyện Thạch Thất; những tác động, ảnh hưởng liên quan đến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Luận văn tập trung phản ánh, đánh giá về thực trạng của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các khía cạnh thực trạng về lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chính sách đối với người học nghề, người dạy nghề, các cơ cơ sở dạy nghề..., đánh giá vai trò của các chủ thể trong việc thực hiện chính sách; đánh giá chung về kết quả thực hiện chính sách, nêu lên nhưng kết quả, những ưu điểm, mặt làm tốt cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách này tại huyện Thạch Thất trong thời gian vừa qua.

Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được. trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Thất thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

Những hạn chế thiếu xót đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đòi hỏi, các tổ chức, lực lượng, ban ngành có liên quan cần phối kết hợp giải quyết, thực hiện đồng bộ nhiều hình thức, biện pháp, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho TNNT của huyện trong giai đoạn kế tiếp tại Chương 3 của Luận văn.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)