Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và thanh niên về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

3.3.2. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và thanh niên về

thanh niên về học nghề

Nhận thức của các chủ thể trong thực hiện chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho TNNT là hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công của việc thực thi chính sách; do đó, cả hệ thống chính trị và người dân, xã hội phải có nhận thức đầy đủ về công tác này:

- Đối với việc nâng cao nhận thức của các Cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp:

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các Cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và người dân, xã hội về tầm quan trọng chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển NN, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề cho TNNT thông qua tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các cuộc tọa đàm... về chuyên đề đào tạo nghề và đào tạo nghề cho TNNT.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện xuống xã, thôn phải tăng cường triển khai, quán triệt Đề án 1956 và các chính sách của Trung ương và của huyện về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT; Sở Thông tin - Truyền thông, các Báo, các Đài phát thanh và Truyền hình của thành phố, của UBND các huyện, thị, tăng cường tuyên truyền chủ trương chính

sách để mọi người hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, chính sách của Đề án và trách nhiệm tham gia thực hiện.

- Tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT bằng nhiều hình thức phong phú: Tuyên truyền thông qua các chương trình thời sự, phóng sự, chuyên đề trên các Báo, Đài phát thanh, phát lại truyền hình các huyện, thành phố, Đài truyền thanh của các địa phương; trang Thông tin điện tử của huyện, qua sàn giao dịch việc làm, chương trình công tác của các cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể, doanh nghiệp...

- Đối với việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân, đặc biệt là nhân dân ở vùng nông thôn và nhận thức của xã hội.

Huyện Thạch Thất có số dân sinh sống ở vùng nông thôn rất đông (chiếm trên 80%), nhu cầu lao động học nghề tương đối lớn, nhưng chính sách đào tạo nghề đến được với người dân còn gặp nhiều khó khăn; phần đông người dân chưa thấy được tầm quan trọng của học nghề, vì bao đời nay không học nghề họ vẫn sản xuất, chăn nuôi bình thường; tuy nhiên thực tế thì lâu nay họ chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, năng suất lao động trong NN rất thấp, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao trong nông dân...

Để cho người lao động ở nông thôn yên tâm học tập, sau khi học xong phải làm được việc và làm đúng nghề thì đòi hỏi phải làm tốt công tác tư vấn cho họ khi chọn nghề để học, sau đó là chính sách hỗ trợ cho người lao động trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm việc làm mới sau đào tạo. Vì vậy, giải pháp cần thiết là làm tốt công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương về đào tạo nghề cho LĐNT. Cần tập trung công tác vận động, tuyên truyền ở vùng có nhiều LĐNT, đưa nội dung tuyên truyền lồng ghép với các nội dung chuyên môn trong những buổi sinh hoạt, họp thôn, tổ, xóm... mới đạt được hiệu quả cao, nhằm làm cho người dân thay đổi nhận

thức và hành vi của mình về học nghề và thấy được sự cần thiết của học nghề; xem học nghề như một nhu cầu cần thiết thật sự để lập thân, lập nghiệp, giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức hội trong quần chúng nhân dân, như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... trong việc tuyên truyền, tư vấn học nghề, vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề. Mỗi đoàn thể, tổ chức cần xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề, cách làm thống nhất từ cấp tỉnh, huyện, xuống đến xã, phường có LĐNT; khích lệ hội viên, đoàn viên tham gia học nghề hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)