Quan điểm huy động các nguồn lực đào tạo nghề cho thanh niên nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

niên nông thôn

Yêu cầu công tác đào tạo nghề cho TNNT ở huyện trong giai đoạn sắp tới có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, tác động tới chục ngàn người lao động trên toàn huyện, nên cần có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Đề án. Nhất là trong điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ từ các CTMT quốc gia của TW mức độ đáp ứng còn thấp và giảm dần, nguồn ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế thì việc thu hút nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề là rất quan trọng và cần thiết, góp phần giảm tải sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và xã hội cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn.

Việc xã hội hóa không chỉ là đóng góp về kinh phí mà còn cả sự hỗ trợ về thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ chương trình, giáo trình, cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia giỏi tham gia dạy nghề... phù hợp với yêu cầu trong các phương thức, ngành nghề đào tạo.

Tuy nhiên, để thu hút được các nguồn lực xã hội hóa, trước hết, bản thân các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới cách tiếp cận trong việc tổ chức đào tạo, đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động. Đồng thời, cần rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong việc thực hiện công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho TNNT nói riêng cho phù hợp; có vậy, mới thu hút các doanh

nghiệp đặt hàng đào tạo, thu hút lao động tham gia học nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng thị trường lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)