Định hướng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

3.1. Định hướng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

nông thôn tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của các cấp, các ngành và xã hội nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng LĐNT nói chung, TNNT nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu CNH-HĐN nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước các cấp luôn quan tâm đầu tư, có chính sách đảm bảo thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT; khuyến khích, huy động và tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT.

Đối với người lao động, học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ, nhằm tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Thời gian qua huyện Thạch Thất luôn quan tâm công tác đào tạo nghề cho người lao động bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất, các đối tượng chính sách, lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật và LĐNT khác.

Để các chính sách đào tạo nghề cho TNNT đã ban hành tiếp tục phát huy hiệu quả trong giai đoạn tới, cần phải tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung những chính sách chưa hợp lý, chưa phù hợp, còn bất cập khi đưa vào thực hiện trong thực tế; hoặc những chính sách không còn phù hợp sau thời gian đưa vào thực hiện, có như vậy chính sách mới có tác dụng tích cực, góp phần nâng cao hiệu công tác quả đào tạo nghề cho TNNT.

Giai đoạn sắp tới, Huyện Thạch Thất tiếp tục xem đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề là một trong ba giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển KT-XH của huyện; do đó, huyện cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, thiết thực, có tính đột phá để nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho TNNT.

3.1.2. Quan điểm huy động các nguồn lực đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn niên nông thôn

Yêu cầu công tác đào tạo nghề cho TNNT ở huyện trong giai đoạn sắp tới có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, tác động tới chục ngàn người lao động trên toàn huyện, nên cần có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đảm bảo thực hiện được mục tiêu của Đề án. Nhất là trong điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ từ các CTMT quốc gia của TW mức độ đáp ứng còn thấp và giảm dần, nguồn ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế thì việc thu hút nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề là rất quan trọng và cần thiết, góp phần giảm tải sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và xã hội cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn.

Việc xã hội hóa không chỉ là đóng góp về kinh phí mà còn cả sự hỗ trợ về thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ chương trình, giáo trình, cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia giỏi tham gia dạy nghề... phù hợp với yêu cầu trong các phương thức, ngành nghề đào tạo.

Tuy nhiên, để thu hút được các nguồn lực xã hội hóa, trước hết, bản thân các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới cách tiếp cận trong việc tổ chức đào tạo, đào tạo gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động. Đồng thời, cần rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong việc thực hiện công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho TNNT nói riêng cho phù hợp; có vậy, mới thu hút các doanh

nghiệp đặt hàng đào tạo, thu hút lao động tham gia học nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng thị trường lao động.

3.1.3. Quan điểm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Để phát huy hiệu quả chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho TNNT, vấn đề quan trọng là định hướng và gắn việc đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng như thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm sau đào tạo.

Khó khăn hiện nay là việc định hướng nghề nghiệp cho TNNT sao cho phù hợp, không chỉ nhu cầu của người học mà còn nhu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là nhóm nghề phi nông nghiệp. Nếu không có sự định hướng cho người lao động một cách rõ ràng, toàn diện thì họ không thể nắm được thông tin một cách đầy đủ, làm cơ sở cho việc chọn ngành phù hợp để học, nhằm giúp họ dễ dàng tìm kiếm được việc làm thích hợp sau đào tạo.

Song song với đào tạo nghề, các cấp, các ngành của huyện tích cực tìm kiếm, khai thác các thị trường lao động; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế; quan tâm công tác xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như một số kết quả thời gian vừa qua đã thực hiện được.

Để đổi mới và phát triển đào tạo nghề theo hướng chất lượng, hiệu quả, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, thời gian tới Sở Lao động-TB&XH phối hợp chặt chẻ với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội; tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề; có cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp để học nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, việc làm và xuất khẩu lao động; công tác tư vấn, thông tin về việc làm, thị trường lao động phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt kịp thời; Trung tâm giới thiệu việc làm của huyện, các địa phương trên địa bàn

huyện cần quan tâm hơn nữa việc khai thác, cập nhật thông tin thường xuyên về ”cung lao động" để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 74 - 77)