Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

2.2.Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nông thôn huyện

huyện Thạch Thất

2.2.1. Thực hiện xây dựng kế hoạch, triển khai thực thi chính sách

Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại huyện Thạch Thất là thực hiện từ sự chỉ đạo và các văn bản của Bộ lao động - TB&XH: Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất. Huyện đã bám sát vào Luật Thanh niên; Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương trình thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Đề án “Phát triển giáo viên dạy nghề thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020”; và Quyết định 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên Năm Tổng số LĐ có trình độ CMKT Trong đó CN kỹ thuật không bằng/ chứng chỉ Trung học chuyên

nghiệp Cao đẳng Đại học TN ly hương

SL % SL % SL % SL % SL %

2015 7379 1424 19,3 1218 16,5 1048 14,2 2590 35,1 1099 14,9 2019 22417 4640 20,7 4842 21,6 5021 22,4 5178 23,1 2736 12,2

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, huyện Thạch Thất đã kịp thời ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện:

- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 25/12/2017 của HĐND huyện về chương trình việc làm năm 2019.

- Chương trình số 89/CTr-UBND ngảy 15/11/2017 của UBND huyện về chiến lược phát triển thanh niên huyện Thạch Thất giai đoạn 2012 - 2020.

- Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 20/02/2019 của UBND huyện Thạch Thất về giao chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2015; Kế hoạch số 154/KH - UBND ngày 15/03/2019 của UBND huyện về giao chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2020....

Ngoài ra, để việc triển khai thực hiện chính sách được kịp thời, đầy đủ, UBND huyện đã ban hành các công văn đôn đốc về việc giao chỉ tiêu: hướng dẫn xây dựng kế hoạch; hoặc hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như văn bản phân công trách nhiệm các phòng, ban. Ngành có liên quan trong việc phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.

2.2.2. Thực hiện tuyên truyền vận động

Xác định được vị trí và tầm quan trọng của việc triển khai phổ biến, tuyên truyền chính sách trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, huyện Thạch Thất đã đưa ra nhiều hình thức phong phú, đa dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền. Trong thời gian qua, hình thức được áp dụng phổ biến là hình thức truyền thông tuyên truyền trực tiếp. Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các hội nghị tập huấn, các cuộc giao ban ...đây là một hình thức truyền thông mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên do việc cung cấp thông tin đơn thuần hoặc do ảnh hưởng bởi kỹ năng của cán bộ tuyên truyền nên cũng không tránh khỏi sự nhàm chán và khô cứng.

Đồng thời, các nội dung về chính sách vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động ... còn được tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh và

các bản tin, các chuyên mục hỏi đáp chính sách. Bên cạnh đó, việc biên soạn, in ấn các tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật với hình thức bắt mắt, linh động thu hút trực quan... cũng được áp dụng thường xuyên.

Trong thời gian từ 2019 đến nay, ngoài các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thông thì các hình thức mới áp dụng ứng dụng của công nghệ thông tin và mạng xã hội Internet như giao lưu trực tuyến: hỏi đáp trực tiếp hoặc trao đổi qua hộp thư điện tử .. đã được áp dụng và triển khai thực hiện.

Đặc biệt hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên các báo Trung ương, địa phương, các tạp chí, Tập san chuyên ngành Đài phát thanh truyền hình, loa truyền thanh cơ sở...bằng các phóng sự tọa đàm, hộp thư truyền hình; hỏi đáp pháp luật; các tin, bài ghi chép, phản ánh, gương người thanh niên làm kinh tế giỏi; các dịp tôn vinh được tổ chức .. thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

2.2.3. Thực tế phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, các chủ thể

Nhằm tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban, ngành trong tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, ngày 16/6/2019, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 179 về việc thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2020 — 2025. Theo đó, kế hoạch cũng đã phân công rõ trách nhiệm của các phòng, ban, ngành như sau:

(1)Phòng Nội vụ:

Phối hợp với Phòng Tư pháp, UBND các xã tổ chức, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoặc nhiệm vụ liên quan tới việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao trỉnh độ, kỹ năng giải quyết công việc cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi thanh niên trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong quận.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất UBND huyện triển khai thực hiện quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ chỉ tiêu thống kê thanh niên Việt Nam trên địa bản cấp huyện, phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Lao động và TBXH. Quận đoàn tiếp tục tổ chức thực hiện triển khai có hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Phòng Tài chính – Kế hoạch

Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các xã tổng hợp trình UBND huyện phân bổ các nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho thanh niên và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên huyện; hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí; giám sát việc thực hiện tài chính của chương trình theo quy định.

(3)Phòng Giáo dục và Đào tạo

Lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào kế hoạch phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp tại huyện đến năm 2025. Chỉ đạo các Trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí đầu tư cho công tác hướng nghiệp dạy nghề, báo cáo với UBND huyện xem xét, quyết định.

(4)Phòng Lao động và TBXH

Là cơ quan thường trực công tác giải quyết đào tạo nghề nói chung, giải quyết đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào chương trình dạy nghề, chương trình phát triển việc làm.

Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hội chợ giao dịch việc làm, tuyên truyền phổ biến và cung cấp thông tin về cung cầu lao động.

Phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự,

các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên; chính sách tạo việc làm cho người nghiện. người hết hạn tù trở về địa phương hòa nhập cộng đồng.

(5) Phòng Văn hóa - Thông tin

Phối hợp với các phòng, ban, UBND các xã lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của Chương trình vào Chương trình phát triển văn hóa đến năm 2025. Tập trung xây dựng các chương trình, phóng sự, các chuyên đề mang tính nêu gương, các điển hình tiên tiến trong phong trào học nghề lập nghiệp; các tấm gương thanh niên tiêu biểu mạnh dạn khẳng định bản thân làm giàu chính đáng. Tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa của học nghề lập nghiệp, lập thân.

Tăng cường công tác tham mưu, đổi mới phương thức, cách thức hoạt động thông tin, truyền thông, cách tiếp nhận thông tin về giáo dục nghề nghiệp và các văn bản chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên.

Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan đến thanh niên; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm về sản phẩm văn hóa không lành mạnh nhất là qua mạng viễn thông, internet, điện thoại di động và các phương tiện thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên.

(6) Huyện Thạch Thất

Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, UBND các xã: Xây dựng đề án hỗ trợ lãi suất vay vốn giúp thanh niên phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên; đề án đầu tư các trang thiết bị vui chơi cho thanh thiếu nhi ở cơ sở; đề án phát triển văn phòng giới thiệu việc làm, tổ hợp tác thanh niên.

Tiếp tục triển khai thực hiện: đề án, tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ và xuất khẩu lao động cho thanh niên; đề án thanh niên

tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025; Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay vốn phục vụ nhu cầu học tập. đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất nông nghiệp.

(7) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hiện nay, huyện Thạch Thất có 6 cở sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là chủ thể chính trong công tác đào tạo nghề. Thực hiện các nhiệm vụ từ tuyên truyền, tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng đào tạo...

2.2.4. Thực tế kiểm tra, đôn đốc thực hiện

Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên, UBND huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của UBND huyện tiến hành kiểm tra chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung, việc thực hiện các đề án nói riêng, nhằm kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên phạm vi toàn huyện.

Hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Huyện đoàn tổ chức nhiều đoàn kiểm tra về công tác cho vay vốn giải quyết việc làm: kiểm tra công tác đào tạo nghề. Các cuộc kiểm tra một mặt mang tính đôn đốc thực hiện kế hoạch, nắm bắt tiến độ triển khai nhiệm vụ đồng thời kịp thời nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, việc kiểm tra chỉ đạo cơ sở đảm bảo thời gian chất lượng, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 58 - 63)