Tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên

2.3.3. Tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách

Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan về chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho TNNT đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số các cơ quan, ban, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho TNNT...

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề cho TNNT ở các địa phương trong huyện chưa được thực hiện tốt (một số xã chưa ban hành kế hoạch tuyên truyền đề án của địa phương); chưa xây dựng được chuyên mục để thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, chính sách về đào tạo nghề cho TNNT, những thông tin về nghề học, địa chỉ đào tạo, việc làm sau học nghề... trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hội, đoàn thể chưa thực sự tích cực trong tuyên truyền, vận động hội viên của tổ chức mình tham gia học nghề lập nghiệp. Chính vì vậy, nhiều người dân vẫn chưa nhận thức đúng và đủ về học nghề, chưa thực sự tha thiết học nghề trong khi bản thân hiện chưa có nghề và chưa có việc làm ổn định.

Một số xã tổ chức điều tra, khảo sát hằng năm về nhu cầu học nghề của người dân chưa được tốt, chưa sát với thực tế, số liệu điều tra, thống kê không chính xác, dẫn đến việc lập kế hoạch hỗ trợ dạy nghề cho TNNT hằng năm không sát thực tế. Việc lựa chọn nghề đào tạo của một số địa phương chưa đúng, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo chưa cao. Việc khảo sát nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hầu như các địa phương chưa thực hiện được; việc định hướng nghề đào tạo cho LĐNT để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện chưa tốt.

Việc đầu tư cho cơ sở dạy nghề công lập thực hiện chưa đồng bộ như việc đầu tư cho trung tâm dạy nghề tại các huyện nghèo theo chính sách tại

Nghị quyết số 30a của Chính phủ (các trung tâm này đã được đầu tư trụ sở nhưng thiết bị dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ...).

Nguồn lực đầu tư cho các cơ sở dạy nghề công lập của huyện khó khăn, thời gian vừa qua chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của TW từ các CTMT quốc gia, nên việc đầu tư cho các cơ sở dạy nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của huyện. Số lượng chương trình, giáo trình dạy nghề có được quan tâm xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa nhưng thực tế còn quá ít so với số nghề đào tạo theo nhu cầu của TNNT và của các doanh nghiệp; hầu hết các cơ sở đào tạo xây dựng, biên soạn chương trình đào tạo chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp.

Trong quá trình tổ chức các lớp dạy nghề cho TNNT, giữa các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề còn thiếu sự gắn kết, phối hợp. Một số địa phương (Phòng Lao động - TB&XH huyện; UBND các xã, phường, thị trấn) chưa theo dõi, nắm bắt chính xác được số lượng lao động nông thôn trên địa bàn được hỗ trợ học nghề, số lao động có việc làm sau khi học nghề, thu nhập sau khi học nghề... từ đó không đánh giá chuẩn xác được kết quả, hiệu quả của việc thực hiện Đề án theo bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá đã được Bộ Lao động -TB&XH ban hành tại Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách có triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên; chế độ thông tin, báo cáo định kỳ theo quy định chưa kịp thời; nhiều Ban Chỉ đạo ở cấp huyện chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo, dẫn đến không kiểm điểm được trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo khi có sai phạm, thiếu sót hoặc thực hiện không hiệu quả xảy ra.

Có một số lớp, người học nghề sau khi hoàn thành khóa học đã gặp khó khăn trong tìm việc làm, tự giải quyết việc làm hoặc tiêu thụ sản phẩm tự làm

ra do thiếu sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp; cá biệt có một số người học nghề thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, từ đó không tiếp tục ổn định sản xuất, không duy trì phát triển được nghề, hiệu quả chưa cao.

Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho TNNT không đồng đều, không rộng khắp giữa các địa phương trong huyện; xảy ra tình trạng có địa phương tổ chức rất nhiều lớp dạy nghề, có địa phương chưa tổ chức được lớp nào.

Trong quá trình thực hiện chính sách tại Thạch Thất, đã có một số cá nhân, tập thể cố ý làm sai nguyên tắc, sai quy định của nhà nước, tiêu cực trong quản lý, sử dụng nhằm trục lợi tiền của chính sách cho cá nhân, tập thể; làm ảnh hưởng đến kết quả, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)