Về những kết quả chính trong thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 65 - 69)

Thạch Thất là huyện có phần đông là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Những năm qua mặc dù công tác đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách của địa phương còn hạn chế, chủ yếu đầu tư cho đào tạo nghề bằng nguồn vốn các chương trình, dự án của TW; do đó, để thu hút nguồn lực ngoài xã hội huyện đã nỗ lực, ban hành một số cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá nhằm huy động nguồn lực thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, trong đó đào tạo nghề cho TNNT.

Để thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho TNNT, huyện Thạch Thất đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về mặt tài chính để hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người địa phương trong việc đào tạo nghề cho lao động địa phương nhằm

giảm bớt chi phí đào tạo, chi phí sản xuất của doanh nghiệp như các chính sách: Vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ đầu tư của huyện để đầu tư thành lập cơ sở đào tạo; chính sách miễn, giảm thuế trong hoạt động đào tạo; chính sách hỗ trợ cho người lao động sau đào tạo được vay vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng sản xuất theo dự án; chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ cho công nhân đang lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn huyện (cho công nhân thuê nhà hoặc mua nhà giá rẻ nếu có điều kiện); chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nguồn vốn trong hoat động sản xuất và các hộ gia đình nhằm giúp họ duy trì, mở rộng sản xuất, thu hút lao động vào làm việc; chính chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề; chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ đào tạo lao động nhằm chuyển đổi ngành nghề khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư một số ngành nghề truyền thống, sử dụng nhiều lao động.

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Thạch Thất đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, ... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên của huyện.

Cùng với cơ chế. chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp. nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải

quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động Thực hiện Chương trình về việc làm, thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông. thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, công trình văn hoá, ...

Bên cạnh những cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội, các giải pháp thực hiện chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy nghề. Ngoài ra, huyện còn triển khai thực hiện quyết liệt giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo các điều kiện thuận lợi, cơ chế thông thoáng, thủ tục nhanh gọn cho người dân nói chung và các nhà đầu tư nói riêng trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó có việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho TNNT.

Thông qua những cơ chế, chính sách, giải pháp chính sách của huyện, thời gian qua đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tạo cơ hội việc làm cho lao động và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho TNNT tại địa phương.

Các giải pháp chính sách nêu trên của huyện đã góp phần rất lớn để thực hiện công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề cho TNNT đạt nhiều kết quả trong những năm qua.

Hiệu quả của chính sách đào tạo nghề được nâng lên: Số lượng qua đào tạo tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng đào tạo cũng được quan tâm, ngày càng tốt hơn. Việc tiếp cận, phổ cập được kiến thức mới về lĩnh vực được đào tạo, giúp họ biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, dễ có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống gia đình và xã hội.

Hệ thống cơ sở dạy nghề được đầu tư, không ngừng phát triển, mở rộng, tăng chỉ tiêu, quy mô đào tạo đào tạo. Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy

mạnh thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề, đã huy động được một nguồn lực lớn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có công tác dạy nghề; nhiều cơ sở dạy nghề tư thục, cơ sở của doanh nghiệp được thành lập...

Nhiều nghề đào tạo mới được mở thêm để đáp ứng nhu cầu từ thực tế của sự phát triển, nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn như các nghề: Công nghệ chế tạo máy, công nghệ điện tử viễn thông, quản lý sản xuất công nghiệp...; nhiều mô hình dạy nghề gắn với việc làm được hình thành; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được tăng lên; chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện, nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động; góp phần giảm đói nghèo, nhất là ở khu vực nông thôn.

Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phương đã có hiệu quả thiết thực trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn. Số học HS-SV, học viên ra trường tìm được việc làm ổn định đạt bình quân cao, vào khoảng 80% [38]. Công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện chế độ, chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho TNNT được các cấp quan tâm, đã kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, khắc phục các sai phạm, vi phạm chính sách xảy ra. Đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề, trong đó có dạy nghề cho TNNT được đào tạo, bồi dưỡng, tăng lên cả về số lượng và chất lượng với tổng số 1.308 người, trong đó kỹ năng nghề: 204 người; nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 106 người; chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý: 998 lượt người. Có 669 giáo viên tham gia dạy nghề LĐNT được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo sau đại học được 35 người (Tiến sỹ 03 người, Thạc sỹ 30 người); các xã cơ bản đều được bố trí cán bộ chuyên trách quản lý, theo dõi công tác dạy nghề cho TNNT [38]...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 65 - 69)