Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 25 - 39)

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Điều 5, Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006, “Đào tạo nghề” được hiểu: “là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”

Như vậy, đào tạo nghề có những đặc trưng cơ bản sau:

- Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề.

+ Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp”

+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”

+ Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.

Các hình thức đào tạo nghề gồm có: Hình thức kèm cặp trong sản xuất, hình thức mở các lớp nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hình thức đào tạo tại cơ cơ sở đào tạo nghề tập trung.

Sự khác nhau giữa khái niệm “Đào tạo nghề” và “Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn” là ở đối tượng đào tạo nghề; là những thanh niên trong độ tuổi lao động vùng nông thôn và những điều kiện gắn với quá trình đào tạo nghề đó. Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm:

- Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những thanh niên ở nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nông thôn.

- Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là hệ thống những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước, Bộ ngành TW và chính quyền địa phương đề ra nhằm thúc đẩy hoạt động ĐTN cho TNNT, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.

1.2.1.2. Nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn Mục tiêu của chính sách ĐTN cho TNNT

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Để tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2021 và giai đoạn 2022-2025 cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và giai đoạn như sau:

Mục tiêu năm 2021: Đào tạo nghề các cấp trình độ cho 1,43 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 990.000 lao động nông thôn (350.000 người học nghề nông nghiệp, 640.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%.

Nhiệm vụ năm 2021:Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Rà soát, đánh giá và tổ chức tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương, trong đó có sự so sánh, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu trong Đề án, kế hoạch thực hiện, từ đó chỉ ra nguyên nhân, đề xuất kiến nghị triển khai thực hiện trong giai đoạn sau năm 2021.

Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt ban hành danh mục nghề đào tạo, định mức kinh tế kỹ thuật cho từng nghề, định mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo để làm cơ sở đặt hàng đào tạo.

Rà soát, đánh giá lại hoạt động của các Trung tâm GDNN-GDTX sau sát nhập. Xây dựng, phê duyệt mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

Xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn về chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.

Gắn chặt việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận

lợi để người lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu quả dạy và học nghề.

Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong việc đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, vị trí việc làm của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất và quy hoạt phát triển kinh tế của các Vùng/miền trong cả nước.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ.

Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép, huy động có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Đề án để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ- TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện rà soát, đánh giá các giải pháp đã triển khai để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Năm 2020, tổ chức tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020”. Trong đó, Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan (Công Thương, LĐTBXH, NN&PTNT, TTTT, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, NHCSXH, các tổ chức của người khuyết tật…) đi sâu nghiên cứu,

tổng kết Đề án theo các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ-TTg.

Xây dựng Dự án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn, trong đó có khoảng 1 triệu lao động thông được hỗ trợ đào tạo nghề.

Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được triển khai nhất quán từ TW đến các địa phương, trên cơ sở các văn bản về chủ trương của Đảng và chính sách cụ thể của nhà nước như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2010 phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020”; đây là chương trình tổng thể về xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ, mục tiêu trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng...; trong đó có việc tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng nông thôn...

Theo xu thế phát triển, nông thôn sẽ từng bước được đô thị hóa, các khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất tập trung được hình thành, kéo theo các công ty, doanh nghiệp sản xuất ra đời, với nhu cầu rất lớn về nguồn lao động, mà chủ yếu là lao động giản đơn, tay nghề thấp, thậm chí lao động không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật. Do đó, việc ban hành và thực hiện các chiến lược, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn sẽ góp phần tạo ra nguồn lao động có tay nghề phục vụ trong sản xuất công nghiệp, NN, phi NN ngay

tại địa phương, cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.

Nội dung thực hiện chính sách chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, chính quyền các cấp về thực hiên công tác dạy nghề cho LĐNT và ĐTN phát triển nguồn nhân lực.

Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định mang tính pháp lý của một chế độ xã hội. Trong chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các mục tiêu, Giải pháp, các chủ thể với nhau cũng như các quy trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách.

Lập kế hoạch, phổ biến tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn cần xác định các mục tiêu tuyên truyền về chính sách và lựa chọn các phương thức tuyên truyền để đạt được các mục tiêu đó. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ĐTN cho LĐNT thông qua các hình thức như tuyên truyền trực tiếp,tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông các loại báo hình, qua mạng internet, thông qua các hoạt động tư vấn về đào tạo nghề....

Phổ biến chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn qua hình thức tuyên truyền trực tiếp( tuyên truyền miệng ). Tuyên truyền miệng về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là hình thức tuyên truyền mà đặc trưng là dùng lời lẽ trực tiếp truyền đạt nội dung chính sách cho người nghe. Tuyên truyền miệng có nhiều ưu thế, đặc biệt là tính linh hoạt, có thể

tiến hành ở bất cứ địa điểm nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh. Do đây là hình thức phổ biến chính sách một cách trực tiếp nên người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, người nghe có cơ hội trao đổi, thảo luận.

Tuyên truyền chính sách trên các loại hình báo chí. Đây là hình thức có tính phổ cập, thường xuyên, kịp thời và rộng khắp, rất có ưu thế trong tuyên truyền chính sách đao tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Tiếp nhận chính sách thông qua báo chí là con đường tự nhiên, dễ tiếp thu bởi báo chí có các hình thức thể hiện rất sinh động và có nhiều thể loại tin, bài viết hết sức phong phú. Phổ biến chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên các loại hình báo chí là một công cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội cao. Các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mỗi người dân trong đời sống sinh hoạt thường ngày của mình được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng phê phán, nêu rõ các hiện tượng sai trái thực hiện không đúng chính sách, những hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Cho nên việc tuyên truyền chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, có nhiều ưu thế và là một trong những phương pháp, phương thức tuyên truyefn giáo dục chính sách hiện nay có hiệu quả cao, được nhiều người ở nhiều lứa tuổi quan tâm

Một số cách thức phổ biến tuyên truyền chính sách qua mạng intenet. Cung cấp văn bản liên quan đến chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Hỏi đáp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, Xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về chính sách. Tổ chức giao lưu trực tuyến.

Tuyên truyền thông qua hoạt động tư vấn đào tạo nghề. Hình thức này có đặc trưng chính là thông qua việc cung cấp dịch vụ giải đáp về chính sách đào tạo nghề, hướng dẫn người nghe để họ hưởng những quyền, lợi ích của mình.

Chuẩn bị nguồn lực tài chính thực hiện chính sách đào tạo nghề cho TNNT. Nguồn ngân sách nhà nước gồm 3 nội dung: Nguồn kinh phí thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước gồm học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyển giao công nghệ, vốn đầu tư tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước thời gian qua luôn quan tâm đầu tư cho đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế. Ngân sách nhà nước cũng được bố trí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay vốn hộ nghèo… Tuy ngân sách nhà nước hiện nay dành cho công tác đào tạo nghề khá cao, song hiệu quả dạy nghề cho thanh niên nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, các vùng trung du và miền núi phía Bắc, tây nguyên có số lao dộng nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề thấp. Trong khi đó cả nước có không ít cơ sở đào tạo hoạt động cầm chừng hoặc đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Nguồn lực tài chính ngoài ngân sách dành cho lao động nông thôn bao gòm các nguồn sau học phí, nguồ viện trợ phát triển ODA trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc phát triển các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề trong thòi gian tới là rất cần thiết. Cần tăng cường thu hút nguồn xã hội hóa vào hỗ trợ đào tạo nghề, đồng thời đẩy mạnh cơ chế tự chủ để đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát. Hằng năm, đưa việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn vào kế hoạch kiểm tra pháp luật dạy nghề nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho TNNT đã được tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 25 - 39)