Thực tế phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, các chủ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

Nhằm tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban, ngành trong tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, ngày 16/6/2019, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 179 về việc thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2020 — 2025. Theo đó, kế hoạch cũng đã phân công rõ trách nhiệm của các phòng, ban, ngành như sau:

(1)Phòng Nội vụ:

Phối hợp với Phòng Tư pháp, UBND các xã tổ chức, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, hoặc nhiệm vụ liên quan tới việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao trỉnh độ, kỹ năng giải quyết công việc cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi thanh niên trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp trong quận.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất UBND huyện triển khai thực hiện quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ chỉ tiêu thống kê thanh niên Việt Nam trên địa bản cấp huyện, phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Lao động và TBXH. Quận đoàn tiếp tục tổ chức thực hiện triển khai có hiệu quả Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Phòng Tài chính – Kế hoạch

Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các xã tổng hợp trình UBND huyện phân bổ các nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho thanh niên và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên huyện; hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí; giám sát việc thực hiện tài chính của chương trình theo quy định.

(3)Phòng Giáo dục và Đào tạo

Lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào kế hoạch phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục nghề nghiệp tại huyện đến năm 2025. Chỉ đạo các Trường trung học cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí đầu tư cho công tác hướng nghiệp dạy nghề, báo cáo với UBND huyện xem xét, quyết định.

(4)Phòng Lao động và TBXH

Là cơ quan thường trực công tác giải quyết đào tạo nghề nói chung, giải quyết đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của chương trình vào chương trình dạy nghề, chương trình phát triển việc làm.

Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hội chợ giao dịch việc làm, tuyên truyền phổ biến và cung cấp thông tin về cung cầu lao động.

Phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự,

các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên; chính sách tạo việc làm cho người nghiện. người hết hạn tù trở về địa phương hòa nhập cộng đồng.

(5) Phòng Văn hóa - Thông tin

Phối hợp với các phòng, ban, UBND các xã lồng ghép các mục tiêu, giải pháp của Chương trình vào Chương trình phát triển văn hóa đến năm 2025. Tập trung xây dựng các chương trình, phóng sự, các chuyên đề mang tính nêu gương, các điển hình tiên tiến trong phong trào học nghề lập nghiệp; các tấm gương thanh niên tiêu biểu mạnh dạn khẳng định bản thân làm giàu chính đáng. Tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa của học nghề lập nghiệp, lập thân.

Tăng cường công tác tham mưu, đổi mới phương thức, cách thức hoạt động thông tin, truyền thông, cách tiếp nhận thông tin về giáo dục nghề nghiệp và các văn bản chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên.

Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan đến thanh niên; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm về sản phẩm văn hóa không lành mạnh nhất là qua mạng viễn thông, internet, điện thoại di động và các phương tiện thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên.

(6) Huyện Thạch Thất

Phối hợp với Phòng Nội vụ, các phòng, ban, UBND các xã: Xây dựng đề án hỗ trợ lãi suất vay vốn giúp thanh niên phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên; đề án đầu tư các trang thiết bị vui chơi cho thanh thiếu nhi ở cơ sở; đề án phát triển văn phòng giới thiệu việc làm, tổ hợp tác thanh niên.

Tiếp tục triển khai thực hiện: đề án, tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ và xuất khẩu lao động cho thanh niên; đề án thanh niên

tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025; Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay vốn phục vụ nhu cầu học tập. đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất nông nghiệp.

(7) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hiện nay, huyện Thạch Thất có 6 cở sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là chủ thể chính trong công tác đào tạo nghề. Thực hiện các nhiệm vụ từ tuyên truyền, tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng đào tạo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)