Khái quát chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 50 - 58)

1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

2.1. Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa

2.1.1. Khái quát chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất, thành

2.1. Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Thất, thành phố Hà Nội

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình cũ), huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai. Cách Hà Đông 28 km về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 40 km về hướng Đông.

Hình 2.1. Sơ đồ hành chính huyện Thạch Thất

Khí hậu

Thạch Thất là khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa rõ rệt. Do đặc điểm địa hình, Thạch Thất được chia thành 2 vùng khác nhau:

- Vùng đồng bằng, độ cao trung bình từ 5m – 7m, có khí hậu của Đồng bằng sông Hồng, khí hậu nóng ẩm hơn, nhiệt độ trung bình năm 23.80C, lượng mưa trung bình 1700mm – 1800mm.

- Vùng đồi, độ cao trung bình 15m – 50m, khí hậu lục địa, chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 24.50C, lượng mưa trung bình 2300mm – 2400mm. Mùa hạ có mưa nhiều, thường có bão (hàng năm có 5-7 cơn bão) với lượng mưa khoảng 300mm trong 2-3 ngày.

Địa hình

Thạch Thất có địa hình đa dạng, vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Vùng đồi gò, bán sơn địa: nằm ở phía hữu sông Tích, diện tích khoảng 72 km2, chiếm 60.7% diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ những dộc trũng. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đất phong hoá xen lẫn lớp sỏi ong. Tầng đất canh tác thấp. Với đặc điểm như vậy thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến thời điểm năm 2004 một phần diện tích của vùng bán sơn địa huyện đã quy hoạch thành các vùng phát triển đô thị và công nghiệp.

- Vùng đồng bằng phía Đông: nằm ở phía tả ngạn sông Tích, địa hình tương đối bằng phẳng. Địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù sa, riêng ven sông Tích là nền địa chất phù sa cổ. Với đặc điểm như vậy thuận lợi cho việc đa dạng hoá vật nuôi cây trồng, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, song khó khăn về công tác chống úng và sự lựa chọn chế độ canh tác thích hợp đối với các vùng trũng.

Tài nguyên: Đây là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương.

Tài nguyên đất

Thống kê phân loại đất, thổ nhưỡng Thạch Thất bao gồm các loại đất sau: - Vùng đồng bằng: có loại đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. - Vùng đồi, núi: có loại đất nâu, vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến sét.

Đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có diện tích lớn, phân bổ rộng. Tại các vùng có địa hình trũng, ngập nước lâu ngày, mức nước ngầm nông có đất gley. Đất nâu vàng trên phù sa cổ và đỏ vàng trên đất phiến sét phân bố chủ yếu ở vùng đồi gò.

Nhìn chung, đất Thạch Thất có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng cây gây rừng.

Tài nguyên nước

Nhìn chung tài nguyên nước dồi dào phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng cần có hệ thống tưới tiêu hợp lý để điều hoà nước, giữ nước và cấp nước vào mùa khô. Với nguồn nước mặn và nước ngầm hiện có tuy chưa chủ động điều tiết đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhưng trong tương lai khi xây dựng chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây thời kỳ sau 2020, trục đường 21A, tỉnh lộ 80 với hệ thống nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cụm, điểm công nghiệp… cần có giải pháp cấp thoát nước phù hợp.

Khoáng sản

Thạch thất là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, Thạch Thất có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở xã Đại Đồng, đá ong ở Bình Yên.

Đá ong là vật liệu xây dựng nên việc khai thác đá đã có lịch sử từ lâu đời, đến nay vẫn khai thác theo phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế thấp, trữ lượng đá tốt đã giảm nhiều.

Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Trên cơ sở đánh giá và vận dụng đúng thế mạnh, tiềm năng của địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, những năm qua kinh tế huyện Thạch Thất đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt 11,8%, tổng nguồn vốn đầu tư trong nhiệm kỳ đạt 9.886 tỷ đồng. Năm 2015 tổng giá trị sản xuất ước đạt 12.500 tỷ đồng tăng 176% so với năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm vượt 116% so với Nghị quyết đại hội đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến nay tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 67,7%, thương mại dịch vụ chiếm 20,7%, nông lâm thủy sản còn 11,6%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục được đầu tư phát triển, đã hoàn thiện đồng bộ hạ tầng 1 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với diện tích 160 ha, giải quyết cho 1.294 doanh nghiệp và hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh, toàn huyện có 10 làng được công nhận làng nghề truyền thống, có 925 doanh nghiệp, hợp tác xã và 21.500 hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Huyện đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Hoạt động thương mại dịch vụ du lịch phát triển phong phú đa dạng, trong 5 năm đã xây mới 7 chợ, hình thành nhiều khu vực kinh doanh thương mại. Trong sản xuất nông nghiệp tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch đạt 98%, đưa giống lúa mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất chiếm 95% diện tích, nhân rộng các mô hình trồng hoa rau an toàn, cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh cho thu nhập cao gấp 3 đến 4 lần so với cấy lúa.

Toàn huyện có 167 mô hình chăn nuôi hiệu quả. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, toàn huyện đã đầu tư trên 3.700 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó huy động xã hội hóa được gần 1.600 tỷ đồng và 20.100m2 đất, có 13 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, những xã còn lại đạt từ 14 đến 18 tiêu chí.

Về xã hội

- Về công tác giáo dục – đào tạo: Từng là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn được các cấp uỷ, chính quyền huyện chăm lo và đặt làm nhiệm vụ trọng tâm. Công tác xã hội hoá giáo dục và công tác khuyến học được đẩy mạnh, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo, trên cơ sở đó tạo xu hướng tích cực cho việc học văn hóa và học nghề trong nhân dân, vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2010 – 2015, tỷ lệ chuyển lớp bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt 99,3%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đạt trên 98%, trong 5 năm có 4.676 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Ngành giáo dục đào tạo luôn giữ vững là đơn vị tốp đầu của ngành giáo dục đào tạo thủ đô. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất được quan tâm, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường cũng được nâng cao. Đến nay 100% giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở trong toàn huyện đã đạt chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng được củng cố và tăng cường.

- Công tác y tế: Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98%, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và công tác phòng chống dịch. Cơ sở vật chất cho tuyến xã được tăng cường. Đến nay toàn huyện có 23/23 xã có trạm y tế với hơn 100 giường bệnh, các trạm được xây dựng tại nơi thoáng mát, rộng rãi, cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng, 100% trạm y tế có

bác sĩ, 117/169 thôn có cán bộ y tế thôn. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm rõ rệt.

- Đời sống dân cư: Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh những năm qua nên thu nhập của người dân trong huyện cũng tăng, từ đó chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao, trong giai đoạn 2010 - 2015 đã giảm 5.186 hộ nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện còn 2,64. Song mức sống lại không đồng đều giữa các vùng, các xã. Các xã vùng đồng bằng có sản xuất nông nghiệp và nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nên đời sống nhân dân khá, còn các xã vùng đồi gò đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp.

2.1.2. Thực trạng về lực lượng thanh niên nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

2.1.2.1. Thực trạng về quy mô thanh niên nông thôn

Việt Nam là nước có dân số đông thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 13 trên thế giới đồng nghĩa với nó là số người trong độ tuổi lao động cũng gia tăng nhanh về số lượng, gây áp lực rất lớn về quá trình đô thị hóa, về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nhóm trong độ tuổi lao động mà chủ yếu là thanh niên.

Ngày 21/8, UBND thành phố Hà Nội có Báo cáo số 238/BC-UBND, về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thạch Thất đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Theo báo cáo, huyện Thạch Thất có 19 xã và thị trấn. Số xã xây dựng nông thôn mới của huyện là 18 xã. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, toàn huyện có 18/18 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo số liệu thống kê, Huyện Thạch Thất có hơn 80.000 người trong độ tuổi lao động, ở 19 xã, thị trấn. Những năm qua, đời sống kinh tế của nhân

dân được nâng lên do các ngành nghề thủ công ở các làng nghề phát triển, đặc biệt là từ khi Chính phủ phê duyệt Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thu hút đầu tư, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Trong phát triển kinh tế, huyện tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, xử lý rác thải, các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Trung ương và thành phố để tháo gỡ khó khăn, động viên khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các nhóm sản phẩm làng nghề truyền thống, có thế mạnh, có uy tín và thương hiệu; khai thác hiệu quả các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới máy móc thiết bị nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, nhờ khai thác các tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống huyện đã chủ trương phát triển thương mại dịch vụ du lịch.

Song song với đó, huyện Thạch Thất cũng tiếp tục đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, con người. Quy hoạch, phát triển đồng bộ các thiết chế văn hóa gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có. Tăng cường đầu tư hạ tầng cho văn hóa - xã hội và tiếp tục phát huy hiệu quả công tác xã hội trong các hoạt động văn hóa trên địa bàn. Thực hiện quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đáp ứng yêu cầu.

Thạch Thất có trên 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước (cả nước là 65,4%); LLLĐ dồi dào.

Theo điều tra lao động - việc làm hàng năm của Sở Lao động-TB&XH, nhóm LĐNT thường được xác định (nhóm từ đủ tuổi 15 tuổi đến 34 tuổi) năm 2019 là hơn 80.000 người; điều này cho thấy, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, đặt biệt là lực lượng thanh niên ở nông thôn của huyện rất dồi dào.

2.2.1.2. Thực trạng về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên nông thôn

Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - TB&XH, LLLĐ là thanh niên của huyện đến hết năm 2019 có khoảng 89.670 người, chiếm 72,9% trên tổng LLLĐ nông thôn (123.004 người). Về trình độ học vấn: Có 43.400 người đã

tốt nghiệp THPT, chiếm khoản 48,4%; 34.343 người đã tốt nghiệp THCS, chiếm

khoảng 38,3%; 10.670 người đã tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 11,9%; 1.120 người chưa tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoảng 1,25%.

Theo số liệu điều tra hàng năm của Sở Lao động-TB&XH thành phố

[36], nếu như năm 2015, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện có khoảng 7.379 người, chiếm 11,5% trên tổng số TNNT (64.170 người), thì đến 2019 tăng lên 22.417 người, chiếm khoảng 25% so với số LĐNT trong độ tuổi (89.670 người). Qua kết quả điều tra các năm, nhóm lao động ly hương chiếm đa số là lao động ở nông thôn đã qua đào tạo dưới các hình thức khác nhau và nhóm công nhân, lao động có tay nghề nhưng chưa được các cơ sở đào tạo kiểm tra công nhận cấp chứng chỉ, nên ở đây có thể thống nhất xem các nhóm lao động này thuộc lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. (Bảng 2.1):

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT giai đoạn 2015-2019

(ĐVT: Người / %)

Nguồn: Số liệu điều tra LĐ-VL năm 2015 và 2019 của Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 50 - 58)