1.2 .Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo nghề
đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Trong giai đoạn 2020 – 2025, mục tiêu của huyện sẽ đào tạo bình quân mỗi năm khoảng 5000 lao động, trong đó số TNNT được hỗ trợ chính sách từ Đề án 1956 mỗi năm khoảng hơn 2000 người.
- Tỷ lệ qua đào tạo đạt 70% và qua đào tạo nghề đạt 60%; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề này đạt tối thiểu 85%.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho TNNT nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của TNNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Cơ cấu lao động trong nông lâm ngư nghiệp đến năm 2025 dự kiến giảm xuống còn dưới 30% lao động xã hội. Hỗ trợ tạo việc làm cho trên 6.500 lao động thông qua cho vay nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.
- Đưa 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài (bình quân mỗi năm 300 lao động) [20].
- Với những mục tiêu chủ yếu trên, nhiệm vụ trọng tâm phát triển đào tạo nghề, đào tạo nghề cho TNNT của huyện giai đoạn 2020 - 2025 đặt ra là:
- Trước hết, triển khai quy hoạch, tổ chức củng cố, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở GDNN trên địa bàn huyện theo tinh thần Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH TW Đảng khóa XII” về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL” [2].
- Tiếp tục quan tâm đầu tư thích hợp cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện để các cơ sở đảm bảo điều kiện tăng chỉ tiêu tuyển sinh, tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo; chú ý tăng tỷ lệ đào tạo nghề trình độ cao đẳng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa, nhằm huy động các nguồn lực xã hội đầu tư công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề và đào tạo nghề cho TNNT; cho phép những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở thêm các trung tâm, trường đào tạo nghề dân lập, tư thục theo đúng quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề của huyện. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có đủ điều kiện mở lớp đào tạo nghề, kèm nghề, truyền nghề.
- Quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để có sự kết nối trong hoạt động đào tạo và hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.
- Tiếp tục rà soát, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT từ cấp huyện đến các xã, thôn một cách chuyên nghiệp, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Tiếp tục quan tâm và có chính sách hợp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề, nhất là chính sách đào tạo sau đại học; có chính sách đãi ngộ hợp lý, tôn vinh các giáo viên dạy nghề có nhiều thành tích nhằm khuyến khích, động viên để họ có động lực phấn đấu làm tốt hơn công tác dạy nghề.
- Làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động chung và theo từng ngành nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ở từng thời điểm để lập, triển khai thực hiện các kế hoạch về cung - cầu lao động một cách hợp lý, sát đúng.
3.3. Giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian tới