Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển thương hiệu dịch vụ ngâm bùn khoáng tại trung tâm du lịch suối khoáng nóng tháp bà (Trang 81 - 83)

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của thương hiệu

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác phát triển thương hiệu Tắm Bùn Khoáng Nha Trang của Trung tâm vẫn còn những hạn chế

• Công tác định vị thương hiệu Tắm bùn

Định vị thương hiệu thông qua thị phần khách rất dễ gặp nhiều thiếu sót đôi khi chưa mang tính xác thực bởi những số liệu thứ cấp mà công ty có được thông qua điều tra nội bộ cũng có thể chưa đúng với thực tế. Và nếu chỉ đánh giá và định vị thông qua những số liệu thứ cấp thu thập được thì chỉ đánh giá được một đối tượng đó là đối thủ cạnh tranh, trong khi đó khách hàng cũng là một yếu tố cực kì quan trọng mà chưa được đề cập đến, dẫn đến thiếu tính sát thực.

Chưa xác định được sự đánh giá trực tiếp của khách hàng về thương hiệu tắm bùn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

• Các chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu bùn khoáng trong thời gian qua: - Chính sách giá niêm yết mà trung tâm thực hiện là rất hay, làm khách hàng tin tưởng tuy nhiên một số ít các đơn vị gửi khách lại không đồng ý, bởi vì họ sẽ không được bán vé cao hơn để nhận trực tiếp tiền hoa hồng, từ đó họ sẽ hướng khách của mình sử dụng những dịch vụ của đối thủ cạnh tranh làm giảm lợi nhuận cho trung tâm. Đây là điều còn hạn chế trong chính sách này là không làm thỏa mãn lợi ích của các kênh phân phối.

- Trong chính sách quảng bá trên các kênh phân phối, đội ngũ marketing bên ngoài quá mỏng, và Trung tâm chưa đề ra mục tiêu rõ ràng cho lực lượng tiếp thị nên hoạt động diễn ra chưa có hiệu quả. Họ chưa hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Đồng thời, hai nhân viên này làm công việc hướng dẫn và kiêm luôn tiếp thị, họ không chuyên sâu công tác tiếp thị nên trình độ cũng hạn chế.

- Trong chính sách truyền thông tiếp thị sản phẩm dịch vụ bùn khoáng trên

các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là qua công cụ truyền hình. Công ty không chủ động làm quảng cáo riêng cho mình mà chỉ quảng cáo nhờ vào phóng sự của các đài truyền hình Trung Ương thì số lần xuất hiện và phát sóng trên tivi là rất ít vì nó phụ thuộc vào các chương trình du lịch đó. Hơn nữa, các chương trình du lịch đó không chỉ quảng cáo cho một địa điểm du lịch mà còn có nhiều địa điểm khác nữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt vì lúc đó sẽ làm cho du khách có những sự so sánh và lựa chọn, vì thế, nếu có những nơi nào đẹp và chất lượng phục vụ cao hơn thì dễ dàng làm cho khách chuyển hướng đi du lịch ở những nơi đó, mà quên đi Trung tâm.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TẮM BÙN KHOÁNG TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ NHA TRANG.

Dựa trên thực trạng công tác phát triển thương hiệu tại Trung Tâm Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp Bà Nha Trang bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, do đó Tôi đã đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu những hạn chế còn tồn tại trong công tác phát triển thương hiệu dịch vụ Tắm bùn khoáng tại Trung tâm như sau:

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển thương hiệu dịch vụ ngâm bùn khoáng tại trung tâm du lịch suối khoáng nóng tháp bà (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)