3.1.1. Xu hướng phát triển của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu sẽ phát triển theo hướng bền vững và có sự
tương tác trực tiếp giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng: Theo như
Liên Hợp Quốc dự báo, vào năm 2050, dân số thế giới sẽ chạm mốc 9,7 tỷ người. Sự gia tăng dân số nhanh chóng sẽ đặt ra nhiều vấn đề về an ninh lương thực, khan hiếm
nguồn đất, nước, ô nhiễm môi trường,... trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng trong tương lai cần trở nên nhạy bén hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm do có sự thay đổi trong số lượng, cơ cấu tuổi tác dân số và thu nhập, nhận thức, thị hiếu của họ và để đối phó với những
thách thức đáng kể của biến đổi khí hậu và sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Người
tiêu dùng đang dần có ý thức hơn về môi trường, sức khỏe và ngày càng yêu cầu nhiều hơn những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc. Do đó, các nhà sản xuất, chế biến cần sản xuất ra lượng thực phẩm nhiều hơn nữa mà vẫn đảm bảo được độ lành mạnh và bổ dưỡng, chăn nuôi, trồng trọt và chế biến theo cách thân thiện với môi trường và có đạo đức kinh doanh. Như vậy, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu lúc này không còn đơn thuần là một chiều mà đòi hỏi có sự phản hồi liên tục giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Vai trò của nhà bán lẻ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chuỗi giá trị
nông sản toàn cầu: Các nhà bán lẻ lớn như chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, hệ
thống cửa hàng bán lẻ đang có xu hướng chi phối, dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản toàn
marketing và phân phối là khâu mang đến giá trị gia tăng cao nhất trong toàn bộ chuỗi
nên họ trở nên có quyền lực, có sức ảnh hưởng nhất định.
Nhiều công đoạn sẽ được hợp nhất trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu:
Đầu
vào không đồng đều dẫn đến chất lượng đầu ra không đảm bảo là một lý do chính khiến các khâu trong chuỗi giá trị có xu hướng ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau, từ khâu cung cấp đầu vào đến khâu chế biến, phân phối. Ví dụ, các tập đoàn, công ty chế biến nông sản muốn sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn sạch, sẽ ký kết hợp đồng với nông dân trồng sản phẩm theo tiêu chuẩn này, đảm bảo đầu ra, bao tiêu sản phẩm
cho nông dân với mức giá hợp lý. Các tập đoàn, doanh nghiệp này sẽ hỗ trợ người nông dân từ nguyên liệu sản xuất đến công nghệ, quy trình và kiểm soát khâu sản xuất của người nông dân sao cho được thực hiện theo đúng yêu cầu, đảm bảo số lượng, chất lượng như trong hợp đồng đã ký kết. Có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, một số công ty đã triển khai tốt mô hình này như Nestlé gắn kết với người nông dân Việt đưa các sản phẩm cà phê Việt Nam chất lượng ra toàn cầu hay VinEco cũng hợp tác thành công với hơn 800 nông hộ để cung cấp các sản phẩm rau, củ, quả sạch tới tay người tiêu dùng. Xu hướng này ngày càng trở nên quan trọng do nó đem lại lợi ích cho nhiều bên, không chỉ giúp nâng cao năng suất, sản lượng, thu nhập cho người
nông dân; đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến và thành phẩm đầu ra cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Các tiêu chuẩn ngày càng gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu:
Song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn chất
lượng, an toàn thực phẩm, các quy định kỹ thuật ngày càng được các nước sử dụng khắt khe và rộng rãi như một hàng rào bảo hộ nền nông nghiệp trong nước. Vượt ra ngoài các tiêu chuẩn, quy định của các quốc gia hay các cộng đồng thương mại quốc tế, nhiều doanh nghiệp, công ty hàng đầu trong chuỗi cũng đặt ra các tiêu chuẩn tự nguyện riêng cho mình trong thu mua sản phẩm. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này có
3.1.2.1. Cơ hội
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, tích cực khi đã thiết lập được quan hệ giao thương với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, đã và đang đàm phán, ký kết 16 hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và tranh thủ được nguồn vốn FDI, tiếp thu thành
tựu khoa học công nghệ hiện đại của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, trong
giai đoạn gần đây, Việt Nam đã ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới với mức độ, phạm vi cam kết sâu rộng hơn, đem đến nhiều cơ hội to lớn. Đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, nhiều thị trường lớn như Canada, Nhật Bản, Úc đã cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng nông sản nước ta về 0%.
Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EVFTA, ngay khi có hiệu lực, dòng thuế của các mặt hàng nông sản như rau quả, nước ép, cà phê, tiêu, điều,... sẽ được xóa bỏ, gạo Việt cũng được áp thuế 0% trong hạn ngạch 80.000 tấn/năm. Tất cả những ưu đãi này không chỉ mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU,. mà còn giúp giá bán của nông sản Việt trên các thị trường này giảm đi đáng kể, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại đến từ các đối thủ như Trung Quốc, Ản Độ, Thái Lan,. Ngoài ra, khi EVFTA được thực thi, 39 chỉ dẫn địa lý của mặt hàng thực phẩm, nông sản nước ta sẽ được Liên minh châu Âu bảo hộ, giúp quảng bá và khẳng định thương hiệu của nông sản Việt trên thị trường EU.
Trong thời điểm mới đây, hồi quý I năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra
căng thẳng, Trung Quốc tạm đóng cửa khẩu, siết chặt thông quan khiến nhiều loại nông sản hàng hóa Việt Nam ùn ứ tại biên giới và tắc đầu ra, khiến nhiều hộ sản xuất,
doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta thua lỗ. Dù trực tiếp đem đến thiệt hại nhưng đây lại chính là cơ hội tốt để nông dân, doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, rút ra bài
3.1.2.2. Thách thức
Tuy rằng việc tham gia các hiệp định CPTPP và EVFTA mang đến cho Việt Nam những cơ hội không nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức nhất định. Dù hàng rào thuế quan không còn là vấn đề nhưng rào cản phi thuế quan ở thị trường EU
hay thị trường các nước thành viên CPTPP lại rất nghiêm ngặt. Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài tiêu chuẩn chất lượng, EU còn đặt ra nhiều quy định liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm đó như các tiêu chuẩn về môi trường, lao động (độ tuổi lao động, điều kiện làm việc, mức lương,...), dư lượng chất cấm, truy xuất nguồn
gốc,... Chỉ cần một doanh nghiệp nào không đáp ứng được các yêu cầu này, hàng xuất sang bị trả về thì cả các doanh nghiệp khác thuộc ngành hàng đó của nước ta cũng bị ảnh hưởng theo, các lô hàng sau sẽ bị kiểm tra kĩ lưỡng và gắt gao hơn.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Một tỷ lệ lớn tài nguyên nông nghiệp nằm ở vùng đất thấp ven biển và đồng bằng châu thổ, có nghĩa là các ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt trực tiếp với những rủi ro khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng cực đoan như hạn hán, mưa đá, lũ lụt ngày càng xảy ra trên diện rộng với sự gia tăng về cường độ, tần suất. Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ và gây áp lực lớn đến ngành trồng trọt, làm suy thoái đất trồng, thu hẹp diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng sâu bệnh, giảm năng suất cây trồng và sản lượng lương thực của nước ta.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA VIỆT NAMTRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TOÀN CẦU TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TOÀN CẦU