TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 90 - 93)

khi tham gia chuỗi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua một loạt các FTA và tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn ra căng thẳng như hiện nay. Từ nhiều khó khăn còn tồn tại, để tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng và chứng minh uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng còn thấp của mình ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các hộ sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phân tích, đánh giá tình hình, dựa vào các lợi thế sẵn có của mình để có kế hoạch tham gia vào những khâu phù hợp, đem lại giá trị gia tăng cao nhất có thể cho mình trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Chính phủ cùng các Bộ, Ban, ngành liên quan, các hiệp hội ngành hàng

cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho hộ nông dân, doanh nghiệp dễ dàng tham gia hơn vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

KẾT LUẬN

Hàng nông sản có những đặc điểm riêng biệt, khác với các loại hàng công nghiệp nên số lượng các khâu trong chuỗi giá trị ngắn hơn và giá trị gia tăng cũng phân bổ khác nhau ở từng khâu. Nhìn chung, chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản gồm các khâu cơ bản là R&D, sản xuất (nuôi/trồng), chế biến, phân phối và marketing, trong đó giá trị gia tăng cao nhất thu được ở khâu phân phối và marketing - khâu này thường do các nước phát triển đảm nhiệm, còn khâu sản xuất thô thường được thực hiện tại các nước đang phát triển đem lại ít giá trị gia tăng nhất.

Tận dụng các lợi thế so sánh về chi phí lao động và điều kiện tự nhiên, Việt Nam mới chỉ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu nông sản thô mà chưa tham gia sâu vào các công đoạn mang đến giá trị gia tăng cao hơn. Nhìn chung, các mặt hàng nông sản

của Việt Nam đều có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thậm chí một số loại nông sản và chuỗi giá trị riêng biệt của một số doanh nghiệp đã tham gia được các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Song, đa phần nông sản nước ta hiện vẫn nằm ở “đáy” chuỗi do nhiều nguyên nhân đến từ sự yếu và thiếu trong liên kết, trong chất lượng, công nghệ và thương hiệu.

Trước xu thế chung về phát triển bền vững trong nông nghiệp, trước những thách thức nhất định do các FTA, do biến đổi khí hậu, do dịch bệnh,... đặt ra, nhiều giải pháp cần được phối hợp, thực hiện đồng bộ giữa Nhà nước, Ban, Bộ, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, người sản xuất để nông sản Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu ngày một khắt khe đến từ thị trường thế giới, từ đó mới có thể trụ vững và tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nghiên cứu còn nhiều hạn chế là mới chỉ tập trung phân tích được số ít mặt hàng đại diện cho toàn ngành hàng nông sản nên không tránh khỏi thiếu sót trong những nhận định và chưa có nhiều dẫn chứng, giải pháp mang tính định lượng. Vì vậy, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này là cần đi sâu phân tích đa dạng nhiều mặt hàng nông sản để có cái nhìn toàn diện, rút ra được những nhận xét, đánh giá xác đáng về sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản Việt Nam và tập trung vào phần tính toán số liệu, từ đó đề xuất được các

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w