Thực trạng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 72)

diện nông sản Việt vẫn chưa nổi bật trong mắt bạn bè quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA

MỘT SỐ

MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phêtoàn cầu toàn cầu

2.2.1.1. Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Các khâu và giá trị tạo ra ở từng khâu trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu được

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Đinh Văn Thành, 2009 và Penny Bamber, Jack Daly and Gary Gereffi, 2017

Các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu theo ba cấp độ là: giá trị gia tăng thấp, giá trị gia tăng trung bình và giá trị gia tăng cao.

Giá trị gia tăng thấp

Ở cấp độ này, các hoạt động được triển khai là trồng trọt và thu hoạch. Sản xuất bắt đầu bằng việc người nông dân trồng cây cà phê tại các nông trại rồi sau đó thu hoạch. Việc thu hoạch có thể diễn ra theo hai cách là hái thủ công bằng tay hoặc có sự hỗ trợ cơ học từ máy móc, thiết bị. Khâu trồng trọt này thường được thực hiện tại các nước đang phát triển thâm dụng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động như Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia,...

Nghiên cứu và phát triển (R&D) nằm ở cấp độ này. Đây là khâu đòi hỏi có sự đầu tư về công nghệ, về vốn để nghiên cứu ra các loại giống, phân bón và các kỹ thuật

canh tác cà phê để tạo ra các cây trồng có năng suất, chất lượng, có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu của thị trường thay đổi và xây dựng ngành cà phê bền vững.

Khâu thu gom, chế biến cũng nằm ở đây. Cà phê sau khi được người trồng

thu

hoạch sẽ được thu gom, chế biến bởi các nhà máy, thương nhân để đưa ra thị trường. Với hoạt động chế biến thô sơ, quả cà phê được xử lý và xay, nghiền để tách lấy hạt. Quá trình xử lý diễn ra thông qua một trong hai cách là chế biến khô hoặc ướt. Chế biến khô là phơi quả cà phê ra nắng trong khoảng một tháng để quả trở nên giòn và lúc đó có thể dễ dàng tách hạt ra, cách này thường được sử dụng cho Robusta và loại hạt Arabica chất lượng thấp. Còn chế biến ướt là ngâm quả cà phê trong nước để làm mềm và loại bỏ lớp bên ngoài, được thực hiện trong vòng 24 giờ ngay sau khi thu hoạch. Chế biến ướt thường mang đến cho cà phê hương vị tốt hơn và góp phần nâng

cao giá trị cà phê. Sau quá trình xử lý sơ như vậy, cà phê được xay và rửa sạch để thu

được sản phẩm là hạt cà phê xanh. Các tác nhân tham gia vào giai đoạn này có thể là các hộ sản xuất, hợp tác xã, thương nhân, các công ty thương mại. Với hoạt động chế

biến chuyên sâu, đây là hoạt động đòi hỏi kỹ thuật và tri thức, trong đó sẽ chuyển đổi

từ cà phê hạt thô sang loại cà phê có chất lượng, giá trị cao hơn là cà phê hòa tan hoặc

cà phê rang xay. Tham gia vào hoạt động này chủ yếu là các quốc gia phát triển có trình độ khoa học tiên tiến như Mỹ, Đức, Y,... với các nhà sản xuất thực phẩm đa quốc gia lớn như Nestlé, Kraft Foods, Smuckers và các nhà rang xay có tên tuổi như Starbucks, Tchibo và Lavazza.

Giá trị gia tăng cao

Nhìn chung, trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, Việt Nam mới chủ yếu tham gia các khâu đem lại giá trị gia tăng thấp và trung bình. Các khâu cụ thể được tác giả phân tích dưới đây.

Khâu trồng trọt

Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hạt xanh lớn thứ 2 trên thế giới kể từ cuối thập niên 1990, chỉ xếp sau Brazil. Niên vụ 2019 - 2020, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam ước đạt 31,2 triệu bao (tương đương khoảng

1,88 triệu tấn), chiếm khoảng 18% tổng sản lượng sản xuất cà phê của thế giới. Tổng diện tích đất canh tác được che phủ bởi cà phê trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã duy trì ở mức trên 600.000 ha trong nhiều năm gần đây và ngày càng được mở rộng, cho đến

nay đã đạt khoảng hơn 688.000 ha, trong đó, riêng khu vực Tây Nguyên chiếm trên 90% diện tích cả nước, bao gồm các tỉnh trồng cà phê chính như là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum. Năng suất bình quân đạt 26 tạ/ha của Việt Nam so với bất kỳ quốc gia sản xuất cà phê nào khác trên thế giới là cao hơn đáng kể.

Tuy nhiên, sản xuất của nước ta lại chủ yếu tập trung vào hạt Robusta - loại hạt đem lại giá trị gia tăng thấp hơn so với hạt Arabica. Đó là lý do tại sao mà thống kê của ITC Trade Map cho thấy năm 2019, Việt Nam là nước có lượng cà phê nhân xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil nhưng xét về trị giá kinh tế lại xếp tận thứ 4 sau cả Colombia và Thụy Sỹ, trong khi lượng cà phê xuất khẩu của Colombia chỉ bằng một nửa và thậm chí lượng xuất khẩu của Thụy Sỹ chỉ tương đương với 6% lượng xuất khẩu của nước ta. Theo ICO, trong khi Robusta chiếm đến 92,9% tổng diện tích trồng cà phê và 97% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam thì các giống Arabica hiện chỉ chiếm vài phần trăm ít ỏi còn lại. Thực tế Arabica ít phổ biến ở Việt Nam phần nào được lý giải bởi nguyên nhân liên quan đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước ta. Arabica chỉ thích hợp để canh tác tốt ở các vùng đất có độ cao lớn,

thường trên 1000 mét so với mực nước biển và khí hậu mát mẻ với nhiệt độ dao động

và ở những vùng núi cao thường chưa phát triển về điều kiện kinh tế, điều kiện giao thông, cơ sở vật chất không thuận tiện, điều kiện canh tác của người dân cũng còn nhiều hạn chế. Hiện, số ít cây cà phê Arabica ở Việt Nam được trồng ở các tỉnh thành

như Đà Lạt, Quảng Trị, Nghệ An, Điện Biên và Sơn La. Bên cạnh đó, trong quá trình

trồng trọt và thu hoạch cà phê ở nước ta vẫn còn những mặt tồn tại nhất định. Sản xuất cà phê ở Việt Nam còn bị chi phối bởi các nông hộ nhỏ lẻ với đại đa số mỗi hộ sở hữu nông trại từ 0,5 - 2 ha. Tình trạng kinh doanh phân tán cũng như trình độ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch khác nhau khiến cà phê không được thu hoạch đúng cách, chất lượng đầu ra không đồng đều giữa các hộ gia đình và giữa các địa phương. Thu hoạch là một trong số những khâu quan trọng và có ảnh hưởng đến chất lượng của cà

phê. Mùa cà phê ở nước ta bắt đầu vào đầu tháng 10, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và mùa khô ở miền Nam, và thời điểm thu hoạch cà phê sẽ diễn ra khi quả cà phê có màu đỏ tươi, bóng và chắc. Quả cà phê chủ yếu được thu hoạch bằng tay, thông qua hai cách, một là cách chọn lọc tức hái những quả chín từ cây và để lại những quả chưa chín để thu hoạch sau, hai là hái cả quả chín lẫn quả chưa chín. Ở Việt Nam, cách thu hoạch thứ 2 là phổ biến hơn cả và vì hái đồng loạt cả quả chín lẫn quả xanh, quả non nên chất lượng cà phê nguyên liệu không đồng đều. Trong quá

trình canh tác, còn xảy ra tình trạng bón phân không cân đối và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến chất lượng sản phẩm giảm sút và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng sản phẩm.

Do đó, có thể nói trong khâu sản xuất trồng trọt, Việt Nam tuy mạnh về mặt lượng nhưng về mặt chất còn chưa tương xứng, trị giá xuất khẩu chưa cao. Dù Việt Nam đứng thứ hạng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu về sản lượng sản xuất ra - đứng thứ nhất về sản lượng Robusta và đứng thứ 2 về tổng sản lượng cà phê nhưng lợi nhuận thu được không nhiều vì chúng ta còn tập trung vào phân khúc sản phẩm Robusta đem lại giá trị gia tăng thấp, chưa chú trọng hướng tới phân khúc cà phê đặc sản để cung cấp cho các thị trường tiêu dùng cao cấp.

hoạch cà phê tươi sẽ làm khô chúng đa phần bằng cách phơi khô tự nhiên trong chính

sân nhà mình do máy móc, thiết bị trong các cơ sở chế biến nhỏ cũng như các hộ gia đình thường không được đầu tư, còn thiếu và sơ sài. Tuy nhiên, do diện tích sân phơi không đủ, hạt cà phê có thể bị phơi quá dày hoặc chất thành đống và trình độ lao động

trong chế biến không cao khiến chất lượng cà phê cuối cùng không được đảm bảo, lẫn tạp chất, mất mùi và đôi khi xuất hiện nấm mốc. Đây là phương pháp dễ thực hiện

với chi phí thấp nhưng dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều. Đối

với việc chế biến được thực hiện bởi các nhà thu gom tư nhân thì vai trò chính của

các nhà thu gom là trung gian đến thu mua hàng hóa từ người trồng cà phê rồi vận chuyển đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, cho nên số lượng các nhà thu gom tham gia chế biến chỉ chiếm số ít và chỉ tham gia chế biến khô đơn giản như làm

sạch tạp chất, cọ xát khô và đánh bóng. Còn với việc chế biến diễn ra tại các doanh

nghiệp, để thu được hạt cà phê xanh đem đi xuất khẩu, doanh nghiệp cũng sơ chế

chủ

yếu theo phương pháp chế biến khô như sấy khô, phân loại, trộn và đánh bóng hạt nhưng có sử dụng thiết bị hiện đại hơn các hộ sản xuất. Nhìn chung, phương pháp chế biến được áp dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây vẫn là chế biến khô, tập trung vào khâu sơ chế trong khi tỷ lệ cà phê được chế biến sâu còn ít, chỉ khoảng 8% lượng cà phê xuất khẩu của nước ta được chế biến sâu (theo báo Công

Thương). Với phương pháp chế biến khô, quả cà phê được sấy khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc thông qua máy sấy cơ học nhưng theo ICO, hiện, gần 80% sơ chế sau thu hoạch ở nước ta là bằng ánh nắng mặt trời. Hầu hết nông dân sấy cà phê sau khi thu hoạch ngoài trời rồi bán cho người thu gom. Mức độ cơ giới hóa trong các hộ gia đình còn thấp với rất ít nông dân có thể sấy cà phê bằng máy. Số doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu mới chiếm 1/3 trong tổng số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, còn lại vẫn phải thông qua thương lái, đại lý để thu mua cà phê. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cà phê quy mô lớn, các doanh

trung chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với tổng công suất thiết kế lên đến 1,5 triệu tấn/năm và tổng công suất thực đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay có tổng công suất thiết kế khoảng 52 nghìn tấn mỗi năm; 8 nhà máy chế

biến cà phê hòa tan có tổng công suất thiết kế đạt gần 37 nghìn tấn/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 nhà máy chế biến cà phê phối trộn 3 trong 1 và 2 trong 1 với tổng công suất thiết kế khoảng 140 nghìn tấn/năm và tổng công suất thực đạt 81,6%. Song, hàm lượng công nghệ cao chưa đáng kể, có thể nói năng lực cạnh tranh

của ngành cà phê Việt Nam chủ yếu đến từ lợi thế về chi phí nhân công, nguyên liệu. Biểu đồ 2.4 phản ánh trình độ công nghệ chế biến cà phê tại nước ta tính đến hết quý I/2019. Công nghệ chế biến cà phê của nước ta vẫn sử dụng công nghệ trung bình và công nghệ trung bình tiên tiến là nhiều. Cụ thể, nhóm công nghệ tiên tiến chiếm ít nhất, khoảng 13% tương đương với 8 doanh nghiệp; nhóm công nghệ trung bình tiên tiến chiếm nhiều nhất, chiếm 54%, tương đương với 34 doanh nghiệp phần lớn là các

công ty thuộc nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn; và có khoảng 21 doanh

■ Công nghệ tiên tiến

■ Công nghệ trung bình tiên tiến

■ Công nghệ trung bình

Nguồn: VietnamBiz, 2019

Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam đang dần mở rộng sang lĩnh vực cà phê hòa tan, rang xay với lợi nhuận cao hơn so với việc xuất khẩu cà phê mới chỉ qua sơ chế. Tại Việt Nam, một số tập đoàn đầu tư vào chế biến sâu nổi bật là Vinacafe Biên Hòa, Trung Nguyên và Nestlé. Ba đại gia này cũng đang chiếm giữ thị phần cà phê hòa tan lớn nhất ở thị trường trong nước và mặt hàng xuất khẩu của họ cũng chủ yếu

là cà phê hòa tan. Tập đoàn Intimex với lượng xuất khẩu chiếm tới 1/3 lượng xuất khẩu hạt cà phê Robusta của nước ta, cũng đang ngày càng giảm dần xuất khẩu cà phê nhân và đẩy mạnh sản phẩm cà phê hòa tan để gia tăng doanh thu thông qua đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với tổng vốn 100 triệu USD, công suất đạt 20.000 tấn/năm, hoàn thành trong giai đoạn 5 năm 2019 - 2024. về các sản phẩm cà phê rang xay, có một số thương hiệu như Đắk Hà (Kon Tum), Thu Hà (Gia Lai), L'amant Café, K Coffee, Vinacafe, King Coffee và Trung Nguyên. Tuy nhiên, công nghệ xử lý, chế biến sâu ở nước ta vẫn ở mức thấp do đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trung và dài hạn mà các công ty Việt Nam có tiềm lực tài chính còn mỏng, không mạnh bằng các công ty nước ngoài. Dù thị trường cà phê Việt đã và đang chứng kiến sự chuyển mình dần từ sơ chế - xuất khẩu sang chế biến chuyên sâu - xuất khẩu của các doanh nghiệp nhưng sự tham gia vào khâu chế biến, rang xay của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu vẫn còn hạn chế.

Khâu marketing và phân phối

Hoạt động marketing và phân phối cà phê Việt hiện phần lớn vẫn phụ thuộc vào các nhà buôn, nhà sản xuất hay chuỗi cửa hàng cà phê của nước ngoài. Ví dụ, Nestlé - nhà sản xuất cà phê Thụy Sỹ có tiếng từ lâu đã liên kết với nông dân Việt Nam, cho ra đời nhiều sản phẩm cà phê hòa tan, rang xay có nguồn gốc từ Việt Nam và đưa chúng ra thị trường thế giới; hay sản phẩm cà phê Arabica có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt đã được Starbucks - đế chế cà phê lớn nhất toàn cầu lựa chọn, phân phối trong hệ thống cửa hàng của mình, phục vụ cho người tiêu dùng ở rộng khắp thế giới dưới cái tên Starbucks Reserve Vietnam Da Lat. Theo báo Công Thương, đến 92% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của nước ta là xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng hạt thô, mới qua sơ chế và sau đó được xuất khẩu sang các nước tiên tiến hơn để tiến hành chế biến sâu. Chỉ có một số thương hiệu lớn trong nước đã phần nào khẳng định

được tên tuổi trên thị trường thế giới có khả năng chế biến sâu và xuất đi mặt hàng cà

phê hòa tan, rang xay như là Trung Nguyên hay Vinacafe Biên Hòa.

Với Trung Nguyên, tập đoàn này đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu đến trên 80 nước và vùng lãnh thổ, các sản phẩm đã có mặt tại nhiều thị trường kinh tế trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga,... thông qua hệ thống phân phối

Trung Quốc, sau khi khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại Thượng Hải vào năm 2017, đến nay, Trung Nguyên đã đầu tư phát triển mạnh mạng lưới nhà phân phối chuyên nghiệp với 20 nhà nhập khẩu và trên 100 đại lý phân phối. Sản phẩm cà

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w