những năm
gần đây
2.1.2.1. Sản xuất
Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng đối với nước ta, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân mà còn tạo sự ổn định xã hội, góp phần phát
tấn; sản lượng trái cây tăng 50%, từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn và sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, xếp thứ 6 trên thế giới. Nước ta trở thành một trong số các quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới với vai trò ngày càng sâu sắc về việc hỗ trợ an ninh lương thực cho
các nước khác. Cũng trong 10 năm gần đây từ 2009 đến 2019, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng 4,3 lần, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64% và tốc
độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 2,61%/năm. Năng suất lúa của Việt Nam đạt 5,6 tấn/ha, cao nhất Đông Nam Á, so với Ản Độ là gấp 1,5 lần và so với Thái Lan là gần gấp đôi; năng suất hồ tiêu cao gấp 1,3 lần so với Ản Độ và 3 lần so với Indonesia; năng suất cà phê so với Brazil cao gấp 1,5 lần, so với Indonesia, Colombia cũng gấp những 3 lần;...
Đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, trong đó phải kể đến một số vùng lãnh thổ và quốc gia đầu tư tích cực nhất
như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông. Tuy nhiên, nông nghiệp lại chưa phải là điểm đến ưa thích của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay nói cách khác, dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế. Trên thực tế, dòng vốn FDI tập trung nhiều cho khu vực công nghiệp, trong khi nông nghiệp luôn nhận được đầu tư ít nhất, với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư chỉ chiếm khoảng 1%. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 12.000 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các hoạt động như
chế biến, bảo quản, cung cấp nguyên liệu đầu vào, thương mại,... Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã có một số tập đoàn, công ty lớn như Dabaco Việt Nam, TH, Lavifood, Nafoods, Vinamilk, Masan, Đồng Giao, Ba Huân,...
Để kết nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân, hợp tác xã trở thành mắt xích không thể thiếu. Theo BNN&PTNT, năm 2019, cả nước đã thành lập mới được 6 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 1.800 hợp tác xã nông nghiệp, nâng
thực hiện liên kết chuỗi, liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Một số hợp tác xã có doanh thu cao, quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn trên nhiều tỉnh thành có thể kể
đến như hợp tác xã bò sữa Tân Thông Hội (Thành phố Hồ Chí Minh), hợp tác xã Evergrowth (Sóc Trăng), hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Lâm Đồng),...
Tuy nhiên, nhìn chung thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ,
chưa tập trung, với đất đai sản xuất còn manh mún, phân tán thành nhiều mảnh với diện tích nhỏ và quyền sử dụng đất thuộc về các hộ gia đình. Hiện, cả nước có gần 14 triệu nông hộ với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, còn hơn 70% số hộ có diện tích sản xuất dưới 0,5ha, so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan thì diện tích đất bình quân của hộ nông dân Việt Nam thấp hơn hẳn. Phần lớn sản xuất, thu hoạch do nông dân tự phát, không theo quy trình; Nhà nước cũng chưa có chính sách, kế hoạch đầu tư bài bản đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể. Bên cạnh đó, trình độ, kỷ luật, tính chuyên nghiệp của lao động nông thôn không cao; cơ sở hạ tầng
phục vụ nông nghiệp còn hạn chế; số doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít; ứng dụng khoa học công nghệ chưa nhiều; sản xuất nông nghiệp chưa bắt kịp nhiều trào lưu mới về sản xuất hữu cơ, xanh, sạch, do đó nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và các tiêu chuẩn khắt khe đến từ thị trường quốc tế.
2.1.2.2. Xuất khẩu
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước
ta đều vượt trên 30 tỷ USD và qua các năm tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 6,4%/năm. Đặc biệt, năm 2019, theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục xuất khẩu hơn 41 tỷ USD, so với năm 2018 tăng khoảng 3,2% và xuất siêu toàn ngành ước đạt 10,4 tỷ USD, so với
hô hấp cấp SARS-CoV-2 nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục
duy trì được kết quả khả quan với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 9 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019
■ Ngành nông, lâm, thủy sản
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020
Theo thống kê và công bố định kỳ của Tổng cục Hải quan, nhóm hàng nông sản xuất khẩu chính của nước ta bao gồm 8 mặt hàng là: rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su. Có thể thấy qua biểu đồ 2.2, ở giai đoạn 2011 - 2019, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản này dao động trong khoảng từ 13,1 tỷ USD đến 17,8 tỷ USD, trong đó năm 2013 đạt trị giá thấp nhất và năm 2018 đạt trị giá cao nhất, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3%/năm. Năm 2019, kim
ngạch xuất khẩu nhóm nông sản chính tăng 24% khi so sánh với năm 2011, từ 13,6 tỷ đô lên 16,9 tỷ đô, tăng 3,3 tỷ đô la.
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019Rau Rau quả Lượng Trị giá 623 829 1.095 1.489 1.839 2.461 3.508 3.810 3.747 Hạt điều Lượng 178 221 261 303 328 347 353 373 456 Trị giá 1.473 1.470 1.647 1.994 2.398 2.841 3.516 3.366 3.289 Cà phê Lượng 1.256 1.732 1.302 1.691 1.341 1.780 1.566 1.878 1.653 Trị giá 2.752 3.673 2.721 3.557 2.671 3.336 3.500 3.538 2.855 Chè Lượng 134 147 141 132 127 138 149 127 137 Trị giá 204 225 230 228 217 228 233 218 236 Hạt tiêu Lượng 124 117 133 155 131 178 215 233 284 Trị giá 732 794 890 1.202 1.259 1.429 1.118 759 714 Gạo Lượng 7.112 8.016 6.592 6.331 6.582 4.809 5.819 6.115 6.366 Trị giá 3.657 3.673 2.925 2.935 2.796 2.159 2.633 3.064 2.805 Cao su Lượng 817 1.023 1.076 1.072 1.137 1.253 1.381 1.564 1.702 Trị giá 3.235 2.860 2.492 1.781 1.531 1.670 2.250 2.092 2.302
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019
■ Nhóm hàng nông sản chính
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng nông sản của nước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm một cách đáng kể khi mà kim ngạch xuất khẩu rau quả, hạt điều
tăng mạnh, vượt qua gạo, cao su, cà phê để soán những ngôi đầu về trị giá nông sản xuất khẩu. Bảng 2.1 cho thấy vào những năm đầu của thập niên, các sản phẩm như gạo, cao su, cà phê luôn dẫn đầu về khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu trong nhóm
hàng nông sản của cả nước, còn trị giá xuất khẩu của hàng rau quả là tương đối thấp. Cụ thể, năm 2011, trong khi gạo, cao su, cà phê lần lượt chiếm đến 27%, 24% và 20%
cơ cấu xuất khẩu nông sản thì rau quả chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 5%; năm 2012, gạo và cà phê cùng chiếm 25%, cao su chiếm 19% thì tỷ trọng rau quả vẫn chỉ chiếm 6%. Nhưng trong vài năm trở lại đây, xét về lượng cũng như trị giá xuất khẩu, khi các mặt hàng nông sản còn lại giữ ổn định hoặc thậm chí giảm sút thì rau quả, hạt
nâng tỷ trọng lên gấp 4 lần thành 22% trong cơ cấu xuất khẩu nông sản; theo sau là hạt điều cũng ghi nhận một mức tăng ấn tượng, với kim ngạch đạt 3,29 tỷ đô la, so với năm 2011 tăng gấp 2,2 lần và chiếm 19% cơ cấu xuất khẩu nông sản; gạo, cà phê,
cao su giờ đây tụt hạng, lần lượt chỉ còn chiếm 17%, 17% và 14% (biểu đồ 2.2). Như
vậy, tính riêng trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chính, từ 4 mặt hàng đạt trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm vào năm 2011 đã tăng lên, đóng góp 5 mặt hàng bao gồm: rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, cao su vào tổng số 32 mặt hàng thuộc tất cả các lĩnh vực của cả nước đạt kim ngạch “tỷ đô” năm 2019. Về khối lượng xuất khẩu, hiện
xếp thứ hạng cao trên thế giới có một số loại nông sản Việt như cà phê Robusta, điều nhân dẫn đầu toàn cầu; cà phê nhân với vị trí số 2; gạo đứng thứ 3;...(Đơn vị: nghìn tấn, triệu USD)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính của Việt Nam năm 2011 và năm 2019 Năm 2011 Sắn & sản phẩm từ sắn 7% Rau quả 5% Chè 1% Hạt tiêu Hạt điều 11% Gạo 27% Cà phê 20% 5% Cao su 24% Năm 2019 Sắn & sản phẩm từ sắn 6% Chè 1% Gạo 17% Hạt tiêu 4% Cà phê 17% Rau quả 22% Cao su 14%
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Phạm vi thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta trải rộng trên toàn cầu với khoảng 190 nước và vùng lãnh thổ có sự hiện diện của nông sản Việt, trong đó cần phải kể đến các thị trường lớn nhất là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta liên tục đặt chân được vào các thị trường khó tính và có mức tăng trưởng xuất khẩu khả quan. Mặt hàng gạo Việt hiện đã xuất hiện trên hơn 150 nước và vùng lãnh thổ, từng bước thâm nhập vào các nước châu Mỹ, Trung Đông.
Mặt hàng rau quả cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công cuộc mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước có yêu cầu cao sau nhiều năm đàm phán như vải thiều được cấp phép vào Úc, Mỹ, Malaysia, EU (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan), Nhật Bản;
chôm chôm, vú sữa vào thị trường Mỹ; nhãn được xuất sang Mỹ, Úc; thanh long vào thị trường Mỹ, Nhật, Hàn, Singapore, New Zealand; xoài vào thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Chile;...
về xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, mặc dù chưa phát triển mạnh bằng các sản phẩm trồng trọt song nước ta cũng đạt được một số thành tựu nhất định khi thâm nhập được các thị trường lớn như đã xuất trứng gà giống sang Myanmar; trứng gà
Đài Loan,...; mật ong sang Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; thịt lợn đông lạnh sang Hong Kong, Myanmar, Malaysia; thịt gà chế biến sang Nhật Bản và mới đây nhất, Liên bang Nga đã chính thức đồng ý nhập khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam. Nước ta cũng được đánh giá là nước có tiềm năng chăn nuôi lớn nhưng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong trị giá xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Tính đến hết năm 2019, các mặt hàng chăn nuôi vẫn chưa lọt vào nhóm sản phẩm xuất khẩu “tỷ đô”. Sản xuất chăn nuôi chủ yếu để phục vụ tiêu dùng trong nước mà chưa được đẩy mạnh về xuất khẩu có thể nói là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chế biến thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn trên cả nước, khó kiểm soát các dịch bệnh lây nhiễm và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như khó để các sản phẩm nội địa vượt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt do các quốc gia nhập khẩu đặt ra.
Hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta còn có hạn chế nằm ở chỗ các sản phẩm mới được xuất đi dưới dạng thô là chủ yếu, tạo ra ít giá trị gia tăng, phần lớn đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thương hiệu của các nhà trung gian thương mại ở các nước khác nên chưa có nhiều sức cạnh tranh. Dù là một nước xuất khẩu nông sản lớn, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới, nhiều loại nông sản hàng hóa của Việt Nam vẫn thiếu nhãn mác, chưa có chỉ dẫn địa lý, chưa có các thương hiệu nổi tiếng mang tầm cỡ quốc tế. Thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản có mức độ đa dạng hóa chưa cao, đa phần tập trung vào các quốc gia trong khu vực và nông sản Việt Nam chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đến từ các sản phẩm tương tự thuộc các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia,. Đến nay, thông qua quá trình đàm phán, ký kết các FTA, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam dù đã được nước ngoài cắt giảm thuế nhập khẩu, thậm chí là giảm thuế về 0% nhưng để nhập khẩu vào một số thị trường thì nông sản nước ta vẫn chưa được phép do chưa đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng cũng như kiểm dịch động, thực vật do nước nhập khẩu đề ra.
Nhìn chung, nông sản Việt đã được xếp ở thứ hạng khá cao trên bản đồ nông sản thế giới về khối lượng xuất khẩu với một số mặt hàng tiêu biểu như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, song, nước ta mới chỉ dừng lại ở khâu xuất khẩu sản phẩm thô là
khâu đem lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu và hình ảnh nhận diện nông sản Việt vẫn chưa nổi bật trong mắt bạn bè quốc tế.