Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 78)

2.3.2.1. Tồn tại

Việt Nam mới chỉ dừng lại tại khâu tạo ra ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi

giá trị toàn cầu ngành hàng nông sản: Trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Việt

Nam đã khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của mình và trở nên có thế mạnh ở khâu sản xuất sản phẩm - khâu đem lại giá trị thấp nhất, trong khi các khâu còn lại như R&D, chế biến, marketing và phân phối đem đến giá trị gia tăng cao hơn thì mức độ cũng như khả năng tham gia của Việt Nam còn trung bình, thậm chí là yếu.

Nông sản hàng hóa của Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế: Nông sản nước ta chủ yếu xuất ra thị trường thế giới dưới dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên giá trị gia tăng thấp, những sản phẩm này sau đó được xử lý, chế biến và bán bởi các công ty nước ngoài dưới dạng hàng hóa đóng gói và có thương hiệu trên thị trường quốc tế với giá cao hơn nhiều. Nhiều mặt hàng dù lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thương mại thu về lại chưa tương xứng, điển hình như mặt hàng cà phê nhân xuất khẩu của nước ta năm 2019 dù về lượng xếp thứ 2 nhưng về kim ngạch thì xếp thứ 4 thế giới; hay như mặt hàng chè của Việt Nam, dù lượng xuất đi cũng thuộc hàng đầu thế giới nhưng vì chủ yếu là xuất thô và không có thương hiệu, giá chè của nước ta chỉ bằng 50 - 60% giá trung bình của thế giới. Theo nhận định của VCCI, 80% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang danh các thương hiệu nước ngoài. Với những sản phẩm đã có thương hiệu, bao bì thì mẫu mã còn thiếu tính

mỹ, chưa thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản không cao, thiếu tính

đồng đều, ổn định, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều sản phẩm dù đã xuất khẩu rồi nhưng lại bị trả về do dư lượng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật vượt quá biên độ cho phép. Ngoài ra, chi phí logistics cao cũng là một yếu tố gián

tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nông sản, khiến nông dân và doanh nghiệp chịu thiệt. Theo BNN&PTNT, chi phí logistics trung bình của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay cao hơn so với mức trung bình của các ngành khác, trong đó, chi phí logistics đối với rau quả và gạo còn chiếm đến 30% trên tổng chi phí.

Mức độ tập trung thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam cao khiến nông

sản bị động trong việc tìm đầu ra: Mặc dù số lượng thị trường xuất khẩu nông sản

Việt Nam rất đa dạng, lên đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng nhìn chung xuất khẩu nông sản của nước ta có xu hướng tập trung ở một vài điểm đến chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN. Đặc biệt, sản xuất - xuất khẩu nông sản Việt Nam bị chi phối quá nhiều bởi nước láng giềng Trung Quốc. Điều này dẫn đến tình trạng một khi thị trường này gặp sự cố hay bất ổn, nông sản Việt lập tức lao đao, ùn ứ, khó tìm được thị trường tiêu thụ mới, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho hộ nông dân và nhà sản xuất trong nước. Có thể thấy vào những giai đoạn gần đây, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng vào năm 2019 hay dịch bệnh

Corona bùng phát nghiêm trọng vào những tháng đầu năm 2020, Trung Quốc siết chặt nhập khẩu, tạm đóng cửa biên giới khiến lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam sang nước này như thanh long, dưa hấu, sầu riêng, nhãn, chè, hồ tiêu,...

sụt giảm đáng kể, nông sản đẩy vào thị trường nội địa với mức giá bán tuột dốc thảm hại mà vẫn ế ẩm, gây thua lỗ nặng cho người trồng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nông nghiệp

của Việt Nam phần lớn vẫn còn mang tính tự phát và nhỏ lẻ; quá trình quy hoạch, tích tụ, tập trung đất đai để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, nông

và đạo đức kinh doanh chưa cao, thiếu ngoại ngữ, thiếu thông tin thị trường, sản xuất

còn truyền thống, thủ công, tư duy còn mạnh ai nấy làm, chưa chú ý đến liên kết nhóm, sản xuất tập trung.

Thứ hai, liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị còn yếu. Để hình

thành nên các chuỗi sản xuất khép kín, liên kết sản xuất gắn với chế biến và phân phối, tiêu thụ nông sản bền vững, các tác nhân là doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng, cần có sự phối hợp, gắn kết ăn ý với nhau. Trong đó, nông dân là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu mà thị trường đề ra; còn doanh nghiệp và hợp tác xã

như người dẫn dắt, làm cầu nối thông tin, cung ứng đầu vào, hỗ trợ người nông dân bao tiêu sản phẩm, nhiều doanh nghiệp thâm nhập được thị trường nước ngoài, nắm được các quy định ở các thị trường này, từ đó có thể quay trở lại hướng dẫn người dân sản xuất, chế biến sao cho hợp lý. Tuy nhiên, tính liên kết giữa hợp tác xã, doanh

nghiệp và hộ nông dân ở nước ta được đánh giá là còn yếu kém. Thực tế hiện nay cho

thấy, người nông dân Việt Nam còn hạn chế về năng lực, trình độ, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như mẫu mã, bao bì, chưa đủ điều kiện được cấp các loại giấy chứng nhận cho nên khó được các nhà phân phối thu mua. Việc kết nối giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa ký kết

được những hợp đồng chặt chẽ, tỷ lệ nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa

người sản xuất và doanh nghiệp còn thấp, ý thức tuân thủ hợp đồng của nhiều nông dân và doanh nghiệp còn chưa cao.

Thứ ba, năng lực công nghệ chế biến nông sản và cơ giới hóa trong nông

nghiệp chưa phát triển mạnh ở nước ta. Số cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản có quy

liệu mà hiệu quả đem lại thì thấp. Trình độ công nghệ chế biến nông sản ở Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức trung bình so với thế giới.

Thứ tư, ngành dịch vụ logistics chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm

năng và kỳ vọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, khiến chi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh cho nông sản Việt. Hạ tầng logistics tại nước ta nhìn chung còn chưa được đầu tư đúng mức, thiếu đồng bộ, rời rạc, khả năng kết nối các loại hình giao thông khác nhau như đường thủy với đường bộ ở nhiều tỉnh, thành còn chưa thông suốt. Các trung tâm logistics của Việt Nam hiện được đầu tư mang tính tự phát và phân bố manh mún, cơ sở chế biến, điểm tập kết hàng, hệ thống kho bãi còn thiếu hay không gần với khu nguyên liệu xuất khẩu. Dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi ở các khu vực như ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng

điểm của cả nước nhưng hạ tầng giao thông, hệ thống cảng bị phân tán và thiếu cảng biển, các sản phẩm trái cây xuất khẩu từ khu vực này không được xuất đi trực tiếp từ vùng nguyên liệu mà phải vận chuyển ra cảng Cát Lái hoặc Cái Mép bằng đường bộ khiến chi phí vận tải nội địa, giá thành sản phẩm bị đội lên và rủi ro hư hỏng, hao hụt

cũng tăng cao. Tình trạng quá tải, kẹt cảng vẫn thường xuyên diễn ra tại một số cảng trọng điểm như cảng Cát Lái gây tốn thêm chi phí lưu bãi, lưu kho cho doanh nghiệp do giải phóng hàng chậm. Ngoài ra, công nghệ chuỗi lạnh (cold chain) còn trong giai đoạn mới phát triển và chưa được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam nên hệ thống kho lạnh, xe tải đông lạnh còn thiếu và không đủ đáp ứng nhu cầu. Cả nước hiện mới chỉ có khoảng 14% nhà sản xuất có liên kết với chuỗi kho lạnh.

Thứ năm, nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp còn chật vật trong quá trình

tiếp

cận các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng để phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Dù Nhà nước đã xác định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng, có chính sách cho nông dân vay tín chấp nhưng thực tế thì phần lớn nông dân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, nông dân vẫn phải có tài sản thế chấp và thủ tục hành chính trong việc cho vay còn rườm rà. Cụ thể, dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP nâng gấp đôi mức cho vay khi không có tài sản bảo đảm lên tối đa 200 triệu đồng

đình thậm chí còn chưa được cấp sổ đỏ. Ngoài ra, người dân bị một lần nợ xấu là không được tiếp tục vay vốn, trong khi rất nhiều nông dân rơi vào danh sách có nợ xấu. Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dù thuộc đối tượng được ưu đãi vay vốn ngân hàng với mức

lãi suất thấp hơn thị trường nhưng số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước còn rất hạn chế, tiêu chí để

doanh nghiệp được công nhận có ứng dụng công nghệ cao chủ yếu là định lượng, không định tính, nên rất khó cho việc chứng minh, thẩm định giấy tờ, hồ sơ; trong khi đó, giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách ưu đãi. Vậy nên, số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng còn rất ít ỏi, các doanh nghiệp cũng không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà chuyển sang các lĩnh

vực khác để đầu tư với ít rủi ro hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nông nghiệp nói chung và sản xuất - xuất khẩu nông sản nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng ở nước ta qua nhiều năm. Nông sản Việt Nam nhìn chung đã được xếp ở vị trí khá cao trên bản đồ nông sản thế giới về khối lượng xuất khẩu với một số

mặt hàng tiêu biểu như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, song, nước ta mới chỉ dừng lại ở khâu xuất khẩu sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu và hình ảnh nhận diện nông sản Việt vẫn chưa nổi bật trên trường quốc tế. Thông qua phân tích sự tham gia của một số mặt hàng điển hình của nước ta như cà phê và rau quả vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, có thể thấy Việt Nam đã tận dụng được các lợi thế điển hình của một nước đang phát triển về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ để trở nên có thế mạnh trong khâu sản xuất nông sản trong khi các khâu còn lại như nghiên cứu và phát triển, chế biến, marketing và phân phối đem đến giá trị gia tăng cao hơn thì mức độ cũng như khả năng tham gia của Việt Nam còn trung bình, thậm chí là yếu. Từ đó, đòi hỏi cần

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w