1.2.3.1. Yếu tố bên trong
khả năng tài chính, marketing,... tốt. Chất lượng nhân công mạnh về lĩnh vực nào cũng quyết định đến khâu mà doanh nghiệp, quốc gia tham gia trong chuỗi.
Các ngành phụ trợ: Trong sản xuất nông nghiệp, các ngành phụ trợ cung cấp
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc và thiết bị cho sản xuất, thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản đầu ra. Trong chuỗi giá trị nông sản, sự liên kết giữa khâu cung cấp đầu vào và khâu sản xuất rất quan trọng bởi chất lượng nguyên liệu có tốt, có chọn lọc kỹ càng thì chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành mới được nâng cao. Bên cạnh đó, năng lực của các dịch vụ hỗ trợ như công nghiệp chế biến, vận tải, ngân hàng, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại điện tử,...
cũng sẽ quyết định đến sự vận hành giữa các khâu trong chuỗi có trơn tru hay không.
1.2.3.2. Yếu tố bên ngoài
Môi trường thể chế: Chính phủ mỗi quốc gia đều cố gắng tạo môi trường
kinh
doanh thuận lợi cho người sản xuất, doanh nghiệp trong nước thông qua các chính sách, dịch vụ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vận tải, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, tạo điều
kiện để thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, tạo thêm việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sự hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ,. tạo điều kiện cho các tác nhân gia nhập chuỗi. Nhìn chung, những chính sách phù hợp của các nhà chức trách sẽ góp phần gia tăng cơ hội thành công và giảm bớt rủi ro cho các hộ nông
dân, doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Ngoài ra, mức độ tự do hóa thương mại, sự tham gia vào các tổ chức thương mại là các yếu tố mở đường cho việc tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song, trong những năm gần đây, trong bối cảnh thuế quan liên tục giảm theo các cam kết và hiệp định tự do thương mại giữa các nước, thế giới đã và đang chứng kiến một sự gia tăng
mạnh mẽ về số lượng hàng rào kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt với lĩnh vực thương
mức độ nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn đều tăng. Điều này không chỉ làm tăng thêm chi phí sản xuất mà thậm chí còn có thể kìm hãm sự tham gia của các hộ nông dân, doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng: Với sự gia tăng dân số nhanh chóng
trên thế giới, nhu cầu của thị trường ngày càng lớn và đa dạng, khả năng đáp ứng tại chỗ của các nhà sản xuất trong nước không đủ nên xu hướng lôi kéo thêm sự tham gia của nhiều nhà sản xuất nước ngoài vào thị trường là tất yếu. Song song với đó, người mua hàng toàn cầu ngày càng yêu cầu khắt khe hơn, ngày càng tăng những đòi
hỏi về chất lượng và khối lượng hàng cung cấp, về nhãn mác thương hiệu, về tốc độ và sự tin cậy trong giao hàng, về sự tùy chỉnh sản phẩm thông qua chế biến, đóng gói
và đảm bảo về an toàn sản phẩm. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia như hiện nay, người tiêu dùng ở nhiều nước đã biết đến các nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của nhiều mặt hàng nông sản cũng như các hệ thống phân phối uy tín. Thương hiệu trong trường hợp này đóng vai trò như một lời cam kết về chất lượng, do đó, họ ngày càng trở nên ưa chuộng các sản phẩm có thương
hiệu.
Tóm lại, các hộ nông dân, doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu cần phải tìm hiểu, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tham gia vào chuỗi của mình, từ đó đưa ra những kế hoạch, giải pháp để tận dụng hoặc giảm thiểu, xóa bỏ những hệ quả mà các yếu tố đó đem lại.