Đẩy mạnh công nghệ chế biến nông sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

quả

các yêu cầu của thị trường. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ ban đầu nhằm khuyến khích nông dân từ bỏ sản xuất manh mún, tham gia mạng lưới liên kết bền vững với các tác nhân khác trong chuỗi là nhà máy chế biến, nhà phân phối, trong đó, để hạn chế rủi ro thì Nhà nước cũng cần có các quy định pháp lý, chế tài xử phạt nghiêm minh để nâng cao kỷ luật tham gia và đảm bảo quyền lợi cho các bên, đảm bảo thỏa thuận trong các hợp đồng diễn ra trôi chảy.

Các hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp lớn cũng đóng vai trò quan trọng khi có thể chủ động liên kết, tập hợp được nhiều hộ sản xuất nhỏ lại với nhau để sản xuất

ra sản phẩm đáp ứng quy trình, yêu cầu của mình cũng như của thị trường. Các hiệp hội, hợp tác xã có thể giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp rộng rãi đến nông dân; doanh nghiệp cần phát triển năng lực cả về mặt sản xuất lẫn khai thác thị trường, làm

nền tảng để chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản xuất cho nông dân, cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin chứng minh tiềm lực, uy tín để tạo niềm tin với nông dân, đi đến ký kết hợp đồng liên kết. Nông sản hàng hóa cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng ngay từ đầu để nông dân có kế hoạch cung ứng; còn doanh nghiệp thì đảm

bảo việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Ví dụ thành công điển hình chính là VinEco đã hợp tác, liên kết với hơn 800 nông hộ tạo thành chuỗi sản xuất rau, củ, quả sạch theo đúng cam kết, đôi bên cùng có lợi.

3.2.3. Đẩy mạnh công nghệ chế biến nông sản và cơ giới hóa trong nôngnghiệp nghiệp

Trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, có thể chia hoạt động của chuỗi diễn ra trên hai nhóm nước cơ bản là nhóm nước sản xuất nông sản (chủ thể chính là các hộ sản xuất, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu) và nhóm nước tiêu thụ nông sản (chủ thể chính là các nhà nhập khẩu, chế biến, nhà phân phối, tiêu thụ). Thông qua phân

nguồn nhân công dồi dào, trong khi các khâu có giá trị gia tăng cao hơn như chế biến,

phân phối, marketing thì trình độ, năng lực về vốn, công nghệ, chất lượng lao động của nước ta còn hạn chế. Do đó, muốn thu được tổng lợi nhuận cao hơn, đạt được hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi, chúng ta cần phải thực hiện song song hai việc,

một mặt vẫn chú trọng khai thác, tận dụng tối đa những lợi thế có sẵn ở khâu trồng trọt, sản xuất mà không phải quốc gia nào cũng sở hữu; một mặt dần dần chuyển sang

các khâu chế biến và phân phối đến các thị trường lớn trên thế giới.

Cần lưu ý rằng, chúng ta không nên di chuyển ồ ạt nguồn lực từ khâu đem lại giá trị gia tăng thấp nhưng có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển lâu dài như sản xuất sang khâu có giá trị gia tăng cao nhất như xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ vươn ra toàn cầu. Đó là điều không khả thi và nước ta sẽ mất nhiều hơn được. Nó không chỉ làm mất đi công ăn việc làm của phần lớn lao động nông thôn ở Việt Nam mà còn gây rủi ro cho nước ta khi ngay lập tức chưa thể cạnh tranh được với các quốc

gia phát triển, các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng toàn cầu về mạng lưới phân phối rộng khắp; làm giảm tăng trưởng của ngành và hạn chế sự đóng góp của sản xuất nông nghiệp vào nền kinh tế chung của cả nước. Cho nên, chúng ta cần có lộ trình phù hợp, từng bước phát triển lợi thế cạnh tranh một cách bền vững. Trước mắt, nâng

cấp lên khâu có giá trị gia tăng trung bình như chế biến cũng khiến cho lợi ích nhận được cao hơn do trải qua một quá trình chuyển đổi, thời gian bảo quản, chất lượng sản phẩm tăng lên; số lượng hao hụt giảm xuống; giá trị được bổ sung thêm cho sản phẩm. Theo ông chủ công ty Vinamit Nguyễn Lâm Viên, dù trồng cây gì, trái ngon, đẹp, đồng đều về kích cỡ cũng chỉ chiếm 30% sản lượng, loại này dùng xuất khẩu tươi để có được giá tốt nhất; còn 70% không đảm bảo mỹ quan bán tươi thì phải được

đưa vào chế biến để tránh lãng phí.

Hiện nay, công nghệ chế biến cũng như bảo quản nông sản sau thu hoạch của Việt Nam được nhận định mới chỉ đạt mức trung bình của thế giới với tỷ lệ nông sản

tìm đến sự hỗ trợ của Chính phủ, ngân hàng với các khoản vay, nhập khẩu dây chuyền,

máy móc, thiết bị chế biến hiện đại sẵn có từ các nước tiên tiến để giảm bớt chi phí tự nghiên cứu, tự triển khai. Song song với việc phát triển các nhà máy chế biến quy mô lớn, các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ nông sản tại chỗ cho người

nông dân cũng cần được chú trọng. Các nhà máy, cơ sở chế biến cần được xây dựng gần vùng nguyên liệu và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu đã được địa phương

phê duyệt, trong đó cần quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trước khi

xây các nhà máy để đạt hiệu quả tối ưu, bởi sự tồn tại và phát triển của nhà máy chế biến được quyết định bởi chính nguồn cung nguyên liệu. Nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với vụ mùa và vùng sinh thái để kéo dài thời gian hoạt động, giảm

khấu hao tối đa cho dây chuyền máy móc trong năm. Các doanh nghiệp sở hữu cơ sở chế biến và hộ nông dân trên các vùng trồng cần có sự phối hợp, cam kết bằng hợp đồng chặt chẽ với nhau để tránh tình trạng lượng nông sản thu hoạch được nhiều nhưng người nông dân bán sản phẩm thô và tươi ra thị trường mà không bán cho nhà máy hoặc nhà máy từ chối mua nông sản của nông dân, nông sản thì thừa trong khi công suất nhà máy chế biến bị lãng phí, không tận dụng được hết.

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w