Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 45)

1.3.1.1. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị cà phê của Guatemala

Với hơn một nửa lực lượng lao động làm nông nghiệp, ban đầu Guatemala là nước phụ thuộc vào việc trồng cà phê thương mại (commodity coffee) như cà phê hòa tan, cà phê phin có giá trị thấp. Guatemala có thể sản xuất một số loại cà phê

sắt cà phê bùng phát vào những năm 1970, các cuộc đảo chính, nội chiến kéo dài và các cuộc khủng hoảng cà phê năm 1993 và 2001 làm suy yếu dần sự phát triển và khả

năng cạnh tranh của ngành cà phê quốc gia, Guatemala đã quyết định chuyển hướng đi từ sản xuất cà phê thương mại sang thành một nhà chuyên về xuất khẩu cà phê đặc

sản (specialty coffee) có giá trị cao. Guatemala bắt đầu tập trung sản xuất vào loại cà phê Arabica chế biến ướt đem lại giá trị cao hơn, được trồng ở độ cao từ 1.370m đến 2.000m so với mực nước biển. Guatemala là nhà sản xuất cà phê lớn nhất Trung Mỹ cho đến khi bị vượt qua bởi Honduras vào năm 2011. Năm 2018, Guatemala là nhà xuất khẩu cà phê chưa rang và chưa khử chất caffeine xếp thứ bảy trên thế giới về giá

trị, khoảng 680 triệu USD, chiếm 3,6% trong tổng xuất khẩu cà phê của thế giới (ITC). Mặc dù phải đối mặt với vô số trở ngại xuyên suốt chặng đường phát triển với

lịch sử khó khăn về biến động chính trị và sự gián đoạn kinh tế, Guatemala vẫn là một trong những quốc gia đứng hàng đầu về sản lượng cà phê đặc sản, nhiều năm liền đạt điểm cao nhất trong các cuộc đấu giá Cup of Excellence cho cà phê đặc sản của mình. Sự nâng cấp thành công Guatemala từ một nhà sản xuất cà phê thương mại

thành một người đi đầu về cà phê đặc sản trong chuỗi giá trị toàn cầu phần lớn nhờ vào các chính sách, chương trình, sự phối hợp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các liên minh cà phê của nước này.

Chính phủ đã cho ra đời chương trình cải tiến năm 1997 tập trung vào việc tăng năng suất và chất lượng cà phê. Dự án này cấp tín dụng đặc biệt cho các hộ sản xuất cà phê với tổng số tiền là 13,75 triệu USD, nhắm đến khoảng 8.000 hộ nông dân

nhỏ và yêu cầu nông dân thay thế cây già bằng cây giống mới, chất lượng cao hơn. Quỹ tín thác cà phê Guatemala được Chính phủ thành lập năm 2001 và hoạt động đến

năm 2026, là một quỹ không hoàn trả, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để hỗ trợ nông dân trồng cà phê trong trường hợp cà phê bị bệnh gỉ sắt. Đại diện cho tất cả các

cà phê xuất khẩu và cung cấp nhiều dịch vụ cho nhà sản xuất, bao gồm cả dịch vụ kỹ thuật (như R&D, thử nghiệm, trình diễn, thử tách, xay xát, giải pháp tài chính, kho bãi,...). Đào tạo kỹ thuật được thực hiện thông qua các lô đất mẫu do ANACAFE điều

hành trong từng khu vực sản xuất. Những mảnh đất này được hỗ trợ bởi nghiên cứu được thực hiện tại Analab, nơi thực hiện phân tích đất, nước và thực vật để đảm bảo phân phối và sử dụng đúng cây giống chất lượng cao, và để giảm thiểu các thách thức

về bệnh và nước. ANACAFE thành lập một trường học Cà phê vào năm 2003 để đào tạo các chuyên gia thử nếm, giúp các nhà máy cà phê xác định chất lượng sản phẩm của chính họ, do đó cho phép họ đàm phán giá cao hơn. Trong giai đoạn 2012 - 2016,

dự án Chuỗi giá trị nông thôn được tổ chức cùng với các hợp tác xã cà phê, đã hỗ trợ nhiều hộ nông dân tiếp cận thị trường thương mại đặc sản giúp các nhà sản xuất tăng giá bán trung bình. Chương trình này bao gồm các lớp về thủ tục xuất khẩu, cách tối đa hóa sự tham gia vào các hội chợ quốc tế và một khóa học về sản xuất và bán cà phê khác biệt. Ngoài ra, các thương nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc

cung cấp tài chính cho các nhà sản xuất cà phê, giúp tài trợ cho cây giống, phân bón và các đầu vào khác. Các thương nhân lớn như Neumann, Ecom và Volcafe đã đầu tư vào các trạm chế biến ướt đảm bảo kỹ thuật phù hợp nhằm thúc đẩy nâng cấp sản phẩm.

Chất lượng cà phê đặc sản đã được nâng cao thông qua sự hỗ trợ từ Chính phủ,

các hiệp hội, hợp tác xã với những nỗ lực nâng cấp chủ yếu tập trung vào việc cải thiện chất lượng ở giai đoạn sản xuất. Các hộ sản xuất nhỏ dần mở rộng, phân bổ nhiều đất đai và công sức hơn cho vụ mùa cà phê của họ theo thời gian. Những nông dân sinh sống với các kỹ thuật sản xuất lỗi thời đã được học cách quản lý rủi ro khi bán hàng vào một thị trường với giá cả dao động. Ngoài ra, những nông dân này cũng

được tiếp cận cây giống chất lượng tốt hơn, cải thiện tập quán nông nghiệp của họ và

Certified Good Inside, Organic Coffee (IFOAM), Café Bird Friendly, Fair Trade, Private Standard for Nespresso, Naturaland, Bio Suisse và Demeter.

Sự tiếp thị và định hình thương hiệu quốc gia cũng được đẩy mạnh. Những nỗ

lực xây dựng thương hiệu đã được dẫn dắt bởi ANACAFE. Công việc đầu tiên để xây

dựng thương hiệu Guatemala bắt đầu bằng việc nước này chuyển sang sản xuất tập trung vào cà phê đặc sản, ANACAFE đã chạy chiến dịch marketing tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ vào năm 1990. Cách tiếp cận này đặt trọng tâm giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhằm nâng cao kiến thức cho thương nhân, nhà rang xay và nhà phân phối về cà phê Guatemala, chứ không phải là

một chiến dịch tiếp thị rộng rãi nhắm vào người tiêu dùng. Kể từ thời điểm đó trở đi, tất cả các sản phẩm cà phê xuất khẩu đều được ANACAFE kiểm tra và chỉ cà phê đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, hương vị và mùi thơm đặc biệt mới có thể được xuất khẩu dưới thương hiệu Guatemala. Các loại cà phê còn lại sẽ được xuất khẩu mà

không có chỉ dẫn địa lý. Vào năm 2006, ANACAFE đã đi tiên phong trong nỗ lực tiếp thị nhằm xác định các vùng sản xuất cà phê Guatemala dựa trên các điều kiện và đặc điểm địa lý, khí hậu cụ thể để sản xuất ra các loại cà phê với những đặc điểm riêng, giúp tăng giá trị cho các khu vực. Danh sách bao gồm tám vùng được quảng bá quốc tế dưới nhãn hiệu cà phê quốc gia Guatemala.

1.3.1.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị nông sản của Trung Quốc

Dù sở hữu tài nguyên đất đai ít, đất canh tác chỉ chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới, Trung Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp lớn trong nhiều năm qua. Từ một nước có nền nông nghiệp kém cạnh tranh vào thời điểm đầu những năm 1990,

khi mà giá cả nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc liên tục tăng cao hơn so với giá thế giới do chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng kém, sau từng bước thay đổi cơ

HS hàng xuất khẩu năm 2019 (nghìn USD) thương mại năm 2019 (nghìn USD) quân hàng năm về trị giá giai đoạn 2015 - 2019 (%) trọng trong tổng xuất khẩu thế giới (%) hạng trong xuất khẩu thế giới 07 Rau, củ tươi 10.328.092 8.762.021 3 14,6 1 20 Rau, quả chế biến 8.323.290 6.725.214 4 12,8 1 08 Quả tươi 6.229.019 -5.433.806 3 5 5 09 Cà phê, chè, gia vị 3.640.092 2.687.611 9 7,8 2 05 Sản phẩm gốc động vật 2.393.294 1.538.243 10 21,4 1 10 Ngũ cốc 1.120.979 -3.934.581 40 Ũ 18 01 Động vật sống 509.746 12.273 -5 2,3 14 31

Bảng 1.1. Vị trí của một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc trên thị trường thế giới năm 2019

Xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau quả, là một trong những mục tiêu hàng đầu

trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều năm liền

giữ vị trí là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới nhờ vào khả năng cạnh tranh cao với mức giá thấp, công nghiệp chế biến phát triển mạnh và những thành công liên

quan đến chính sách thu hút vốn FDI cũng như các chính sách đẩy mạnh sản xuất - xuất khẩu của Chính phủ.

phải kể đến nhiều “đại gia” bán lẻ hàng đầu thế giới đang hoạt động mạnh tại thị trường 1,4 tỷ dân như Walmart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Metro (Đức), Parkson (Malaysia),... Không chỉ tích cực tham gia vào hệ thống bán lẻ của các tập đoàn đa quốc gia mà Trung Quốc còn duy trì mối liên kết chặt chẽ với nhà đầu tư nước ngoài sản xuất tại thị trường nước mình. Nhiều nhà xuất khẩu rất khó để thâm nhập vào hệ thống phân phối của Nhật Bản vì Nhật luôn đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe đối với sản

phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt qua được thách thức này bằng hệ thống phân phối của các nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh sản xuất tại Trung Quốc và tái xuất sang Nhật do các nhà đầu tư Nhật đã có sẵn các quan hệ phân phối trong nước

và sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng được tiêu chuẩn và thị hiếu của người Nhật. Nhật Bản là một trong số những thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của Trung Quốc. Năm 2019, hơn 21% rau quả chế biến của Trung Quốc được xuất khẩu sang Nhật, đây cũng là thị trường xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất của Trung Quốc (International Trade Centre - ITC).

Công nghệ cao cũng được ứng dụng trong quá trình sản xuất nông sản ở Trung

Quốc, đóng vai trò như đầu vào quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả cho quy trình

sản xuất: gia tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm nước, đất đai, kiểm soát sâu hại và dịch bệnh. Công nghệ điều tiết nước và muối cho quá trình tưới tiêu và tưới nhỏ giọt đã được sử dụng để tưới cho hơn 20.000 ha trang trại trồng bông, một loại cây thâm canh ưa nước, ở Tân Cương, kể từ năm 2011, có thể giảm lượng nước sử dụng tới 25% và tăng sản lượng bông thu hoạch gần 20% so với các hệ thống tưới truyền thống. Những mô hình nhà kính thông minh với các cảm biến kết nối mạng 5G giúp giám sát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng nước và mức phân bón phù hợp cho cây trồng, có hệ thống tiêu diệt côn trùng bằng cách phun ozone, hệ thống phát nhạc cho cây “nghe” cũng được áp dụng giúp tối đa hóa năng suất cây trồng. Hay nhiều tiến bộ công nghệ khác cũng có thể được nhìn thấy ngày càng nhiều trên các cánh đồng ở Trung Quốc như máy kéo cỡ lớn hay máy bay không người lái. Thông qua các thành

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w