Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản của Việt

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 87 - 88)

Việt

Nam

Hàng nông sản có một đặc điểm đặc biệt hơn so với các loại hàng hóa khác ở chỗ nông sản phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện tự nhiên khiến cho một sản phẩm nông sản có thể trồng được ở vùng này mà không thể trồng được ở vùng khác hoặc cùng một loại nông sản đó khi được canh tác ở các vùng miền khác nhau lại cho ra mùi vị, kích thước, màu sắc,... khác nhau. Điều này tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm được gắn với một nơi cụ thể mà ở những nơi khác thì sản phẩm không thể có được đặc điểm đó, tận dụng tốt lợi thế này sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó đem về nhiều giá trị cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp nội địa.

Để nông sản trong nước được hưởng quyền tiếp cận thị trường nước ngoài độc

quyền và gia tăng giá trị, cần phải nâng cao danh tiếng, uy tín của sản phẩm, tạo dấu ấn với khách hàng ngoại quốc thông qua việc xây dựng các chỉ dẫn địa lý, thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia nổi tiếng. Hiện nay, đã có một số loại nông sản có nguồn gốc từ Việt Nam nằm trong danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, nổi bật có thể kể đến như Quả thanh long Bình Thuận, Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Cà phê nhân Buôn Ma Thuột,... Mới đây, gạo Việt cũng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế thông qua thương hiệu ST25. Tuy nhiên, số lượng các loại nông sản của nước ta có chỉ dẫn địa lý, có thương hiệu quốc gia hiện vẫn còn ít, có đến 80% lượng nông sản Việt Nam được cung ứng vào các nước khác nhờ vào thương hiệu của nước ngoài.

Để gặt hái được những lợi ích tiềm năng, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề cơ bản. Các công ty cần xây dựng, phát triển bao bì, nhãn hiệu cho sản phẩm gắn với

hình ảnh đặc trưng của quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin như gắn tem truy xuất

điện tử lên mỗi sản phẩm để tránh hàng giả làm giảm uy tín; đầu tư vào đội ngũ nhân

viên lành nghề, có kinh nghiệm trong tiếp thị và phân phối; chủ động trong công tác tìm hiểu, thu thập, xử lý dữ liệu, thông tin về thị trường xuất khẩu; tích cực quảng

quy mô nhỏ cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước, hiệp hội để nhận thức về những cơ hội mới

này, dần dần xây dựng thương hiệu phù hợp năng lực và đáp ứng được các tiêu chuẩn

tiêu chuẩn quốc tế trong nâng cấp sản phẩm. Xây dựng thương hiệu riêng của từng nhà sản xuất, từng doanh nghiệp không chỉ đem đến lợi ích cho từng chủ thể đó mà còn tránh được rủi ro tiềm ẩn cho cả quốc gia trong trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, phân phối ra nước ngoài nhưng sản phẩm không mang nhãn hiệu riêng

mà chỉ đề chung chung là “Made in Vietnam”, khi ấy, chỉ cần một doanh nghiệp gặp sự cố là cả ngành hàng nông sản Việt Nam bị vạ lây. Do đó, xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu nông sản thực sự là một việc làm mang tính bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w