TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TOÀN CẦU
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TOÀN TOÀN
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN TOÀN TOÀN
Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu sẽ phát triển theo hướng bền vững và có sự
tương tác trực tiếp giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng: Theo như
Liên Hợp Quốc dự báo, vào năm 2050, dân số thế giới sẽ chạm mốc 9,7 tỷ người. Sự gia tăng dân số nhanh chóng sẽ đặt ra nhiều vấn đề về an ninh lương thực, khan hiếm
nguồn đất, nước, ô nhiễm môi trường,... trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng trong tương lai cần trở nên nhạy bén hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm do có sự thay đổi trong số lượng, cơ cấu tuổi tác dân số và thu nhập, nhận thức, thị hiếu của họ và để đối phó với những
thách thức đáng kể của biến đổi khí hậu và sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Người
tiêu dùng đang dần có ý thức hơn về môi trường, sức khỏe và ngày càng yêu cầu nhiều hơn những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc. Do đó, các nhà sản xuất, chế biến cần sản xuất ra lượng thực phẩm nhiều hơn nữa mà vẫn đảm bảo được độ lành mạnh và bổ dưỡng, chăn nuôi, trồng trọt và chế biến theo cách thân thiện với môi trường và có đạo đức kinh doanh. Như vậy, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu lúc này không còn đơn thuần là một chiều mà đòi hỏi có sự phản hồi liên tục giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Vai trò của nhà bán lẻ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chuỗi giá trị
nông sản toàn cầu: Các nhà bán lẻ lớn như chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, hệ
thống cửa hàng bán lẻ đang có xu hướng chi phối, dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản toàn