Khái quát về ngành hàng nông sản

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nền nông nghiệp thế giới

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, đã xuất hiện từ

rất sớm và gắn liền với sự phát triển của loài người. Lịch sử của nông nghiệp, có thể nói, là câu chuyện dài về sự mở mang và canh tác của loài người trong quá trình sản xuất ra thực phẩm, sợi, nhiên liệu và các hàng hóa khác bằng cách nuôi trồng động, thực vật một cách có hệ thống.

Từ thời cổ xưa, trước khi nông nghiệp được hình thành, con người chỉ biết săn

bắt các loài động vật hoang dã và hái lượm các loại thực vật có sẵn để kiếm thức ăn, duy trì sự sống. Những trường hợp đầu tiên là bằng chứng cho sự chuyển đổi từ lối sống săn bắt, hái lượm sang canh tác nông nghiệp và định cư đã xuất hiện khoảng từ 7.000 đến 10.000 năm trước, trong cuộc Cách mạng Đồ đá mới. Con người đã tìm thấy một giải pháp kiếm ăn mang tính thực tế, lâu dài ở vùng Lưỡi liềm Màu mỡ (Fertile Crescent) - một khu vực bán nguyệt ở

Trung Đông, bao gồm nhiều con sông lớn và một đoạn dài của bờ biển Địa Trung Hải. Tại đây, với sự tiếp cận nguồn nước dễ dàng, con người bắt đầu gieo trồng

và thu hoạch các loại cây trồng như: lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan, lanh và thuần hóa

lợn, dê, cừu, bò để nuôi trong nhà. Nhiều nhà khảo cổ cho thấy rằng việc tưới tiêu lần

đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập và Mesopotamia vào thiên niên kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Nhiều nhóm người bắt đầu đào và sửa chữa mạng lưới kênh, giúp điều chỉnh

dòng chảy của các dòng sông, sau này đã phát triển thành các hệ thống thủy lợi phức tạp hơn.

Rất ít thay đổi xảy ra trong nhiều thế kỷ tiếp theo cho đến thời Trung Cổ. Đây là thời kỳ được đánh dấu bởi cách lai tạo có chọn lọc thực vật và động vật để cho ra chất lượng tối ưu và một kỹ thuật được gọi là canh tác theo luống (ridge and furrow farming) - kỹ thuật cày sử dụng bò (và sau này là ngựa) đã truyền cảm hứng cho các

thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII mới thực sự biến việc hiện đại hóa đó thành hiện thực. Các phương pháp nông nghiệp có nhiều cải tiến, nông dân bắt đầu canh tác được

trên các vùng đất đầm lầy, đất rừng và trồng loại cây mới như củ cải. Với các loại cây

trồng mới đòi hỏi ít nhân công hơn, sự bổ sung đất tốt hơn và chăn nuôi gia súc được

cải thiện, nhiều người đã có thể làm việc trong các ngành công nghiệp đô thị nhờ vào

sự gia tăng mạnh mẽ của năng suất nông nghiệp.

Công nghệ nông nghiệp tiếp tục phát triển qua nhiều năm. Máy cày và các nông cụ khác được cải tiến, và máy gặt đập liên hợp cơ học - một cỗ máy thu hoạch ngũ cốc đã được phát minh vào những năm 1830. Chiếc máy kéo đầu tiên được thiết kế để kéo các thiết bị nông nghiệp là động cơ chạy bằng hơi nước và nó quá đắt đối với hầu hết nông dân thời bấy giờ. Sau đó, máy kéo chạy bằng xăng được ra đời vào năm 1892. Thế kỷ XIX đã chứng kiến một loạt thay đổi trong việc thực hiện các cách

thức canh tác. Sang đến thập niên 1900, chiếc máy cày kéo bằng ngựa cuối cùng cũng

phải nhường chỗ cho máy móc. Những chiếc xe tải đông lạnh cũng dần xuất hiện trên

đường nhờ vào phát minh của chuyên gia điện lạnh Frederick McKinley Jones, nhằm

phục vụ sự bảo quản thực phẩm trong quá trình vận chuyển trên một quãng đường xa. Sự phát triển của hạt giống lai, đặc biệt là ngô lai đã cách mạng hóa nông nghiệp. Các giống lai tạo ra các loại cây cứng cáp hơn và cho trái đồng đều hơn, góp phần không nhỏ vào sự gia tăng mạnh mẽ sản lượng ngũ cốc toàn cầu từ năm 1970. Thế kỷ XX đã trải qua sự cơ giới hóa và sinh hóa trong nông nghiệp ở quy mô lớn với việc sử dụng rộng rãi máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu. Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, đã có nhiều tranh cãi về việc sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, nhiều hóa chất gây hại có trong nông sản đã bị cấm ở Bắc Mỹ

Hiện nay, tuy các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng trưởng mạnh, nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò trung tâm đối với cuộc sống của nhiều người, chiếm một phần quan trọng

trong thu nhập của những quốc gia đang và chậm phát triển. Năm 2017, nông nghiệp chỉ đóng góp 3,43% trong khi ngành công nghiệp đóng góp khoảng 25,44% và dịch vụ đóng góp khoảng 65,03% vào tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (Statista, 2019). Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới nhận định, nông nghiệp có thể giúp giảm nghèo,

tăng thu nhập và cải thiện an ninh lương thực cho 80% người nghèo trên thế giới, người sống ở nông thôn và làm việc chủ yếu trong nông nghiệp; đồng thời, phát triển

nông nghiệp là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để chấm dứt nghèo đói cùng cực, thúc đẩy sự thịnh vượng chung và nuôi sống 9,7 tỷ dân trên toàn cầu theo như dự báo vào năm 2050.

1.2.1.2. Phạm vi ngành hàng nông sản

Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản, diêm nghiệp”.

Tuy nhiên, theo WTO thì nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS. Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,...

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm,

gồm nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.

Trong nội dung khóa luận này, tác giả sẽ tiếp cận ngành hàng nông sản theo quy định của WTO để phân tích chuỗi giá trị nông sản toàn cầu cũng như sự tham gia

của Việt Nam vào chuỗi.

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w