Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 36)

1.2.2.1. Đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Những đặc điểm riêng của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu được rút ra từ những

đặc điểm của hàng nông sản như sau:

Đặc điểm về tính mùa vụ và khó bảo quản

Không giống như hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp được sản xuất trong suốt cả năm, hầu hết hàng nông sản chỉ được sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể trong năm do đối tượng cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang tính

mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chuỗi giá trị nông sản do đó cũng thường mang đặc điểm không liên tục, không đồng đều về số lượng và chất lượng sản

phẩm quanh năm, khiến việc phân phối trở nên khó khăn và giá cả dao động thường xuyên. Cụ thể, vào vụ thu hoạch thì khối lượng nông sản tăng nhanh với chất lượng cao dẫn đến nguồn cung lớn làm giá trên thị trường hạ, và ngược lại, khi hết vụ thì hàng hóa tuy chất lượng giảm nhưng trở nên khan hiếm hơn dẫn đến giá bán cao. Đồng thời, phần cung hàng nông sản cũng phản ứng rất chậm với sự thay đổi giá hoặc

thay đổi trong nhu cầu của thị trường. Trong ngắn hạn, nếu giá tăng, cũng không thể đột ngột tăng đáng kể được sản lượng của cây trồng, tương tự như khi giá giảm,

xuất vì sản phẩm phải trải qua các công đoạn chế biến, chọn lọc, bảo quản khắt khe và hạn chế sự mở rộng của chuỗi giá trị, đặc biệt đối với các mặt hàng như: rau xanh,

sữa tươi, động vật sau giết mổ,... Bởi vậy, tính toàn cầu hóa trong hàng hóa nông sản bị hạn chế, các nhà sản xuất cần có phương thức vận tải tối ưu cũng như công nghệ cao, thích hợp cho chế biến và bảo quản thì mới có thể kéo dài được chuỗi giá trị toàn

cầu này đến nhiều quốc gia khác.

Đặc điểm về tác động của các yếu tố tự nhiên và an toàn thực phẩm

Các điều kiện về thời tiết như khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ và các nguồn tài nguyên như đất và nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sự thay đổi những nhân tố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và làm lung lay tính ổn định của chuỗi giá trị. Sự phụ thuộc mạnh vào điều kiện tự nhiên khiến chuỗi giá trị mang tính vùng miền cao do sản phẩm nông nghiệp tập trung nhiều ở một số vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, trong khi ở những vùng khác thì không phát triển

được.

Các mặt hàng nông sản là những sản phẩm thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vấn đề liên quan đến dịch bệnh gây trở ngại lớn cho sự phát triển chuỗi giá trị nông sản trên quy mô toàn cầu. Các nước nhập khẩu thường đặt ra các rào cản kỹ thuật kiểm soát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mầm bệnh hay các hóa chất độc hại không được sử dụng đối với hàng nông sản. Các biện pháp này là cần thiết nhưng cũng gây khó khăn cho người sản xuất và sự mở rộng của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Đặc điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp

Khác với các sản phẩm công nghiệp có thể được sản xuất trong khu vực tập trung, các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất với quy mô nhỏ, tại các khu vực phân

tán, nằm rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt ở các nước có số lượng nông dân đông đảo như: Trung Quốc, Ản Độ, Việt Nam,... Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều hộ nông dân tham gia với trình độ, kinh nghiệm, ý thức sản xuất khác

tình trạng dư thừa hay thiếu hụt hàng nông sản một cách lẫn lộn. Điều này gây trở ngại cho khả năng tự điều chỉnh khối lượng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, cho

sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất và làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn.

Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm

Do đặc tính nhanh héo, nhanh hỏng, nông sản muốn được vận chuyển đến những thị trường cách xa nơi sản xuất thì không thể để ở trạng thái tươi sống mà phải

thông qua công đoạn chế biến hay bảo quản. Để thực hiện tốt các công đoạn này đòi hỏi máy móc, thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật, công nghệ cao trong ngành công nghiệp

chế biến nông sản, cũng đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư trở nên tốn kém, làm cho giá thành nông sản sau chế biến tăng lên, hiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của người nông dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia của họ mất đi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch lớn về giá sản phẩm giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

1.2.2.2. Phân loại chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Có thể hình dung ba loại hình cơ bản trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với nông

sản như sau:

Chuỗi do các nhà sản xuất triển khai và quản lý

Trong mô hình này, những người sản xuất tự liên kết với nhau và hình thành chuỗi giá trị, theo đó sẽ thu hút sự tham gia của các bên cung ứng vật tư, giống, chế biến, thu hút các nhà xuất khẩu, người vận chuyển, các nhà chế biến lại cùng tham gia và cuối cùng là thu hút các nhà phân phối, nhà bán lẻ, hoặc các nhà sản xuất kế tiếp khi sử dụng nông sản do chuỗi cung cấp làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình tiếp theo.

Trong trường hợp này, các nhà sản xuất - với vai trò là người điều hành chuỗi - cần xác lập thương hiệu cho nông sản như một yếu tố then chốt để cạnh tranh trên thị trường. Rất khó để một nhà sản xuất độc lập có thể điều hành chuỗi mà thường là một hiệp hội, một liên minh của các nhà sản xuất cùng tham gia. Khi đó, thương

Đây là chuỗi do các nhà bán lẻ như là: các siêu thị, tập đoàn bán lẻ quy mô lớn

quản lý. Sự tham gia của nông sản vào mô hình chuỗi giá trị này thường ở dạng đã chế biến hoàn chỉnh, hoặc các loại rau quả tươi, nông sản tươi sống hoặc một tỷ lệ không lớn các loại nông sản sơ chế để đóng gói lại, chế biến tiếp. Trong trường hợp này, phần nhiều nông sản vẫn mang thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất hoặc kèm

theo thương hiệu của nhà sản xuất và thương hiệu của nhà bán lẻ (tất nhiên cũng có những trường hợp nhà bán lẻ buộc các sản phẩm phải mang duy nhất chỉ có thương hiệu của họ thông qua những đơn đặt hàng hoặc gia công theo yêu cầu của nhà bán lẻ). Người tiêu dùng có nhiều hơn những cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thương hiệu nông sản thông qua bao bì và các hoạt động quảng bá khác. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi giá trị này, quy trình sản xuất và chất lượng nông sản phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt của nhà bán lẻ. Lợi thế cơ bản khi tham gia chuỗi do nhà bán lẻ quản lý là các sản phẩm nông nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng hình ảnh thương hiệu của mình tại thị trường nước ngoài và từ đó có thể triển khai hệ thống của riêng những doanh nghiệp sản xuất và phân phối trực tiếp hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng.

Chuỗi do các bên cung ứng quản lý

Các bên cung ứng trong loại chuỗi này là: các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc nhà phân phối, chế biến lại,... Trong trường hợp này, hầu hết các nông sản đều phải mang thương hiệu của bên cung ứng hoặc có sự kết hợp cả thương

hiệu của bên cung ứng và thương hiệu riêng của nông sản (thường dưới dạng tên gọi nguồn gốc, xuất xứ của nông sản), trong đó vai trò chủ đạo là thương hiệu của bên cung ứng.

Một tỷ lệ rất lớn nông sản Việt Nam đang tham gia chuỗi giá trị toàn cầu theo mô hình này, vì thế chúng ta buộc phải xuất khẩu nông sản dưới dạng thô hoặc sơ chế

và người tiêu dùng nước ngoài nói chung ít, hoặc thậm chí không biết được đó là những nông sản được sản xuất tại Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu nông sản (nếu có)

1.2.2.3. Cấu trúc của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

Chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu bao gồm hàng loạt những nhóm tác nghiệp, công đoạn và kết nối các bên tham gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như người cung ứng giống & vật tư nông nghiệp, nông dân, người chế biến, người vận chuyển, người bán lẻ, người xuất khẩu làm việc cùng nhau. Trong suốt quá trình hình

thành giá trị của sản phẩm nông nghiệp, mỗi chủ thể tuy tham gia vào khâu khác nhau

nhưng có sự trao đổi, phối hợp với nhau. Hàng nông sản khác với các loại hàng công nghiệp ở chỗ số lượng các khâu trong chuỗi giá trị có thể ngắn hơn và giá trị gia tăng

ở một số khâu cũng khác nhau. Từ khâu nghiên cứu giống và triển khai sản xuất thử nghiệm thành công có thể đưa ra sản xuất (nuôi/trồng), sản phẩm của trồng trọt, chăn

nuôi sẽ được đưa vào khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài. Ngoài ra, có nhiều loại nông sản tiếp tục trở thành đầu vào của các ngành công nghiệp

chế biến, sau đó mới chuyển qua khâu phân phối và marketing. Để được coi là đã

Nguồn: Đinh Văn Thành, 2009

Sơ đồ 1.3 đã khái quát các khâu và giá trị tạo ra ở từng khâu trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Trong mô hình này, giá trị gia tăng lớn nhất thu được ở khâu

phân phối và marketing, tiếp theo đó là khâu R&D và chế biến, cuối cùng là khâu sản

xuất (nuôi/trồng) mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Các tập đoàn kinh doanh hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường tập trung nhiều vào các hoạt động phân phối và marketing cũng như nghiên cứu giống và quy trình sản xuất rồi chuyển giao cho các nước đang và chậm phát triển trồng trọt. Tương tự, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư ra nước ngoài cũng không làm tất cả các khâu trong chuỗi mà họ chỉ làm các khâu có

lợi nhất, có giá trị gia tăng cao nhất chứ không làm toàn bộ chuỗi. Theo đó, công ty mẹ chỉ làm các khâu nghiên cứu, triển khai, phân phối và phát triển thương hiệu - là khâu có giá trị gia tăng cao, còn khâu trồng trọt thì họ để cho các công ty thành viên của họ ở nước ngoài đảm nhiệm. Ví dụ, hãng Nutella tập trung vào nghiên cứu giống cây trồng các loại nguyên liệu tạo ra socola, quy trình xây dựng thương hiệu, chế biến, đóng gói, phân phối sản phẩm socola phết, sau đó chuyển giao cho các công ty thành viên đầu tư sang nước ngoài để trồng trọt. Nguồn nguyên liệu cung ứng cho Nutella chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển như hạt phỉ được trồng tại Thổ Nhĩ Kỳ; dầu cọ được trồng ở Malaysia, Papua New Guinea và Brazil; cacao từ Ghana,

Ecuador;...

Điều này cũng phù hợp với thực tế các nước đang phát triển sở hữu lợi thế về nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không mạnh về vốn, công nghệ nên họ thường chỉ cạnh tranh được trong một số khâu nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng, đó là các công đoạn “cứng” tạo ra giá trị hữu hình, còn các công đoạn “mềm”

tạo ra giá trị vô hình như: phát triển thương hiệu, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị, hậu cần,... thì làm kém hơn và tính cạnh tranh không cao. Khâu sản xuất như trồng rau, hoa, quả để bán cho các chuỗi cung ứng hiện đã có thương hiệu trên toàn cầu thường được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Brazil, Trung Quốc, Cambodia,...

Một phần của tài liệu 259 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành hàng nông sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w