hiện đại
Nhiều chuỗi siêu thị, tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia lớn như AEON, LOTTE,
Big C,... đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá rộng rãi hình ảnh nông sản Việt Nam, đưa nông sản Việt đến với nhiều thị trường trên thế giới thông qua hệ thống phân phối của họ. Tuy nhiên, số lượng nông sản Việt tiếp cận kênh bán lẻ hiện đại này vẫn còn khá ít bởi sản phẩm cần đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu từ quốc gia nhập khẩu, từ nhà phân phối về thành phần nguyên liệu, sự đồng đều về chất lượng, tỷ lệ phụ gia trong sản phẩm,... và phải duy trì các đáp ứng này trong toàn bộ thời gian cung ứng hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp Việt không nên cạnh tranh theo hướng
giá rẻ mà nên chú ý vào giá trị gia tăng cho sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm an toàn, đạt chứng nhận, đồng thời, cần liên tục khảo sát nghiên cứu thị trường để nắm bắt và am hiểu sở thích người tiêu dùng nước ngoài, điều chỉnh mẫu mã bao bì để sản phẩm
xuất hiện trên kệ bắt mắt hơn, chinh phục được khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, không nằm ngoài xu hướng kinh doanh trực tuyến trong cuộc cách mạng công nghiệp
cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, có chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu để cạnh tranh được với vô vàn đối thủ trên các nền tảng khổng lồ này. Các Bộ, Ban, ngành, hiệp hội, trung tâm xúc tiến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với các trang thương mại điện tử, hỗ trợ thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục, quy trình cần thiết để xuất khẩu qua kênh này.