2.1.1. Lịch sử hình thành ngành nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất lâu đời, đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ giúp tỷ lệ lớn lao động nông thôn có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vững chắc thông qua cung cấp lượng lớn thực phẩm cho thị trường nội địa, nông nghiệp còn mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam nhờ hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự hình thành và phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, có thể nói, luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến giai đoạn thống nhất và đổi mới đất nước như hiện nay.
Từ 1945 đến 1975, Việt Nam ta bị chia cắt hai miền bởi chiến tranh, xuất phát
điểm của nền nông nghiệp lúc này là rất thấp và nông nghiệp nước nhà trở nên lạc hậu so với các nước khác trong khu vực. Ở giai đoạn này, sứ mệnh của nền nông nghiệp là phấn đấu đẩy lùi nạn đói, đảm bảo nguồn cung lương thực, kịp thời đáp ứng
những nhu cầu của nhân dân và bộ đội nơi chiến trường, tiến tới mục tiêu thống nhất đất nước. Đến năm 1975, Việt Nam được độc lập, tự do với hy vọng mở ra điều kiện thuận lợi và cơ hội để khai thác thế mạnh, tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm đầu đất nước khôi phục sau chiến tranh, giai đoạn
1975 - 1986, để tránh sự tấn công kinh tế của các thế lực thù địch, nước ta hoàn toàn đóng cửa với nền kinh tế thế giới, thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp. Các cơ chế, chính sách của Chính phủ trong thời gian này chưa đem lại nhiều kết quả khả quan về năng suất, sản lượng nông nghiệp.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào tháng 12-1986, nhiều chủ trương, chính sách đổi mới toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp đã được thực hiện.
công nhất định. Cơ chế giao đất, cấp cho nông dân quyền sử dụng đất lâu dài, xác định đơn vị kinh tế trọng tâm là hộ nông dân, xóa bỏ tập thể hóa sản xuất, chuyển đổi
mô hình hợp tác xã kiểu cũ, đẩy mạnh tự do hóa, xuất khẩu, kết nối thị trường nông sản nội địa với thị trường quốc tế giúp nông nghiệp nước nhà có những chuyển biến tích cực. Trước là một nước nghèo đói thiếu ăn, đầu năm 1988, phải nhập đến 450.000
tấn gạo thì chỉ sau một năm, đến năm 1989, nước ta đã có đủ lượng lương thực dự trữ
và xuất khẩu được gần 1 triệu tấn gạo. Cải cách giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được bình thường hóa, dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng góp phần giúp nguồn cung thực phẩm trong nước gia tăng và cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế được cải thiện. Một loạt các cam kết mà Việt Nam đưa ra trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, và việc trở thành thành viên của WTO năm 2007 cũng là động lực to lớn thúc đẩy các cuộc cải cách trong nước, đồng thời mở rộng quan hệ giao thương của nước ta với nhiều nước và vùng lãnh thổ khác. Nông nghiệp
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày một sâu sắc. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng, phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, giờ đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nhiều loại nông sản hàng đầu trên thế giới, trong đó phải kể đến các mặt hàng như: gạo, cà phê, điều, chè, hồ tiêu, cao su,...
Nông nghiệp phát triển đã góp một vai trò quan trọng vào những thành tựu đạt được trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.