So sánh đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối giữa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: So sánh đánh giá của nhà bán lẻ về chính sách phân phối giữa P&G và Unilever tại thị trường bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 91)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.3.7. So sánh đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối giữa

P&G và Unilever tại thị trường Bắc Sông Hương TT Huế.

Sau khi phân tích so sánh đánh giá 6 nhân tố trong chính sách phân phối của P&G và Unilever, sửdụng phương pháp tính bình quân gia quyền ta được kết quảgiá trịtrung bình nhưbảng 2.28.

Bảng 2.28 -Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối

Chỉ tiêu so sánh Trọng số Giá trị trung bình

P&G Unilever

Hài lòng về cung cấp hàng hóa 0,20 3,93 3,57 Hài lòng về chính sách bán hàng 0,20 3,72 3,63 Hài lòng về hỗ trợ thông tin bán hàng 0,10 3,85 3,86 Hài lòng về hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị 0,15 3,74 3,93 Hài lòng về nghiệp vụ bánhàng 0,15 4,08 3,76 Hài lòng về quan hệ cá nhân 0,20 3,86 3,50

Đánh giá chung về chính sách phân phối 1,00 3,86 3,68

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS năm 2019)

Nhìn vào bảng 2.28, ta thấy rằng có 4/6 chỉ tiêu trong chính sách phân phối của P&G được các nhà bán lẻ tham gia khảo sát đánh giá tốt hơn so với Unilever. Đó là các chỉ tiêu: hài lòng vềcung cấp hàng hóa, hài lòng vềchính sách bán hàng, hài lòng về nghiệp vụ bán hàng, hài lòng vềquan hệ cá nhân. Trong khi đó, Unilever chỉ được nhà bán lẻ đánh giá tốt hơn Unilever 2/4 chỉ tiêu là Hài lòng về hỗ trợ thông tin bán hàng, hài lòng vềhỗtrợ cơ sởvật chất và trang thiết bị.

Theo kết quảphỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành, tác giảtổng hợp được tầm quan trong của từng chỉ tiêu so sánh theo trọng số như bảng 2.28. Ba chỉ tiêu so sánh được các chuyên gia cho rằng là quan trọng nhất và có trọng số lớn nhất là cung cấp hàng hóa, chính sách bán hàng và quan hệcá nhân. Cảba chỉtiêunày đều có trọng số bằng nhau là 0,2 với tổng giá trị là 0,6/1,00. Chúng ta có thể thấy kết quả ở bảng trên chỉ ra rằng cảba chỉ tiêu có trọng sốlớn nhất này thì P&G đều được các nhà bán lẻ đánh giá cao hơn Unilever, cụ thể là cung cấp hàng hóa (3.93 > 3,57), chính sách bán hàng (3,72 > 3,63), quan hệ cá nhân (3,86 > 3,50). Từ đó có thể thấy P&G cũng như NPP Tuấn Việt đã có một chính sách phân phối rất được lòng nhà bán lẻ khi đã tập trung hoạch định vào các chỉ tiêu được đánh giá là có tầm quan trọng nhất.

Tiếp theo là hai chỉ tiêu cùng được các chuyên gia đánh giá là có tầm quan trọng thứ nhì và có cùng trọng số là 0,15. Đó chính là hỗtrợ cơ sở vật chật trang thiết bị và hỗ trợ nghiệp vụ bán hàng. Sự hỗ trợ về cơ sở vật chất trang thiết của Unilever được các nhà bán lẻ đánh giá cao hơn P&G (3,93 > 3,74). Ngược lại, nghiệp vụ bán hàng của nhân viên P&G lại được các nhà bán lẻ đánh giá cao hơn (4,08 > 3,76). Qua đó cho thấy Unilever đãđầu tư rất mạnh trong việc hỗtrợ cơ sởvật chất, trang thiết bị cho các cửa hiệu. Còn P&G thì lại đầu tư mạnh trong công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và kiểm tra chất lượng đội ngũ nhân lực của mình.

Cuối cùng là chỉ tiêu có trọng số thấp nhất (0,1/1,00) là hỗ trợ thông tin bán hàng. Kết quả khảo sát cho thấy không có sự chênh lệch lớn trong đánh giá của các nhà bán lẻ đối với chỉ tiêu này (P&G được đánh giá là 3,85/5, Unilever được đánh giá là 3,86/5). ĐiềTrường Đại học Kinh tế Huếu này phần nào phản ánh rằng cả hai ngành hàng trên đã có chính sách

hỗ trợ thông tin bán hàng đến nhà bán lẻ là tương đương nhau và để làm hài lòng nhà bán lẻ hơn nữa thì cảhai cần phải nỗlực hơn trong công tác này.

Hình 2.16 -Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối giữa P&G và Unilever tại thị trường Bắc sông Hương tỉnh TT-Huế

Vì vậyđã dẫn đến đánh giá chung của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối của P&G tại thị trường Bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 3,86/5 cao hơn Unilever là 3,68/5.

SƠ KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này đề tài đã trình bàyđánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối giữa P&G và Unilever tại thị trường Bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế bên cạnh đó tiến hành phân tích so sánh đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối của hai bên trong từng yếu tố, chỉ tiêu cụ thể. Qua tìm hiểu và điều tra cho thấy đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối của P&G cao hơn Unilever. Phía Unilever cần có những cố gắng hơn nữa trong chính sách phân phối khi 4/6 yếu tố đều thấp hơn P&G khá nhiều. Chính vì thế trong thời gian tới cả P&G cũng như Unilever cần nổlực hơn nữa trong việc hoạch định chính sách phân phối vềchiều rộng lẫn chiều sâu, cần xem xét khắc phục để hoàn thiện hơn, đồng thời đối với những mặt đã làm tốt nên phát huy hơn nữa trong tương lai.

3.93 3.72 3.85 3.74 4.08 3.86 3.57 3.63 3.86 3.93 3.76 3.50 Hài lòng về cung cấp hàng hóa Hài lòng về chính sách bán hàng

Hài lòng về hỗ trợ thông tin

bán hàng

Hài lòng về hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị Hài lòng về nghiệp vụ bán

hàng

Hài lòng về quan hệ cá nhân

ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ BÁN LẺ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI GIỮA P&G VÀ UNILEVER TẠI THỊ TRƯỜNG BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH TT-HUẾ

P&G Unilever

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA P&G TẠI THỊ TRƯỜNG BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT

3.1.1. Công ty P&G Việt Nam

P&G hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá trị vượt trội để cải thiện đời sống của người tiêu dùng trên khắp thế giới trong thời điểm hiện tại và cả thế hệ mai sau. Từ đó, P&G sẽ được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu vềdoanh thu cũng như kiến tạo nên giá trị; điều này sẽ góp phần mang đến sự thịnh vượng cho nhân viên, cổ đông của tập đoàn và cho toàn thể cộng đồng nơi P&G hoạt động.

Mục tiêu dài hạn của P&G Việt Nam là hoàn thiện nhu cầu về sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam bằng những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phù hợp. Để đạt được mục tiêu đó, P&G Việt Nam xây dựng và thực hiện các mục tiêu cụ

Thứnhất, tăng sản lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường bằng cách mở rộng sản xuất, liên kết, hợp tác với các đối tác liên quan. P&G Việt Nam không chỉ hướng đến đáp ứng thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Thứ hai, phát triển thị phần của ngành hàng, nhãn hàng và phấn đấu đạt các mục tiêu khác như tăng mức đóng góp ngân sách Nhà nước, tăng cường xuất khẩu, xây dựng môi trường làm việc tốt để đảm bảo lợi ích cho nhân viên.

Thứ ba, chiến lược phân phối tập trung được chọn để tiếp tục xây dựng, củng cố, duy trì và phát triển, trong đó tăng cường hệthống kênh phân phối theo chiều sâu, nâng cao chất lượng phục vụ của các trung gian phân phối, từ đó đảm bảođộ bao phủ thị trường tốt nhất, phát triển khách hàng từcác khu vực thành thị cho đến vùng nông thôn xa xôi. Tại những thị trường chưa khai thác được thì Công ty sẽ xây dựng những đại lý bán buôn với mức chiết khấu cao để đáp ứng nhu cầu kịp thời của người tiêu dùng.

Thứ tư, thông qua các hoạt động hỗ trợ xã hội và phát triển cộng đồng, P&G Việt Nam tập trung xây dựng thương hiệu và hình ảnh của mình là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam chứkhông chỉ dừng lại ở việc xây dựng nhãn hiệu của từng nhãn hàng riêng lẻ.

Thứ năm, P&G cũng chú trọng trong việc tìm hiểu nền văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam để phát triển các dòng sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Đồng thời, P&G luôn nghiên cứu và phát triển, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm với chất lượng cao, giá thành phù hợpđể thu hút người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: So sánh đánh giá của nhà bán lẻ về chính sách phân phối giữa P&G và Unilever tại thị trường bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)