Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu khóa luận:

1.3.4.2 Nhân tố khách quan

Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia và thế giới. Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội. Vì thế môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng.

Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ. Các khoản ký thác trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản ký thác trong một nền kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thoái vốn có thể bị tiêu tan, lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng Ngân hàng không thu hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của Ngân hàng là đường lối chủ trương cuả Quốc gia, địa phương. Lý do chủ yếu để Ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội. Về mặt lý luận các Ngân hàng chỉ cho người nào vay nếu đưa ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.

Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Nhiều Ngân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải trả giá cho sự nóng vội.

Khách hàng:

- Thiện chí từ phía khách hàng

Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn được biểu hiện trong quan hệ tín dụng đối với ngân hàng như việc không cung cấp đầy đủ thông tin, đưa thông tin sai lệch, cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinh doanh trái pháp luật, cố tình sử dụng vốn sai mục đích hay gián tiếp tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng thường hướng đến những khách hàng có uy tín, bằng cách dựa trên mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ các nguồn thông tin khác với những khách hàng mới để đánh giá mức độ tin cậy và uy tín của khách hàng.

- Phương án sản xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng

Những người có phương án kinh doanh khả thi, đảm bảo có được nguồn thu nhập trong tương lại thì chắc chắn khả năng trả nợ của họ cũng cao, do đó có khả năng mở rộng tín dụng hộ kinh doanh ở đối tượng này lớn. Bên cạnh đó, khi cho vay ngân hàng sẽ tiến hành theo dõi sát căn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng để xem xét khả năng trả nợ của họ. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của khách hàng và quy mô của khoản vay.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Các điều kiện khi vay như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản… Nếu ngân hàng xét thấy khách hàng không thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng thì sẽ không cấp vốn hoặc trong quá trình cho vay phát sinh những vấn đề tiêu cực thì ngân hàng có thể ngừng giải ngân. Chính vì thế mà khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và đối tượng là hộ kinh doanh nói riêng

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sácch tín dụng của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh của một NHTM. Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác

Nhân tố bất khả kháng

Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh… Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp khách hàng bị thiệt hại nhưng vẫn hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy Trường Đại học Kinh tế Huế

lớn và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm. Thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được coi là bất khả kháng vì chúng thường vượt qua tầm kiểm soát của các ngân hàng và khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG KHỐI TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG-

VPBANK HUẾ

2.1. Tổng quan về NH TMCP việt Nam Thịnh Vượng- VPBank Huế2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)