5. Kết cấu khóa luận:
3.2.6. Các giải pháp khác
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng thông qua các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chiến lược về giá cả (lãi suất cho vay và phí; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thương Trường Đại học Kinh tế Huế
hiệu, sản phẩm của ngành và Chi nhánh; đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiếp cận trực tiếp đến các hộ kinh doanh; nâng cao kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng
- Thực hiện mở rộng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng doanh số cho vay trên cơ sở các nguồn vốn vay được đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, mục tiêu tối đa hóa nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tăng cường khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt động tín dụng đối với Khối tiểu thương
Ngân hàng là một lĩnh vực ứng dụng nhiều công nghệ tin học, do vậy trong quá trình hoạt động ngân hàng phải không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ. Một phần là để phù hợp chung với lĩnh vực tài chính, phù hợp với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng cả nước cũng như đảm bảo xu thế phát triển của quốc tế. Không chỉ phụ thuộc cán bộ tín dụng giỏi, chất lượng dịch vụ của ngân hàng còn phụ thuộc vào yếu tố công nghệ. Máy móc thiết bị hiện đại, trình độ công nghệ tiến tiến sẽ giúp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng, không những giảm thiểu đáng kể chi phí nhân viên mà còn đem lại độ chính xác cao, an toàn và đúng theo quy định pháp luật.
Khi triển khai các giải pháp ứng dụng ngân hàng điện tử, ngân hàng cũng cần phải chú trọng vấn dề an ninh mạng, dự tính được các sự kiện bất ngờ bao gồm cả các cuộc tấn công nội bộ và tấn công từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống e-banking, mục tiêu đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin cho ngân hàng cũng như của khách hàng.
PHẦM III: KẾT LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Chất lượng hoạt động tín dụng đang là một vấn đề cấp thiết được quan tâm hàng đầu tại các NHTM nói chung và Ngân hàn TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Huế nói riêng , đặc biệt là chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp là nhằm nâng cao chất lượng , đảm bảo an toàn , hiệu quả trong hoạt động tín dụng Khối tiểu thương là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay .
Thông qua việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại VpBank Huế đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây :
- Tiểu luận đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng , chất lượng tín dụng, ảnh hưởng của chất lượng tín dụng Khối tiểu thương tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng , từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ kinh doanh
- Nguyên cứu và phân tích , đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ kinh doanh nói riêng tại VpBank Huế. Kết quả nguyên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng Khối tiểu thương qua các năm đạt kết quả khá cao đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về vốn cho nền kinh tế tinh nha . Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế , thể hiện ở nợ xấu , nợ quá hạn tuy không cao nhưng cũng đang có xu hướng tăng.
Thông qua quá trình tiếp xúc khách hàng Khối tiểu thương vay vốn được quan sát và thăm dò, nhằm đánh giá chất lượng tín dụng trên phương diện của khách hàng tại Chi nhánh VpBank Huế . Khách hàng đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ở mức khá hài lòng . trong đó các tiêu chí liên quan đến mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay và quy trình thủ tục vay vốn được khách hàng đánh giá với điểm số khá cao . Ngược lại các tiêu chí có liên quan đến năng lực và thái độ phục vụ khách hàng , sản phẩm và lài suất , mức độ tiếp cận của khách hàng lại có điểm số đánh giá chưa được cao . Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy , Chi nhánh VpBank Huế cần phải nghiên cứu kỹ hơn về chất lượng tín dụng và chính sách khách hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế
mình để có biện pháp xử lý phù hợp hơn , nhằm không ngừng cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng .
- Qua việc nghiên cứu thực trạng tình hình tín dụng Khối tiêu thương. Tôi cũng đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng Khối tiểu thương trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp được đề xuất như giải pháp về nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng, giải pháp về hoạt động tín dụng của ngân hàng , giải pháp về giải quyết và xử lý nợ xấu , giải pháp về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với khách hàng và giải pháp về thông tin thẩm định tín dụng .