Hiệu quả cho vay Khối tiểu thương:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 50 - 57)

5. Kết cấu khóa luận:

2.2.2.1.Hiệu quả cho vay Khối tiểu thương:

a. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động cho vay Khối tiểu thương - Doanh số cho vay và doanh số thu nợ

Bảng 2.6: Tăng trưởng Cho vay Khối tiểu thương tại VPBank Huế giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng doanh số cho vay 5.788 7.956 8.364 2.168 37,46 408 5,13 Tổng doanh số thu nợ 5.331 7.609 7.399 2.278 42,73 -210 -2,76 Doanh số cho vay KTT 629 867 1.318 238 37,84 451 52,02 Doanh số thu nợ KTT 513 744 1.120 231 45,03 376 50,54

(Nguồn: Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1-VpBank Huế)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vay mà Ngân hàng phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa.

Đối với doanh số thu nợ, thì đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản vay của Ngân hàng trong một khoản thời gian nào đó (thường là một năm).

Trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của chi nhánh VpBank Huế là tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ mối quan hệ với bán hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút các khách hàng mới, các dự án có hiệu quả, Trường Đại học Kinh tế Huế

nhánh đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, chi phí dịch vụ. Đồng thời đưa ra các chiến lược để thu hút khách hàng mới như tăng cường công tác tiếp thị, phát tờ rơi, quảng bá trên trên thông tin đại chúng. Tình hình chi avay tại VpBank Huế giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua Bảng...

Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy tổng doanh số cho vay và thu nợ tại chi nhánh Huế tăng qua các năm. Cơ cấu doanh số cho vay Khối tiểu thương năm 2016 chỉ chiếm 10,8%, tuy nhiên đến năm 2018 tỉ lệ này đã đạt 15,8%. Tốc độ tăng doanh số cho vay Khối tiểu thương năm 2018 tăng 52,02% so với năm 2017 tương đương tăng 451 tỷ đồng. Doanh số thu nợ theo đó củng tăng 50,54% so với năm 2017 tương đương tăng 376 tỷ đồng.

Nhìn chung giai đoạn 2016-2018, hoạt động tín dụng Chi nhánh đạt kết quả quá tốt. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ nói chung và doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với Khối tiểu thương nói riêng đạt được kết quả cao. Giai đoạn này các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực xây dựng và bất động sản hoạt động chậm, nhiều doanh nghiệp và cá nhân vỡ nợ. Trước tình hình đó, Ban giám đốc chỉ đạo kiểm soát chặt cho vay trong các lĩnh vực, tìn khách hàng mới có năng lực tài chính mạnh để cho vay. Do đó, doanh số cho vay và thu nợ đối với Khối tiểu thương năm 2017 và năm 2018 tăng.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

 Nợ quá hạn

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn CVKTT tại VpBank Huế giai đoanh 2016- 2018

Nợ quá hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản, hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy đánh giá nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chính xác độ an toàn của các chi nhánh ngân hàng. Qua ba năm 2016-2018, có thể tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngân hàng cũng như của cho vay khối tiểu thương ở mức thấp, cho thấy việc thu hồi nợ đang được ngân hàng quản lý khá hiệu quả (so với ngưỡng an toàn là 3%). Các con số này chỉ ở mức rất thấp, lần lượt 0,27% (toàn ngân hàng) và 0,15% (cho vay Khối tiểu thương ) vào năm 2016, có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, lên mức 0,43% và 0,2% lần lượt vào năm 2018, nguyên nhân bắt nguồn từ những biến động khó khăn của nền kinh tế. Mặc dù tăng nhưng nợ quá hạn vẫn được khống chế ở mức an toàn, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn cho vay Khối tiêu thương. Đây là thành quả của tập thể VPBank Huế trong việc chủ động kiểm soát các khoản nợ quá hạn. Xét chỉ tiêu tỷ trọng nợ quá hạn cho vay Khối tiểu so với toàn ngân hàng, trong khi dư nợ cho vay Khối tiểu thương so với tổng dư nợ chiếm đến hơn 2/3 trong giai đoạn 2016-2018 thì mức dư nợ quá hạn cho vay Khối tiểu thương lại ở mức thấp, chiếm chỉ hơn 39% vào năm 2016 và chỉ còn khoảng 30% vào năm 2018, cho thấy công tác thu hồi các khoản cho vay hộ kinh doanh đang được tiến hành rất hiệu quả so với mặt bằng chung toàn chi nhánh. VPBank cần giữ vững lợi thế này, tiếp tục thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản cho vay khối tiêu thương, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn

 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của CVKTT tại VpBank Huế giai đoạn 2016-2018

Trước những khó khăn của nền kinh tế thì vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và của VPBank Huế nói riêng. Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng phản ánh rõ mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng.

Giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh cũng như đối với lĩnh vực cho vay khối tiểu thương cũng được hạn chế ở mức thấp. Cụ thể đối với ngân hàng, con số này được duy trì ở mức 0,2-0,25% và có xu hướng giảm qua các năm, là một con số khá an toàn so với ngưỡng an toàn là 3% do NHNN quy định. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khối tiểu thương từ năm 2016 là 0,03% tăng lên là 0,06% hai năm sau đó. Điều này cho thấy chính sách quản lý nợ xấu của ngân hàng đang được triển khai khá tốt, chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đốc thúc việc trả nợ, chú ý đến khâu thẩm định vốn vay và chủ trương kiểm soát quá trình sử dụng vốn cho vay, nhất là với lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh. Hiện tại đây là một con số khá khả quan tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tề như hiện nay, đặc biệt khi tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh đang có xu hướng tăng lên đến hai lần vào năm 2018 cho thấy VPBank Huế cần nỗ lực hơn nữa trong việc duy trì con số này ở mức an toàn.

 Tỷ lệ cho vay TSBĐ

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ cho vay có TSĐB tại VpBank Huế giai đoạn 2016-2018

(Nguồn : Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1- VpBank Huế)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ cho vay có TSĐB của VpBank Huế tăng dần qua các năm, trong đó tỷ lệ của lĩnh vực cho vay khối tiểu thương nhìn chung luôn lớn hơn so với toàn ngân hàng. Năm 2016, cho vay có TSĐB của VPBank Huế chiếm 64,67% so với tổng dư nợ, đến năm 2018 con số này đã được cải thiện lên mức 75,12%. Tỷ lệ cho vay có TSĐB đối với hộ kinh doanh cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, đạt đến hơn 85% vào năm 2018. Điều này có thể dễ dàng được lý giải bởi vì cho vay không có TSĐB luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn chịu nhiều hệ lụy từ cuộc khủng hoảng như trong những năm vừa qua. VPBank ngày càng thận trọng hơn trong việc giải quyết các khoản vay tín chấp, nhất là đối với các cá nhân có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, một hoạt động nhạy cảm theo những diễn biến phức tạp của thị trường. Do đó tỷ lệ cho vay có TSĐB được duy trì ở mức cao qua các năm. Điều này cũng thể hiện chủ trương của VPBank là tăng trưởng dư nợ nhưng phải luôn đi kèm với bảo đảm tính an toàn cho các khoản vay.

Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.7: Vòng vay vốn tín dụng CVKTT tại VpBank Huế giai đoạn 2016- 2018

(Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 DOANH SỐ THU NỢ CVKTT 289.694 232.514 167.175 DƯ NỢ BÌNH QUÂN CVKTT 197.529 201.443 204.786 VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG (LẦN) 1,47 1,15 0,82

( Nguồn: Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1- VpBank Huế)

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tần suất dư nợ bình quân được thu hồi bao nhiêu lần trong một thời kỳ, cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng là bao nhiêu để lại có thể cho vay mới, là chỉ tiêu quan trọng được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây, vòng quay vốn tín dụng CVKTT ở VPBank Huế ở mức tương đối thấp, lại giảm nhiều qua các năm. Vào năm 2016, bình quân 1 Trường Đại học Kinh tế Huế

năm 2018 chỉ còn 0,82 vòng. Điều này cho thấy VPBank đang gặp khó khăn trong việc luân chuyển nguồn vốn, các nguồn nợ cũ khó thu hồi dẫn đến việc không thể mở rộng các khoản vay mới đối với các cá nhân có nhu cầu vay vốn tiểu thương. Đây cũng là một hệ quả xuất phát từ việc nợ quá hạn đối với lĩnh vực cho vay khối tiểu thương trong những năm gần đây liên tục tăng cao.

c. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất kinh doanh

Tỷ suất sinh lời từ cho vay khối tiểu thương

Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận CVKTT tại VPBank Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh tốc độ tăng trưởng % 2017/2016 2018/2017 Lợi nhuận CVKTT 42.901 35.383 31.922 -17,52 -9,78 Dư nợ CVKTT 202.211 200.674 208.897 -0,76 4,10

Tỷ suất lợi nhuận 21,22% 17,63% 15,28%

(Nguồn: Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1- VpBank Huế)

Hoạt động cho vay khối tiểu thương chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ tín dụng, do đó việc kiểm soát tỷ suất sinh lời từ hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguồn thu nhập của ngân hàng. Từ năm 2016 đến năm nay, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận của cho vay khối tiểu thương được duy trì ở mức khá cao, trên 15%, nguyên nhân xuất phát từ chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ của ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực này lại có xu hướng giảm về tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do chính sách giảm mặt bằng lãi suất liên tục do NHNN đưa ra. Chỉ tính từ thời điểm tháng 9/2016 đến tháng 6/2018, NHNN đã điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động đến 8 lần, lãi suất cho vay cũng vì thế mà hạ theo, khiển tỷ suất sinh lời giảm đáng kể, từ 21,22% năm 2016 đã giảm xuống chỉ còn 15,28% vào năm 2018. Bên cạnh đó, ngân hàng lại khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng mới, công tác thu hồi nợ gặp nhiều trở ngại do nhiều tiểu thương kinh doanh không hiệu quả, trả nợ quá thời hạn hoặc mất khả năng trả nợ đã Trường Đại học Kinh tế Huế

khiến cho nguồn vốn không được quay vòng liên tục, từ đó lợi nhuận phát sinh ra chỉ ở mức thấp.

 Tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay Khối tiểu thương

(Nguồn: Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1- VpBank Huế)

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng Lợi nhuận CVHKD tại VPBank Huế 2016-2018

Biểu đồ cho thấy trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay hộ kinh doanh so với tổng lợi nhuận của hoạt động tín dụng toàn ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2016, tỷ trọng này đạt 53,53%, tăng lên 67,32% một năm sau đó và đạt đến 70,45% vào năm 2018. Xét mặt bằng chung mức thì tỷ trọng lợi nhuận cở mức 70,45% vào năm 2018 so với cơ cấu nguồn dư nợ chỉ vào khoảng 66%, đây có thể coi là một con số khá ấn tượng cho thấy hoạt động cho vay hộ kinh doanh ở ngân hàng đang được tiến hành khá hiệu quả, đóng vai trò lớn trong việc mang lại phần lớn nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm tới, VPBank chi nhánh Huế cần tiếp tục duy trì mức tỷ trọng lợi nhuận này bằng cách thực hiện song song vừa mở rộng tín dụng thông qua các biện pháp tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu đến các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để kinh doanh; mặt khác áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, góp Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Đánh giá của khách hàng về chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- Chi nhánh Huế

Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, chất lượng tín dụng khối tiểu thương dựa vào 2 yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình nghiên cứu nên trong đề tài này, chỉ xem xét chất lượng tín dụng Khối tiểu thương tại Ngân hàng ở góc độ Ngân hàng và Khách hàng tiểu thương.

Do đó, để đánh giá được toàn diện chất lượng tín dựng Khối tiểu thương tại ngân hàng Vpbank Huế, tối đã xây dựng thêm bảng điều tra phỏng vấn khách hàng, cụ thể là các tiểu thương đang vay vốn tại chi nhánh.

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tổi thiểu từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988). Ngoài ra, theo Hair và Bollen (1989) thì kích thướng mẫu tối thiểu là là 5 mẫu cho tham số ước lượng. Với thang đo chất lượng tín dụng gồm 22 câu. Do đó số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 22 x 5= 110 mẫu. Để đảm bảo tích khách quan, tối tiến hành điều tran 150 khách hàng Khối tiểu thương tại chi nhánh. Số phiếu thu về 130 phiếu, sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khả sát hợp lí để xử lí số lệu là 125 phiếu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 50 - 57)