Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu khóa luận:

2.1.5.2. Hoạt động cho vay

Cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất của ngân hàng, bởi nó tạo ra nguồn thu chính để bù đắp các chi phí và tạo ra lợi nhuận, đồng thời tạo nên được thị trường hoạt động để ngân hàng có thể quảng bá các sản phẩm dịch vụ khác của mình.

Dưới đây là tình hình chung về hoạt động cho vay của chi nhánh những năm qua.

Bảng 2.3: Tình hình Cho vay tại VPBank Huế giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- % Doanh số thu nợ 874.356 863.567 904.837 -10.789 -1,23 41.270 4,78 Doanh số cho vay 897.319 859.317 926.156 -38.002 -4,24 66.839 7,78 Dư nợ 295.355 291.105 312.424 -4.250 -1,44 21.319 7,32 Nợ quá hạn 792 859 1.353 67 8,46 494 57,51 Nợ xấu 513 505 428 -8 -1,56 -77 -15,25

( Nguồn: Phòng kinh doanh HH Phú Hội 1- VpBank Huế)

- Doanh số thu nợ và doanh số cho vay

Xét DSTN và DSCV trong giai đoạn ba năm, mặc dù từ năm 2016 đến năm 2017 có giảm nhẹ nhưng nhìn chung sau đó một năm cả hai chỉ tiêu này đều đã tăng trở lại. Năm 2017, cả hai chỉ tiêu giảm xuống lần lượt ở mức 863.567 và 859.317 triệu đồng. Bước sang năm 2018, tốc độ tăng của doanh số thu nợ và cho vay đã cải thiện đáng kể, lần lượt 4,78% và 7,78%. Đây là kết quả nỗ lực của VPBank trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng mới, tìm kiếm nhiều thị trường mới qua đó tiến hành cung cấp nguồn vốn cho khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó VPBank cũng liên tục đẩy mạnh triển khai tốt công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả những khoản nợ vay khi đến hạn, tránh tình trạng những khoản nợ không có khả năng thu hồi, thực hiện theo lộ trình của NHNN là mở rộng tín dụng đi đôi an toàn hoạt động của các TCTD.

-Dư nợ cho vay

Bằng cách liên tục mở rộng mạng lưới khách hàng, đẩy mạnh hoạt động cho vay, dư nợ tín dụng của VPBank chi nhánh Huế mặc dù giảm nhẹ vào năm 2017 (âm 1,44%) nhưng sau đó đã hồi phục và trên đà tăng trưởng vào năm 2018. Tổng mức dư nợ tính đến thời điểm cuối năm 2018 đạt 312.424 triệu đồng, tăng hơn 7% so với năm trước đó. Xét trong mặt bằng tổng thể của tất cả các ngân hàng khác trên địa bàn, tổng dư nợ đạt 16.797 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 16% vào so với năm 2017, đây có thể vẫn còn là một con số khá khiêm tốn đối với một ngân hàng TMCP có vị thế cao như VPBank. Tuy nhiên đó cũng là một thành tích đáng ghi nhận của tập thể toàn chi nhánh trong việc phục hồi tăng trưởng sau một năm đầy khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn, dẫn đến tình trạng thừa thanh khoản với mức tăng trưởng tín dụng âm như 2017.

-Nợ quá hạn và nợ xấu

Song song với việc mở rộng quy mô khách hàng, dư nợ quá hạn và nợ xấu cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể vào năm 2016, cả hai chỉ tiêu này chỉ đạt lần lượt 792 và 513 triệu đồng, sau đó một năm nợ quá hạn tăng 8,46% trong khi nợ xấu được khống chế xuống giảm 1,56%. Sang đến năm 2018, cả hai chỉ tiêu này đều đã tăng đột biến, lên mức 15,51% đối với nợ quá hạn và 15,25% đối với nợ Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng, khiến cho nhiều khách hàng bình thường, chưa kể đến các khách hàng có tài chính không lành mạnh, lâm vào tình trạng khó khăn. Cuộc chạy đua tăng trưởng tín dụng lại liên tục tạo ra sức ép khiến đôi khi ngân hàng tiến hành nới lỏng các điều kiện cho vay, gia tăng nguy cơ về nợ xấu. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng, khi công tác kiểm định tín dụng không được tiến hành chặt chẽ, cho vay không đúng quy định, một số cán bộ ngân hàng vì trục lợi cá nhân mà cấu kết, móc ngoặc với doanh nghiệp, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong công tác thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng khối tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)