5. Kết cấu khóa luận:
2.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Khối tiểu thương tạ
Ngân hàng VpBank Huế
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Quy trình cho vay của ngân hàng: Quy trình cho vay Khối tiểu thương nhìn chung vẫn còn nặng nề, phức tạp, nhiều thủ tục không cần thi nên gây tâm lý khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, do Cán bộ QLKH chưa thật: chủ động trong công việc, chưa có tính khoa học trong giải quyết công việc, đa số 1 cán bộ trẻ mới vào ngành nền kinh nghiệm chưa có, kỹ năng thẩm định dự án, pha tích tài chính chưa thích ứng kịp thời với các thay đổi liên tục của thị trường do vậy thời gian thẩm định và giải quyết hồ sơ dài hơn so với quy định hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ vay vốn chưa được rõ ràng, thuận tiện .
Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của phương án, dự án. Đó là do ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng, thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quy trình thẩm định, kênh có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thì lại được cập nhật không đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu Trong quá trình thẩm định, các báo cáo thu nhập, lương đều do khách hàng được thủ trưởng đơn vị nơi khách hàng làm việc xác nhận – đó là những người thân quen nhau, hoặc từ khách hàng xây dựng nên tính chính xác và khách quan của các số liệu rất khó kiểm chứng không phải lúc nào ngân hàng cũng đủ điều kiện để xác thực của những điều kiện này
Quy trình thẩm định còn một số điểm chưa hợp lý liên quan đến việc phân trách nhiệm của cán bộ thẩm định, CBTD vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội cho các cán bộ thoái hóa biến chất, lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay .
-Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản bảo đảm: Đây không chỉ là tồn tại ở riêng VpBank mà nó còn là thực trạng chung cho toàn hệ thống TMCP . Hiện nay hầu hết các món vay đều dựa trên tài sản bảo đảm nhưng chưa có hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó do đó thời gian định giá tài sản kéo dài và tổn kém chi phí cho việc định giá .
- Hạn chế về nguồn lực , điều kiện để thu hút khách hàng mới. Chi nhánh vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như chưa giới thiệu được các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh đến từng hộ kinh doanh tại Thành phố Huế là do nguồn lực về vốn, con người cũng như các điều kiện khác bị hạn chế hơn so với các NHTM trên địa bàn.
- Sự quá tải của nhân viên: Cán bộ tín dụng đã được đào tạo tuy nhiên sự Trường Đại học Kinh tế Huế
xác nên đã đưa ra các quyết định chưa đúng đắn. Cán bộ QLKH là người thực hiện tất cả các khâu trong cho vay từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân , kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ .
Nguyên nhân từ phía khách hàng và môi trường kinh tế
- Do đạo đức của khách hàng: Nguồn thông tin về khách hàng hộ kinh doanh còn ít, thiếu tính chính xác, minh bạch trong sổ sách kế toán cũng như thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng hồ sơ vay vốn, do đó rất khó xác nhận để đưa ra những kết quả thẩm định chính xác từ đó tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay , chủ trọng nhiều đến tài sản bảo đảm của khách hàng như là một điều kiện đủ khi cho vay mà chưa mạnh dạn cho vay tín chấp . Có những khách hàng chủ tâm lừa gạt , muốn chiếm đoạt của ngân hàn, giả mạo chữ ký, chứng từ, hợp đồng kinh tế, làm dầu giả lập phương án kinh doanh hay xác nhận lương giả mạo. Do lợi dụng được điểm yếu của ngân hàng là đội ngũ cán bộ tương đối non trẻ, chưa có kinh nghiệm ,
Môi trường kinh tế - xã hội và các chính sách của cơ quan nhà nước :Môi trường inh tế trong những năm vừa qua biến động mạnh, kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động phát triển dịch vụ cho vay Khối tiểu thương VpBank Huế trướng phải không ít khó khăn. Đồng thời, các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng đến dịch vụ cho vay của ngân hàng .
Môi trường pháp lý chưa thật sự thuận lợi do khung pháp lý về ngành ngân hàng nói chung và tin dùng nhà ở nói riêng còn nhiều vướng mắc và trùng lặp, khâu hơn kiện và xử lý nợ còn nhiều khó khăn và phức tạp
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TÍN DỤNG KHỐI TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCO VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG- CHI NHÁNH HUẾ