8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tiếp cận văn hóa với truyện thơ Mở trời dựng đất
1.3.3. Truyện thơ Mở trời dựng đất
Mở trời dựng đất là một trong những truyện thơ đặc sắc của dân tộc Sán
Dìu, tác phẩm là sự kế thừa chọn lọc sáng tạo giữa hai nền văn hóa, văn học dân gian Trung Hoa và Việt Nam. Vì thế tác phẩm mang một màu sắc riêng trong dòng chảy truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Truyện thơ kể lại thủa xưa khi trời đất còn gần nhau, Vua Bàn Cổ là người phân định trời đất. Bỗng một hôm ông trời nổi giận cho nước sông dâng cao làm chết mn lồi. Chỉ có hai chị em Phục Nghĩa họ nhanh chân chui vào quả bầu khô, nổi lên theo dòng nước nên sống sót. Khi nước rút vì trong vùng khơng cịn ai nên họ đành lấy nhau sinh nhiều con cháu làm cho người Sán
Dìu hồi sinh trở lại. Tác phẩm Mở trời dựng đất có hai phần và mỗi phần đều có ý nghĩa riêng, ở phần thứ nhất từ câu 1 - 74 tác giả viết về sự hình thành của vạn vật. Sự giao thoa giữa hai nền văn học Trung Hoa và Việt Nam được thể hiện khá rõ trong phần một này, tác giả chủ yếu nhắc tới các nhân vật dân gian như: Vua Bàn Cổ, Nữ Oa, núi Côn Lôn, Cửa thiên Huyền Nữ, các hiện tượng tự nhiên từ xa xưa như nạn Đại hồng thủy… Vua Bàn Cổ là nhân vật trong thần thoại Trung Hoa, ông được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ. Theo đó, vào lúc trời đất cịn chưa hình thành, tất cả đều là một khối hỗn độn, chưa có trên dưới, phải trái, đông tây nam bắc, khơng có ánh sáng cũng chẳng có thanh âm, tất cả chỉ là một khơng gian hồn tồn khơng có sự sống. Ở trung tâm của khối hỗn độn đó Bàn Cổ đã tạo ra trời đất, sáng tối. Lúc này giữa Trời và Đất chỉ có một con người là Bàn Cổ, nên mọi nỗi buồn vui của Ngài đều ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên. Khi Ngài vui vẻ, bầu trời trong xanh; khi Ngài tức giận, trời sinh u ám; khi Ngài khóc, nước mắt thành mưa và tuyết; khi Ngài thở dài, thành gió và mây. Cùng với vua Bàn Cổ là hoàng đế Phục Nghĩa, Nữ Oa và Cửu Thiên Huyền Nữ đã tạo ra loài người. Đây đều là những vị thần nổi tiếng trong văn hóa dân gian của Trung Quốc.
Phần hai từ câu 75 - 450 là mười điều khuyên về triết lý nhân sinh dành cho hậu thế, những lời giáo huấn được ví như “Kinh sách dạy con” của đồng bào Sán Dìu. Người Sán Dìu rất chú trọng các mối quan hệ như gia đình và xã hội, bởi vậy lời răn dạy trong tác phẩm là sự kết tinh của trí tuệ, văn hóa, hàng trăm năm sinh sống của đồng bào Sán Dìu. Mỗi lời khuyên đều mang đậm triết lý giáo huấn sâu sắc, tác phẩm như một cuốn sách về sự chiêm nghiệm của cuộc đời để lại nhiều bài học cho thế hệ sau. Truyện thơ Mở trời dựng đất
không chỉ chứa đựng các lời khuyên răn dạy còn là sự lắng đọng của truyền thống văn hóa, đạo lí tốt đẹp, qua đó phản ánh những tri thức, kinh nghiệm sống của dân tộc mình trong lịch sử.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương một của đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến văn học, văn hóa và mối quan hệ của chúng. Văn hóa - văn học là những lĩnh vực hình thành, tồn tại và phát triển theo quy luật riêng nhưng có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Mỗi lĩnh vực đều có những cách hiểu khác nhau nhưng đều có cùng sứ mệnh: Hướng đến con người, đề cao tư tưởng nhân văn, hướng đến chân - thiện - mĩ.
Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa là một trong những phương pháp có nhiều ưu thế, sử dụng phương pháp để có được những thuận lợi cho việc nghiên cứu, mở rộng phạm vi phản ánh tác phẩm văn học. Từ đó chúng ta có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về tác phẩm văn học, góp phần giúp văn học gần gũi hơn trong đời sống con người.
Vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc được nhà nước ta phát động trong nhiều năm nay. Nghiên cứu văn hóa trong văn học là một trong những biện pháp giúp bảo tồn nét đặc sắc của dân tộc. Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc lớn ở nước ta, dân tộc này đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa và văn học với những phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt. Thành tựu to lớn mà người Sán Dìu để lại là những trang truyện thơ có giá trị nghệ thuật cao. Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu tác phẩm này dưới góc nhìn văn hóa ở những chương sau.
CHƯƠNG 2
N I DUNG TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA