8. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Mở trời dựng đất
Thời gian trong Mở trời dựng đất được hiện hình khá phong phú: có xưa nay, có quá khứ, hiện tại, tương lai, có tháng năm. Sự hiện hình của thời gian trong Mở trời dựng đất được bộc lộ ở nhiều hình thức: có khi là sự vận động của vũ trụ, có khi là sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên, hay cũng có khi là sự biển đổi của suy nghĩ, tâm trạng nhân vật. Dù có biểu hiện dưới muôn hình muôn vẻ nhưng thời gian trong tác phẩm vẫn luôn có xu hướng là truyền tải đến mọi thế hệ những bài học nhân sinh ý nghĩa. Đó là quan niệm thời gian trong Mở trời dựng đất.
Thời gian hiện thực trong tác phẩm được đo bằng tháng năm cụ thể. Tháng năm ở đây không phải là thời để đôi lứa tỏ tình, hay bộc lộ cảm xúc của một nhân vật trữ tình cụ thể về một sự kiện nào đó. Mà tháng năm ở đây dùng để tác giả truyền tải đến con cháu kinh nghiệm cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất. Nhất là đối với đồng bào Sán Dìu khi di cư sang nước Việt đã kế thừa truyền thống văn hóa lúa nước. Bởi thế, trong những lời răn dạy người Sán Dìu đã truyền lại cho con cháu nhiều bài học quý giá về lao động sản xuất. Ngày
xuân cây cối tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, mọi người dân trên đất Việt đều xuống đồng để tham gia lao động sản xuất. Điều đó, được thể hiện bằng những lễ hội lớn khi xuống đồng như lễ hội Cày tịnh điền, lễ hội Lồng Tồng… đồng bào cũng luôn nhắc nhở con cháu “đừng để xuân đến lười cày cấy”, “trời xuân tiết đến sớm cày ruộng”. khi đến mùa vụ thu hoạch “lúa sớm đừng để quá hè”. Qua thời gian người tiếp nhận như hiểu rõ hơn về nếp sống, nếp sinh hoạt của đồng bào dân tộc miền núi.
Cũng giống như trong các truyện thơ Nôm khác, thời gian tâm lý được thể hiện khá rõ trong tác phẩm thông qua lời kể của nhân vật trữ tình. Nếu như trong ở trong Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, thời gian tâm lý dùng để bộc lộ cảm xúc tình yêu của cặp đôi nhân vật Anh yêu và Em yêu, đó là tình yêu của tuổi trẻ, hạnh phúc lứa đôi, giây phút tình tự trong đời người trôi nhanh vùn vụt:
Đôi ta gặp nhau nơi sàn hoa Tâm tình bên bếp lửa
Chuyện nối chuyện qua mau …
Ngón tay thon lá lành
Đôi mắt đẹp dài như lá trầu không
(Truyện thơ Tiễn dặn người yêu – dân tộc Thái)
Thì trong Mở trời dựng đất thời gian tâm lý dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tác giả dân gian bày tỏ thái độ phê phán trước lối sống lười biếng của con cháu. Với bản tính mộc mạc, giản dị, chất phác họ đã trực tiếp bộc lộ cách nghĩ, cách cảm, về những vấn đề cuộc sống thường ngày. Lối diễn đạt mang đậm phong cách người miền núi, đã cho người đọc cảm nhận được cuộc sống hàng ngày của quê hương, dân tộc mình :
Đừng nên học kẻ lười lao động Kẻ lười không gạo bụng đói khổ
Vợ con muốn mặc không quần áo Con cái muốn ăn không gì ăn
Vạn khoảnh thửa ruộng không cày cấy Làm người uổng phí ở trần gian
Bên cạnh thời gian tâm lý, trong truyện thơ còn xuất hiện nhiều yếu tố của thời gian huyền ảo siêu thực. Kiểu thời gian này được sử dụng nhiều trong thần thoại, truyền thuyết. Thời gian huyền ảo là thời gian của quá khứ, hiện tại được đan cài với nhau tạo nên tính chất hư ảo. Và theo đó, việc ảo hóa thời gian có vai trò nới rộng biên độ thời gian trần thuật.
Trong truyện thơ Mở trời dựng đất loại thời gian này được tác giả sử dụng với hai điểm nổi bật sau. Thứ nhất là đặc điểm thời gian không xác định, không vận động. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên, khi tác giả dân gian giới thiệu về nhân vật Lạc Long Quân có viết “ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân…”[63]. Tác giả đã vận dụng kiểu thời gian huyền ảo khi giới thiệu về nhân vật, sự pha trộn giữa quá khứ và hiện tại. Còn trong Mở trời dựng đất, thời gian không xác định được thể hiện ở phần đầu tác phẩm, khi họ miêu tả lại quá trình Vua Bàn Cổ khai thiên lập địa, tạo ra vũ trụ trời đất:
Thủa xưa Bàn Cổ phân trời đất Đặt ra trời đất chín vạn dặm Đương xưa trời đất chưa từng có …
Đương xưa trời đất tối mông lung
“Thủa xưa, đương xưa”, đây là kiểu thời gian không xác định, không vận động, vì tác giả không nói cụ thể ngày tháng năm, họ chỉ viết chung về quá khứ sự ra đời của dân tộc mình. Việc sử dụng kiểu thời gian huyền ảo này cho chúng ta thấy, người Sán Dìu như ngầm định rằng chính Vua Bàn Cổ mới là “Thủy tổ” của trời đất, vũ trụ, con người. Có thể thấy, mặc dù tác phẩm là
truyện thơ nhưng lại mang màu sắc nghệ thuật thần thoại, điều đó thể hiện nét đặc sắc, sáng tạo trong việc xây dựng nghệ thuật truyện thơ dân tộc Sán Dìu.
Thứ hai là kiểu thời gian gắn với hiện tượng kì ảo mang tầm vóc phi thường. Tiêu biểu ở các nhân vật như Vua Bàn Cổ, Phục Hy, Phục Nghĩa, Nữ Oa… Như trong nhân vật Vua Bàn Cổ, Nữ Oa, Phục Nghĩa, kiểu thời gian này được tác giả miêu tả họ có sức mạnh, tài năng phi thường, tạo ra trời đất và con người. Đó là “Đôi mắt của Bàn Cổ đã thành Mặt trời và Mặt trăng. Hàng vạn sợi tóc của Bàn Cổ đã thành vô số các vì sao. Lông tay, lông chân đã trở thành thảo nguyên. Thịt của Bàn Cổ đã trở thành đồi núi cao thấp, máu của Bàn Cổ đã trở thành giang hồ, đại dương, răng của Bàn Cổ đã trở thành san hô, xương của Bàn Cổ đã trở thành rừng cây, hơi thở sau cùng của Bàn Cổ đã trở thành gió. Bàn Cổ qua đời nhưng Bàn Cổ đã để lại thế giới tự nhiên cho con người” [58], và cuối cùng là sự ra đời của con người:
Tạo ra lớp người có mắt thẳng Sự này thế gian truyền muôn đời Lưu truyền đời sau biết tiền nhân
Như vậy, việc sử dụng thời gian huyền ảo siêu thực trong tác phẩm đã cho thấy sự sáng tạo mới mẻ của thể loại truyện thơ Sán Dìu. Không gian, thời gian là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Các nhân vật không thể tồn tại ngoài không gian thời gian. Mối quan hệ giữa con người với không gian thời gian là một mối quan hệ gắn bó, mật thiết. Không gian làm nổi bật con người, thấu hiểu được đời sống, tâm tư tình cảm của người Sán Dìu. Thời gian trong
Mở trời dựng đất, không chỉ là thời gian hiện thực, mà nó còn thể hiện tầm nhìn, quan niệm của nhân vật.
Qua việc tìm hiểu không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm chúng ta thấy được nét đẹp trong văn hóa, văn học dân tộc Sán Dìu, khẳng định giá trị của truyện thơ Mở trời dựng đất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương ba của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về phương diện nghệ thuật truyện thơ, đặc điểm nghệ thuật xây xựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, không gian, thời gian trong truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa.
Yếu tố không thể thiếu để khẳng định giá trị tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Khi tiếp cận văn hóa trong văn học, điều không thể bỏ qua đó là lấy con người làm trung tâm. Mỗi nhân vật được khắc họa rõ nét qua lời ăn tiếng nói, suy nghĩ cử chỉ, hành động. Từ đó nhấn mạnh, xoáy sâu vào quan niệm triết lý nhân sinh của người Sán Dìu trong tác phẩm. Thông qua lời ăn, tiếng nói, suy nghĩ, hành động của nhân vật đồng bào đã khái quát giá trị về văn hóa, văn học của dân tộc Sán Dìu.
Về kết cấu, truyện thơ Mở trời dựng đất có sự sáng tạo ở kiểu kết cấu “truyện lồng truyện”, tăng chất tự sự cho cốt truyện, xu hướng trữ tình hóa tác phẩm... Với kiểu kết cấu này tác giả dân gian đã giúp cho người đọc, người nghe hình dung ra nội dung, sự kiện, nhân vật sẽ được kể ở trong truyện. Bên cạnh đó tác giả đã đưa ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày vào tác phẩm, và nhào nặn những lời dạy bảo thô cứng trở thành thơ mang đậm dấu ấn văn hóa Sán Dìu. Tiếp đến là sự kết hợp giữa giọng điệu và không gian, thời gian trong tác phẩm. Sự kết hợp này cho chúng ta thấy truyện thơ Sán Dìu vừa độc đáo vừa gần gũi với bạn đọc các thế hệ và thuộc các dân tộc khác nhau. Từ việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật của thiên truyện, chúng ta có thêm sự hiểu biết về văn hóa Sán Dìu được gửi gắm qua các sáng tác nghệ thuật. Từ đó, góp thêm tiếng nói tự hào về truyền thống, mạch nguồn văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc
tế là một việc làm cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hóa góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam. Nghiên cứu và giới thiệu các tác phẩm cụ thể như truyện thơ Mở trời dựng đất có ý nghĩa không nhỏ, qua đó thể hiện ý thức tộc người và trách nhiệm của mỗi người Sán Dìu nói riêng, người Việt Nam nói chung trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển.
2. Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu truyện thơ Mở trời dựng đất là một vấn đề phức tạp, khó khăn khi chúng ta nghiên cứu nó chủ yếu dựa vào các văn bản tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Để tìm hiểu sâu kỹ được tác phẩm và các truyện thơ dân gian Sán Dìu, mỗi chúng ta cần phải trang bị kiến thức nhất định về văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người Sán Dìu. Đó là việc cần phải biết khai thác triệt để những giá trị xuất sắc nhất trên văn bản dịch có đối chiếu với nguyên bản trong những trường hợp cụ thể và cần thiết.
3. Về nội dung, truyện thơ Mở trời dựng đất đã góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hóa quý báu của người Sán Dìu như: lưu giữ giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống tương thân, tương ái... hay quan niệm về bài học triết lý nhân sinh đã được người Sán Dìu đúc kết qua hàng trăm năm sinh sống trên nước Việt. Lời thơ dạy bảo mộc mạc, chân tình những giá trị này rất nên và rất cần được trao truyền cho thế hệ sau để mỗi người Sán Dìu nói riêng, mỗi người con đất Việt nói chung hiểu hơn và biết tiếp thu, kế thừa những truyền thống quý báu đó.
4. Về nghệ thuật, truyện thơ Mở trời dựng đất bên cạnh việc kế thừa các đặc điểm cơ bản của kho tàng truyện cổ dân gian Trung Hoa còn có những điểm mới như: kết cấu với sự sáng tạo kết cấu “truyện lồng truyện”, sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa “sự” và “tình”; đặc biệt việc sử dụng hệ thống từ ngữ mang đậm bản sắc Sán Dìu, sử dụng các điển tích, điển cố trong ngụ ý mỗi
câu chuyện, từ đó đã tạo nên sức cuốn hút nhất định đối với độc giả, đặc biệt là độc giả người Sán Dìu có lòng tự hào về văn hóa truyền thống dân tộc. Thêm vào đó tác giả dân gian còn vận dụng một cách khéo léo, hài hòa các biện pháp tu từ quen thuộc như ẩn dụ, so sánh, phép điệp... và một số biện pháp tu từ khác tạo hiệu quả nghệ thuật cao để truyền tải những nội dung quý giá trong truyện thơ. Về phương diện giọng điệu, tác phẩm mang giọng điệu trữ tình đạo đức và giọng điệu dân dã, gần gũi mang đậm bản sắc văn hóa Sán Dìu. Giọng điệu xuất phát từ chính tâm tư, tình cảm của đồng bào khi viết về cội nguồn, quê hương, đất nước và con người dân tộc mình.
5. Qua việc nghiên cứu đề tài “Truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa”, chúng tôi mong muốn tác phẩm sẽ được vận dụng đưa vào giảng dạy trong phần văn học địa phương ở trường phổ thông tỉnh Thái Nguyên. Qua đây, Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ tạo cơ sở cần thiết cho những đánh giá tiếp theo về truyện thơ Mở trời dựng đất nói riêng và văn học dân gian Sán Dìu nói chung. Đây sẽ là cầu nối để tác phẩm thực sự đến gần hơn với những người say mê và trân trọng văn học cổ, trân trọng những giá trị truyền thống rất đỗi tự hào của cha ông, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
2. Triều Ân (chủ biên) (1994), Truyện thơ Nôm Tày, Tập 1, Nxb Văn hóa dân 3. tộc.
4. Triều Ân (chủ biên) (1994), Ca dao Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc. 5. Triều Ân (chủ biên) (1995), Truyện thơ Nôm Tày, Tập 2, giải ba công trình
nghiên cứu năm 1995 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
6. Triều Ân (chủ biên) (2003), Chữ Nôm Tày và truyện thơ, Nxb Văn học. 7. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học.
8. Hoàng Triều Ân (2008), Văn học Hán Nôm dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc.
9. Triều Ân (2011), Ba truyện thơ Nôm Tày từ truyện Nôm khuyết danh Việt Nam, Nxb VHTT.
10.Nông Quốc Chấn (chủ biên) (1964), Truyện thơ Tày - Nùng, Tập 1, Nxb Văn học.
11.Nông Quốc Chấn (chủ biên) (1964), Truyện thơ Tày - Nùng, Tập 2, Nxb Văn học.
12.Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi, Hoàng Thao, Hà Văn Thư (1975), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Viện văn học.
13.Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14.Diệp Trung Bình (2011), Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
15.Nguyễn Xuân Chiến (2012), Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010),ĐHSPTN
16.Lê Nguyên Cẩn (2013), Tiếp cận văn hóa học từ góc nhìn văn hóa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
18.Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19.Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20.Ngô Văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần (2012), Dân tộc Sán Dìu ở Bắc
Giang,Nxb Thời đại, Hà Nội.
21.Hoàng Thị Liên Gấm(2012), Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010), ĐHSPTN.
22.Chu Thị Hường (2012), Bản sắc văn hóa của người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên, ĐHSPTN.
23.Lâm Quang Hùng (2011), Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc,Nxb. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
24.Kiều Mỹ Hạnh (2007), Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ĐHSPTN.
25.Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
26.M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.
27.Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người, Nxb ĐH và THCN.`
28. Lê Trường Phát (1997), Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số, Tạp chí Văn học (số 7).