Hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa Sán Dìu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa Sán Dìu

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện thơ Mở trời dựng đất là tác giả dân gian đã sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình vào quá trình sáng tác. Chính yếu tố ngôn ngữ này đã khẳng định bản sắc văn hóa Sán Dìu, phong cách văn hóa Sán Dìu thấm đẫm trong từng trang thơ. Thứ hai tác giả kế thừa, tiếp thu tinh hoa thơ ca cổ, truyện cổ dân gian Trung Hoa, vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ Sán Dìu... một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn trong quá trình

sáng tác. Điều này đã tạo nên sự mới lạ, hấp dẫn riêng mà lại vẫn có một cái gì đó quen thuộc, thân thương, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc miền núi.

Việc sử dụng từ ngữ mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Sán Dìu là một biện pháp đặc thù để thể hiện tư tưởng tình cảm, cũng như hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Xuyên suốt truyện thơ Mở trời dựng đất là những bài học nhân sinh của đồng bào Sán Dìu. Khác với các truyện thơ các dân tộc, tác phẩm không phải kể về cuộc đời, số phận của nhân vật… mà truyện thơ là những lời khuyên răn dạy bảo của ông cha cho các thế hệ sau. Tác giả dân gian sử dụng ngôn ngữ đời thường gắn với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào, cùng với đó ngôn ngữ đậm chất dân gian khi lấy những nhân vật trong văn hóa học dân gian để làm gương hoặc bài học răn dạy cho con cháu.

Mỗi một dân tộc có một cách lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, với người Kinh là truyền thuyết Cong rồng cháu tiên, mẹ “Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng…”[55], đó là sự lí giải nguồn gốc giống nòi của người Việt. Với người Sán Dìu khi nói về cội nguồn của dân tộc mình:

Thủa xưa Bàn Cổ phân trời đất Đặt ra trời đất chín vạn dặm

Thiên ý dục cầu Bàn Cổ Vương Tay trái cầm trời phải cầm trăng Trời đất đang tối tự bừng sáng

Với bản tính mộc mạc, giản dị, vì thế trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, tác giả dân gian đã lựa chọn ngôn ngữ đời thường gắn với bối cảnh xã hội để thể hiện trong tác phẩm, với hình ảnh quen thuộc “tay trái, tay phải, cầm, tự bừng sáng”, ngôn ngữ bình dị, giàu hình ảnh, họ đã hình tượng hóa sức mạnh của Vua Bàn Cổ trong quá trình “hình thành trời đất”. Sự lý giải đó còn được tác giả sử dụng ngôn ngữ chứa nhiều điển tích trong văn hóa dân gian Trung Hoa về các nhân vật vị thần hình thành nên trời đất, con người đó

là “Bàn cổ vương, Phục nghĩa hoàng đế, Cửu thiên huyền nữ”. Bàn cổ vương là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Hoa, và đến Nữ Oa, Cửu thiên huyền nữ “tạo ra” con người:

Cửu Thiên Huyền Nữ cầm dao phân Phân thành ba trăm sáu mươi phần

Tạo thành lớp người lớp người có mắt thẳng Sự này thế gian muôn đời truyền

Khi nói về nguồn gốc của dân tộc, người Sán Dìu đã đưa ngôn ngữ dân tộc mình vào trong tác phẩm và hình ảnh giản dị, cùng với đó là sự xen kẽ lẫn các yếu tố kì ảo trong thần thoại. Với cuộc sống lao động của mọi người “dao” là một vật dụng quen thuộc không thể thiếu, dao thắt lưng bụng, cào được làm bằng con dao mòn vẹt uốn cong. Nhưng với đồng bào hình ảnh “dao” không còn là dụng cụ lao động, nó là sự sáng tạo nghệ thuật khi tác giả dân gian lí giải về nguồn gốc ra đời của dân tộc mình, “Sự này thế gian muôn đời còn truyền”. Hình ảnh gần gũi, mộc mạc, diễn tả đúng kiểu tư duy cụ thể hóa của người miền núi. Đây là nét tiêu biểu cho tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng của dân tộc Sán Dìu.

Cũng như các tộc người khác ở trung du miền núi phía Bắc, lao động nông nghiệp, trồng trọt là sinh kế chính của người Sán Dìu. Quá trình định cư và phát triển, tương tác với môi trường tự nhiên đã tạo nên một diện mạo văn học dân tộc Sán Dìu mang đậm dấu ấn vùng đất trung du và miền núi. Truyện thơ Mở trời dựng đất là những bài học nhân sinh được đúc kết từ kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày, tác phẩm đã tái hiện cuộc sống hiện thực của người Sán Dìu. Khi di cư sang nước Việt với nền văn hóa lúa nước, đồng bào đã thích nghi và tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu về hoạt động lao động sản xuất để truyền lại cho thế hệ sau “Mùa hạ ngâm thóc”, muốn cấy lúa sớm “đừng để quá hè”. Tác giả miêu tả cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh bình dị, đời thường trong tác phẩm.

Ngôn ngữ trong tác phẩm thường giản dị, mộc mạc, chân thực và có tính tạo hình cao. Do đó, tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh con người và cuộc sống theo quan niệm của người Sán Dìu. Hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, thể hiện sức tưởng tượng và sự sáng tạo trong thể loại truyện thơ của đồng bào. Điều đấy được thể hiện ở những câu thơ khuyên dạy con cháu về đối nhân xử thể trong đời sống gia đình và xã hội:

Cha mẹ có lời đến dạy đạo Nam nữ vợ chồng nghe lời cha Không nên quay đầu mồm đấu khẩu

Ba câu thơ trên như một lời dăn dạy ứng xử trong cuộc sống thường ngày của người Sán Dìu. Đồng bào rất coi trọng yếu tố gia đình, vì vậy xuyên suốt truyện thơ tác giả luôn đề cao vai trò của gia đình với giáo dục con trẻ trong việc giữ gin và phát huy truyền thống dân tộc Sán Dìu. Chỉ có những lời dạy bảo thông thường, chân tình, mộc mạc như bản tính vốn có của người Sán Dìu mà biến thành thơ. Như vậy, thơ đâu phải là cái gì xa vời, khuân sáo, mà thơ là những lời nói chân tình, giản dị được cất lên từ sâu thẳm trong tấm lòng của con người:

Ngoài đạo người dạy vô nhân nghĩa Mười tuổi đến thời hết nhi đồng Mười năm tiện học lễ tình nghĩa Mười tám đến thời tìm vợ chồng Ở nhà nghe cha xuất theo chồng.

Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác phẩm tự sự. Lời thơ thường là lời đánh giá trực tiếp của chủ thể đối với cuộc đời. Mỗi một dân tộc đều có truyền thống giáo dục con cháu khác nhau, với người Sán Dìu họ quan niệm “Mười tuổi, mười năm, mười tám” đây là những độ tuổi quan trọng trong việc dạy bảo con cháu. Theo họ, mỗi lứa tuổi cha mẹ có cách giáo dục khác nhau. Vì thế từ lúc con trẻ đến người trưởng thành bài

học đầu tiên và quan trọng nhất là “học lễ tình nghĩa” đây là bài học sẽ đi theo bước chân của mỗi người trong cuộc đời.

Ngôn ngữ trong Mở trời dựng đất là những câu thơ dạy bảo mộc mạc chân tình, đời thường, như “lời cha mẹ” hàng ngày vẫn nói với con cháu mình. “Nghe cha” câu thơ như hàm chứa tất cả sức nặng tình cảm của cha mẹ dành cho các con. Câu từ gần gũi mà chúng ta vẫn thường được nghe, không phải là câu nói bóng bẩy hào nhoáng, đó là lời nói giản dị hàng ngày nhưng chứa đầy ấm áp, lo lắng, quan tâm yêu thương của cha mẹ dành cho các con. Ngôn ngữ như được bật ra từ những suy nghĩ đời thường, chan chứa tình thân ái biết bao:

Lời tốt lắng nghe cha mẹ dạy

Hoàng liên ngọn đắng rễ cũng đắng Cam ngọt gốc ngọt ngọn cũng ngọt

Tất cả những hình ảnh tả thức ấy thật gần gũi, quen thuộc và thân thương, đã phác họa thành công vẻ đẹp mộc mạc giản dị của đồng bào Sán Dìu. Ngoài ra, hệ thống ngôn ngữ đời thường này được tác giả dân gian sử dụng rất thành thạo và linh hoạt khi viết về những lời khuyên dạy trong cuộc sống người Sán Dìu:

Chín khuyên: Trên đời cần kế hay Làm người công bình đừng lòng tham

Với bản tính mộc mạc giản dị vốn có của dân tộc mình, người Sán Dìu luôn muốn hướng con cháu đến cuộc sống theo triết lí Phật giáo không “tham - sân - si”, quan niệm “thiện - ác” trong cuộc sống. Bởi vậy, trong những lời răn dạy ngôn ngữ truyện thơ luôn thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Tác phẩm đã truyền tải những nội dung, tâm tư, tình cảm, ước nguyện của cả dân tộc, vì thế

Mở trời dựng đất đã mang trong mình dấu ấn văn hóa người Sán Dìu. Ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, nhạy bén cứ thế đi vào tác phẩm và mang đến bài học triết lí nhân sinh quý báu đối với đồng bào Sán Dìu:

Thấy tận bao nhiêu người thiện ác Hôm nay không biết hết ngày mai Ngừng tranh bỏ được một nỗi sầu

Những đặc điểm về ngôn ngữ, hình ảnh trong truyện thơ Mở trời dựng đất đã thể hiện rất sinh động những nét độc đáo của bản sắc dân tộc. Nó đã phản ánh một cách cụ thể: cách cảm, cách tư duy, cách diễn đạt… của người miền núi. Đó là “…bình dị, thật thà của câu chữ, bộc lộ cách cảm, cách nghĩ chất phác… những câu thơ nhìn bề ngoài ngỡ như là viết theo kiểu ứng tác, khá dễ dàng, không màu mè, rào đón, bọc giấu mà cứ trần trụi, thật thà như đếm và thẳng như cây bương” (Nguyễn Ngọc Thiện) [62].

Lối sống bình dị của người Sán Dìu đã đi trực tiếp vào tư duy văn học và trong sáng tạo các hình tượng nghệ thuật. Vì thế, chúng ta thấy trong Mở trời dựng đất ngôn ngữ đời thường được tác giả dân gian sử dụng một cách tự nhiên, thấm thía và cũng được gọt giũa công phu. Nó phản ánh trung thực mọi khía cạnh về con người và đời sống thực của đồng bào. Mỗi một câu thơ là một lời dạy bảo chân tình, và cả tác phẩm đã cho ta thấy được phẩm chất người Sán Dìu cần cù, chịu khó, thẳng thắn, bộc trực trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, đến cách nhìn nhận giải quyết và đưa ra những lời khuyên răn dạy cho các thế hệ. Trong cuộc đời mỗi người sẽ không ít gặp những khó khăn, gian truân, vất vả. Tuy vậy, đồng bào luôn biết vượt khó vươn lên. Họ tin vào một tương lai tốt đẹp, đó là tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống của người Sán Dìu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)