Giáo dục gắn với thực tiễn trong truyện thơ Mở trời dựng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Văn hóa giáo dục đạo lý trong truyện thơ Mở trời dựng đất

2.1.2. Giáo dục gắn với thực tiễn trong truyện thơ Mở trời dựng đất

Dân tộc Sán Dìu coi trọng việc giáo dục phải gắn với thực tiễn, xuất phát từ những điều đơn giản ‘‘mình đi đường gặp người hay, cúi đầu làm lễ kết bạn’’, để có tri thức con người cần có quan hệ với môi trường xã hội xung quanh. Từ đó chúng ta tiếp thu được những điều hay, lẽ phải tri thức tiến bộ của cộng đồng. Với việc sử dụng phép điệp cấu trúc ở đầu các câu thơ, tác giả dân gian như muốn nhấn mạnh đến giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ. Trong việc giáo dục cha mẹ cần nghiêm khắc khơng được nng chiều con, người Việt có câu ‘‘con hư tại mẹ, cháu hư tại bà’’, tác giả dân gian nhấn mạnh đến yếu tố gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người:

Bần cùng không được nuông chiều con Bần cùng nuông chiều không áo mặc Nhà giàu không nên nuông chiều con

Nhà giàu nuông chiều rước lấy hận Ngồi chiếu khơng biết chỗ mình ngồi.

Tác giả dân gian lấy việc ‘‘Ngồi chiếu’’ để nói về tính cách của con người, “ngồi chiếu” là hình ảnh quen thuộc trong văn hóa sinh hoạt hàng ngày của người Sán Dìu, tục này có sự phân biệt cao thấp, trên dưới, thứ tự trong các vai vế và dịng họ trong gia đình. Với người lớn tuổi thường được xếp chỗ ngồi trên giường và giữa nhà, xung quanh là thứ tự chỗ ngồi phù hợp độ tuổi các thành viên khác. Xuất phát từ bản tính mộc mạc, giản dị của mình, người Sán Dìu dạy con trẻ từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Dù thể hiện bằng hình thức nào, đây là phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của người Sán Dìu trong việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc mình.

Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Sán Dìu, họ cho rằng con người phải biết giữ mình trong sạch, ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh, nhất là đối với người làm quan cần phải ‘‘tu nhân quả’’, thanh liêm chính trực, ln là tấm gương “tơi trung, con hiếu’’. Đồng bào cho rằng làm quan là ‘‘dân chi phụ mẫu’’ phải có tấm lịng và yêu thương dân như con. Với một vị quan phải có khí phách trong cuộc đấu tranh tìm ra lẽ phải, khơng vì ‘‘tư tình’’ của bản thân mà xử án oan sai cho mọi người. Dân tộc Sán Dìu đề cao chữ “đạo” trong mọi hồn cảnh, trong gia đình ơng bà vợ chồng con cái phải sống đúng đạo nghĩa, đạo hiếu, giữa cộng đồng, xã hội sống hòa hợp theo đạo lý. Với người làm quan đem lại sự công bằng cho mọi người nên “chọn việc” làm tâm đạo, để không bị chi phối bởi những mối quan hệ bên ngoài làm ảnh hưởng đến công việc, làm được như vậy trên dưới hợp lòng dân đất nước thịnh trị, nhân dân no ấm, cửa nhà an vui:

Mười khuyên: Làm quan tu nhân quả Pháp luật răn dạy không tương đồng Tư tình lót mệnh đầu người rơi Mới hay chân tình khơng thể dung

Mới lấy chọn việc làm tâm đạo Tự có nhân quả sáng mn nơi

Dân tộc Sán Dìu với bản tính mộc mạc, giản dị trong văn hóa xã hội mọi người ln u thương, đồn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Vì thế trong các mối quan hệ họ thường tránh những xích mích với hàng xóm, anh em, bạn bè ‘‘khuyên người đừng tranh việc đã qua, nhẫn được một thời người không biết’’.

Phật giáo là một trong những tôn giáo ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của người Sán Dìu, vì thế trong những câu thơ răn dạy về bài học nhân sinh, đồng bào luôn khuyên bảo con cháu đạo làm người theo triết lí nhà Phật khơng ‘‘Tham - sân - si’’, không tranh chấp, chiếm đoạt tài sản của nhau:

Chiếm ruộng đất người liền kế nhà Xưa nay giết người oan đời sau

Đơng Nhạc ngày trước khun Hồng Đế Âm phủ chẳng tha người có tội

Tác giả dân gian lấy điển tích về vị thần nổi tiếng trong văn hóa dân gian Trung hoa là Đông Nhạc ‘‘thần cai quản Hoa Sơn (Thái Sơn), cịn được gọi là Đơng Nhạc Đế Quan, Thái Sơn phủ Quân, hoặc Nhạc Đế. Vị này chưởng quản ngũ nhạc và tất cả danh sơn của Trung Hoa. Dân gian Trung Quốc tin vị thần này cai quản những người vừa mới chết, chưa tới chỗ Diêm Vương phán án, hoặc đã phán án, nhưng chưa đi đầu thai. Theo Đạo Giáo, vị này quản nhiệm cả mười vị Diêm Vương (trong Đạo Giáo cịn có một vị thần là Phong Đơ Đế Qn cũng cai quản Thập Điện Diêm Vương), chủ trì họa phước của nhân gian’’[51]. Người xưa tin rằng khi còn sống làm những điều sai trái lúc chết xuống âm phủ sẽ chịu tội, vì thế “làm người mới hay phải lẽ đạo”.

Bên cạnh sự giao thoa của các tơn giáo khác thì Phật giáo vẫn là tơn giáo chi phối chủ yếu trong đời sống văn hóa người Sán Dìu, những bài học giáo dục đạo đức ln mang đậm màu sắc giáo lý nhà Phật. Vì thế người xưa khuyên dạy

con cháu chọn cho mình một lối sốngchính trực. Ứng xử với cộng đồng cần xuất phát từ chữ tâm và tình, với một lối sống đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc đó là những nét đẹp giá trị văn hóa tinh thần trải qua hàng trăm năm của dân tộc Sán Dìu. Qua đó cịn thể hiện quan niệm “Nhân quả báo ứng” trong Đạo phật:

Sớm sớm đãi khách có nghèo đâu Mưu tối hại người trời có mắt

Ngày tháng soi sáng làm minh chứng Có vậy lịng người mới ngay thẳng Cơng bình chính trực được phân minh

Nếu làm những việc xấu hại nước, hại dân sẽ bị “báo ứng”, cuộc sống không được tốt đẹp:

Bần cùng nghìn vạn đừng làm giặc Hay đi làm giặc tan nát nhà

Làm giặc một ngày người bắt được Vợ con bị giữ cùng bị trói

Từ xưa đường giặc người không giàu

Tác giả dân gian phê phán lối sống tầm thường của người đàn ông trong gia đình:

Hay cùng người ngồi chàm đánh bạc Đánh bạc uống rượu chẳng dừng tay Hôm nay bạc đến mai lại đi

Tiền của đánh hết tan cửa nhà

Cho dù cuộc sống có vinh hoa phú q khơng nên coi thường nhau, làm người cần cư xử theo lẽ phải, tôn trọng và yêu thương nhau:

Phú quý vinh hoa được mấy năm Bất luận lúc sống hay khi chết Cũng nên hành xử theo lẽ phải Làm người cùng nhau kết lễ nghĩa

Trong lòng mến khách người tốt hiểu

“Mến khách” là một trong những đức tính đáng q của đồng bào, người Sán Dìu quan niệm nếu gặp nhau quý mến kết nghĩa được coi như người anh em, con cháu trong gia đình.

Đồng bào chú trọng việc giáo dục những đức tính chăm chỉ, cần kiệm cho mỗi người và ứng xử với mơi trường tự nhiên hài hịa. Bởi vì người Sán Dìu canh tác nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên đồng bào cần tích lũy những tri thức về thời tiết, khí hậu để gieo trồng đúng thời vụ, cho năng suất cao nhất:

Cày cấy kịp thời thân đủ no Vợ chồng con cái được sum vầy Đừng nên học kẻ lười lao động.

Bối cảnh xã hội hơm nay có sự tác động cả yếu tố tích cực và tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Văn hóa hiện đại và truyền thống có sự đan xen lẫn nhau, song đồng bào vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cổ truyền để dạy bảo các thế hệ con cháu của dân tộc mình. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân gian trong bối cảnh xã hội hiện đại là điều cần thiết, bởi con người cần biết và trân trọng cội nguồn của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)