Phong tục, tập quán trong truyện thơ Mở trời dựng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu trong truyện thơ Mở trời dựng đất

2.3.2. Phong tục, tập quán trong truyện thơ Mở trời dựng đất

Với mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau, điều đó làm nên bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc. Tìm hiểu những giá trị truyền thống đó cho chúng ta cái nhìn bao qt về lịch sử văn hóa của các dân tộc. Người Sán Dìu làm nơng nghiệp đã từ rất lâu đời, do đó đồng bào đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm lao động và sản xuất. Dân tộc Sán Dìu cũng như người Việt quan sát các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên để biết thời tiết phục vụ cho canh tác nông nghiệp.

“Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất”[40].

“Tập quán được hiểu là lối sống của một tập thể, tổ chức hoặc quần thể sinh vật lớn được hình thành như một thói quen trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt được công nhận và coi như một quy ước chung của tất cả mọi cá nhân sống trong tổ chức, quần thế đó”[41].

Như đã biết, người Sán Dìu sống tập trung chủ yếu ở vùng trung du, phía Bắc châu thổ sơng Hồng. Nơi đó rất thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp của đồng bào. Trải qua nhiều năm sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, đồng bào đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Điều thể hiện trong chu kỳ sản xuất và tái hiện dưới các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của người Sán Dìu.

Dân tộc Sán Dìu có vốn văn hóa dân gian khá phong phú, thể hiện ở các phong tục, tập quán, lễ nghi của họ đã có từ rất lâu đời. Trong truyện thơ Mở trời dựng đất ở lời khuyên thứ năm tác giả dân gian thể hiện nét độc đáo về

Năm khuyên: Đời sau chăm cày cấy Giản dị cần kiệm cửa nhà vinh Có tiền khó mua cánh đồng ruộng

Cũng như nhiều dân tộc khác ở nước ta, sau khi ăn tết Nguyên đán đồng bào bắt tay vào công việc trồng trọt và thu hoạch mới. Để bắt đầu một vụ mùa mới người Sán Dìu thường có phong tục làm lễ Ra đồng, nghi lễ này được tổ chức vào đầu tháng giêng trong khoảng từ mùng 5 - 8 tết:

Năm canh gà gáy năng dậy sớm Trời xuân tiết đến sớm cày ruộng

Sau những ngày đón tết vui vẻ, để bắt đầu mọi công việc, đặc biệt là công việc đồng áng trong năm mới, người Sán Dìu tiến hành tổ chức lễ cúng các vị Thành hồng tại đình làng với mục đích làm vừa lịng mong tiếp tục được các lực lượng siêu nhiên phù hộ. Các hộ dân trong làng hàng năm thay phiên nhau đứng ra lo liệu lễ vật. Sau khi mâm lễ được đặt lên, ông chủ nhang thực hiện các nghi thức cúng thần như: đọc sách cúng để tạ các Sơn thần, Thổ địa cai quản dân làng, mời các thần về hưởng lễ và báo cáo ngày tết đã hết nay dân làng làm lễ cúng cầu mong các vị thần tiếp tục phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, mùa màng bội thu:

Trên trời hợp thời mưa gió thuận Dưới đất hài hòa trăm cỏ mọc

Kết thúc buổi lễ đại diện các hộ gia đình trong thơn cùng ăn bữa cơm cộng cảm đầu xuân năm mới, và từ nay dân làng được phép ra đồng tiến hành sản xuất. Theo quy định của người Sán Dìu khơng ai được phép xuống đồng trước khi làm lễ tại đình bởi họ cho rằng làm như vậy là động thổ, ảnh hưởng đến các vị thần thánh dẫn đến các hiện tượng mất mùa, sâu bệnh, dân làng gặp những điều tai ương... Sau khi các nghi lễ hoàn thành, mọi người trong làng thường mang theo lễ vật ra đình thắp hương để xin lộc đầu xuân năm mới. Lễ Ra đồng thực chất là nghi lễ mở cửa đình đầu năm mới nhằm cầu mong các vị

thần thánh phù hộ cho một năm an lành, tránh được những tai họa, dân làng khỏe mạnh... đặc biệt mong ước lớn lao nhất của họ là mùa màng không bị thiên tai, sâu bệnh.

Dân tộc Sán Dìu có tập qn gieo trồng cấy lúa trong tháng sáu, họ quan niệm đấy là thời điểm tốt nhất trong năm để tiến hành canh tác vụ mùa thứ hai trong năm, khi lúa đang lên, đồng bào có tục làm lễ cúng thần Lúa, thành Hồng, để cầu mong mưa thuận gió hịa, dưới ruộng lúa nhiều bơng mẩy, trên nương cây trái, hoa màu kết trái, nhiều củ:

Mùa hạ đến gần tiện ngâm thóc Lúa sớm đừng để quá mùa hè Phú quý đến sớm phần do mình Bần cùng chịu khó yêu cày cấy.

Có thể thấy khơng chỉ riêng đồng bào Sán Dìu, trong lao động sản xuất bằng kinh nghiệm quan sát đời sống dân tộc Mông cũng đúc kết được nhiều tri thức dân gian trong tục ngữ Mông: “Trời xanh thì nắng/ Mây đen thì mưa”. Trong trồng trọt, đồng bào Mông đã để lại những kinh nghiệm quý báu thiết thực: “Trồng ngô chọn chân đồi/ Trồng lúa chọn cuối khe”. Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính người dân lao động như cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, tình yêu thương, ý thức đề cao về cái đẹp tâm hồn, về danh dự, lịng chung thủy, từ đó làm phong phú, sinh động và tơ đậm bản sắc văn hố Mơng.

Tết Đơng chí là một tục lệ quan trọng khơng thể thiếu của người Sán Dìu, đồng bào coi tết Đơng chí như buổi tổng kết cuối năm trong gia đình. Mọi người tụ họp sau một thời gian dài vất vả, họ cùng nhau hát làn điệu Soọng cơ và chuẩn bị đón tết Ngun đán. Ngày này các gia đình làm mâm lễ để thỉnh gia tiên về thành quả lao động một năm và phù hộ độ trì cho con cháu một vụ xuân mới thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng, cày cấy:

Cấy cày làm ruộng cần cần kiệm Ruộng đất làm ra nhiều vàng quý

Ngày nay trước sự giao thoa giữa văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống ít nhiều các phong tục, tập quán, tín ngưỡng đang dần mai một. Dân tộc Sán Dìu ln chú trọng lưu giữ bảo tồn di sản văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương hai của đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu về quan niệm triết lý nhân sinh, tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán và văn hóa ứng xử trong truyện thơ Mở trời dựng đất. Đây là những giá trị văn hoá tiêu biểu, nổi bật được phản ánh trong truyện thơ. Có thể thấy, bài học giáo dục đạo lý của người Sán Dìu là sự tổng hòa của nhiều yếu tố từ văn hóa đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán… tất cả hòa quyện vào nhau và tạo nên quan niệm nhân sinh vừa độc đáo, riêng biệt của đồng bào Sán Dìu.

Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ mang đậm tính cộng đồng, có sự giao lưu giữa văn hóa Sán Dìu với văn hóa Trung Hoa. Bức tranh phong tục, tập quán từ nếp ăn, nếp nghĩ, đến lễ nghi của người Sán Dìu được phản ánh sinh động và rõ nét qua lời kể giản dị, tự nhiên của nhân vật trữ tình. Những phong tục, tập quán ấy đã ăn sâu và trở thành thói quen khơng thể thiếu trong mỗi người Sán Dìu.

Các mối quan hệ, ứng xử khác nhau của mỗi người được tác giả dân gian phản ánh trong truyện thơ như một bài học triết lý giáo huấn trong các mối quan hệ, ứng xử, từ gia đình đến xã hội tất cả những yếu tố trên góp phần làm tăng giá trị của tác phẩm, để Mở trời dựng đất xứng đáng trở thành một trong những truyện thơ hay nhất của dân tộc Sán Dìu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)