8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Dấu ấn văn hóa trong giọng điệu truyện thơ Mở trời dựng đất
Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học hay thời đại văn học chúng ta không thể không quan tâm đến giọng điệu, đây là một trong những yếu tố then chốt làm nên sự độc đáo trong văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng, ngợi
ca hay châm biếm”[25,tr.111]. Và “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”[25,tr.134]. Chính vì vậy, giọng điệu có thể được hiểu là “Giọng nói hay lối nói biểu thị một thái độ nhất định (giọng mỉa mai, chán chường) hay như ngữ điệu (giọng lên xuống, lúc trầm lúc bổng)”[25,tr.503].
Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại cũng cho rằng: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn”[34,tr.27]. Qua đó, chúng ta thấy giọng điệu là yếu tố cơ bản trong việc xây dựng hình tượng văn học và nó còn mang đậm dấu tác giả khi sáng tạo nghệ thuật. Nhờ có giọng điệu mà khi ta đọc một tác phẩm giúp ta nhận ra tác giả và phân biệt họ với các tác giả khác. Đây chính là phong cách của mỗi nhà văn.
Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có một giọng điệu đặc sắc. Nhà nghiên cứu văn học Nga M.Khrapchenco từng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” [34,tr.167 - 168]. Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, cảm xúc của nhà văn, nhà thơ.
Truyện thơ Mở trời dựng đất tác giả muốn chuyền tải đến người đọc những tình cảm sâu sắc qua sự sáng tạo nghệ thuật ở nội dung và hình thức của tác phẩm. Về mặt hình thức với hệ thống giọng điệu trữ tình đạo đức và giọng điệu dân dã, gần gũi mang đậm bản sắc văn hóa Sán Dìu. Giọng điệu xuất phát từ chính tâm tư, tình cảm của tác giả dân gian khi viết về quê hương, đất nước và con người dân tộc mình.
Giọng điệu là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để tạo ra nét riêng biệt của mỗi tác phẩm. Mở trời dựng đất không phải là câu chuyện kể về
tình yêu, mà tác phẩm là những bài học triết lí nhân sinh của người Sán Dìu. Vì thế, ngôn từ được chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày trong đời sống của đồng bào, đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giọng điệu dân dã và giọng điệu trữ tình giáo huấn mang dấu ấn văn hóa dân tộc mình.
Trong tác phẩm giọng điệu mộc mạc dân dã, gần gũi được thể hiện nhiều ở mười lời khuyên của đồng bào dành cho thế hệ sau. Bên cạnh, những câu nói gần gũi được chuyển thể thành thơ đó là sự đan xen những lời răn dạy về đạo đức mà dân tộc Sán Dìu gửi gắm trong truyện thơ. Bằng những hình ảnh thân thuộc, chân thực trong đời sống sinh hoạt làng bản của người Sán Dìu:
Trong ruộng khô nước mong tiếng sớm Trong lòng dụng tâm hành hiếu thuận Đêm tối giặc đạo lòng chẳng sợ
Cả nhà hiếu thuận thời chẳng lo Nên biết theo người trăm năm tuổi
Từ những câu nói đơn giản, dân dã đời thường mà lại trở thành thơ có sức gợi đặc biệt. “Trong ruộng khô nước” là lời nhắc nhở của ông cha cho con cháu khi lao động sản xuất cần phải biết cần cù chăm chỉ chịu khó cày cấy, cũng giống như con người hiếu thuận với cha mẹ cần phải từ “trong tâm” không phải là những tình cảm, đạo đức giả tạo. Mọi người cùng đồng lòng thì mọi khó khăn đều vượt qua. Ở đây chữ “tâm” và “hiếu” luôn được tác giả dân gian coi trọng và đặt nên hàng đầu. Có thể thấy khi viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Sán Dìu, ngoài việc truyền đạt lại cho con cháu những bài học về kinh nghiệm lao động sản xuất, đồng bào đã khéo léo đưa vào đó là những bài học giáo dục đạo đức từ những việc nhỏ nhất, và cứ thế giọng điệu mộc mạc, giản dị tự nhiên đi vào trong thơ. Tạo thành bản sắc riêng mang đậm dấu ấn văn hóa người Sán Dìu ở trong đó.
Phải chăng trong hành trình di cư từ đất nước Trung Hoa rộng lớn sang đất Việt, người Sán Dìu đã phải trải qua cuộc sống lo toan mưu sinh vất vả, vì
thế trong truyện thơ những hình ảnh lam lũ, khổ cực hiện nên trong thơ một cách tự nhiên, mộc mạc, giản dị mà không cần phải tô vẽ. Mỗi câu thơ là một lời tâm tình, chứa đựng trong đó là những lời khuyên dạy con cháu của tác giả dân gian. Có lẽ, vì những gian khổ mà đồng bào đã trải qua, người Sán Dìu luôn nhắc nhở con cháu mình cần phải cần cù, chăm chỉ chịu khó:
Năm nay tính được lúa nhiều năm Mùa nóng liền đến mùa giá rét Tìm chợ mua bán đừng chơi bời Đi con đường đời thật gian nan Giỏi giang trong nhà cần chăm chỉ
Hình ảnh “lúa”, “chợ” đây là những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào. Người Sán Dìu luôn ngợi ca việc đồng áng, cuộc sống thuần nông gắn bó với lũy tre, làng bản: ‘‘Mai tông mai say mạo cộ số thén coóc/ Buôn đông bán tây không bằng cuốc góc ruộng’’ (Tục ngữ Sán Dìu). Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa trôi qua với bao “gian nan” trên “con đường đời” đó là cách nói dân dã của đồng bào, họ luôn muốn dân tộc mình biết trân trọng cuộc sống này, vì tất cả đều rất quý giá dù là những điều nhỏ nhất, bình thường nhất.
Ngoài ra, giọng điệu trữ tình giáo huấn được tác giả dân gian sử dựng rất nhiều trong tác phẩm. Với những lời khuyên răn dạy trong cuộc sống thì đạo đức luôn là yếu tố quan trọng thế hệ ông cha luôn muốn con cháu mình phải học tập và rèn luyện:
Phú quý vinh hoa được mấy năm Bất luận lúc sống hay lúc chết Cũng nên hành xử theo lẽ phải Làm người cùng nhau kết lễ nghĩa Trong lòng mến khách người tốt hiểu
Cuộc sống vinh hoa phú quý không tồn tại mãi, giống như người Việt quan niệm “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Với dân tộc Sán Dìu, việc dạy bảo con trẻ về luật nhân quả ở đời rất được coi trọng, “lúc sống hay chết”, “hành xử theo lẽ phải”, đây là đạo lý tu thân, tích đức hành thiện trong Phật giáo. Người Sán Dìu quan niệm muốn gia tộc hưng thịnh cần phải giáo dục con cái thật nghiêm khắc. Khuyên dạy con cháu biết coi trọng đạo đức hành thiện “Làm người cùng nhau kết lễ nghĩa”.
Giọng điệu trữ tình giáo huấn không chỉ giúp cho tác giả dân gian truyền tải những bài học nhân sinh vào trong truyện thơ một cách tự nhiên, chân thực, gần gũi nhất mà còn giúp người đọc hiểu được đồng bào Sán Dìu, cuộc sống của họ, và những tâm tư tình cảm, nét đẹp trong văn học và tâm hồn người Sán Dìu.
3.3. Dấu ấn văn hóa Sán Dìu trong k t cấu truyện thơ “Mở trời dựng đất”. 3.3.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về kết cấu trong Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) viết: ‘‘toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn bố cục... Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật’’[25.tr156-157].
Do đó có thể thấy kết cấu là một phương diện cơ bản và quan trọng của sáng tác nghệ thuật. Khái niệm kết cấu được hiểu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Nó ‘‘bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện ;cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả: tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ’’[25.tr157]. Kết cấu ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật
của tác phẩm, cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng. Không phải là sáng tạo ra hình tượng sẵn rồi, sau mới tạo ra kết cấu, mà kết cấu xuất hiện như một mặt của bản thân hình tượng nghệ thuật được sáng tạo. Do đó, không có kết cấu, những yếu tố, những thành phần chỉ là những mảnh vụn rời rạc.
Truyện thơ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Đó là thể loại tự sự được viết bằng thơ có dung lượng tương đối lớn. Sự mới mẻ và ưu điểm của thể loại này là ở chỗ nó vừa có phần tự sự và vừa có phần thơ (trữ tình), từ đó trở thành phương tiện để con người bộc lộ tình cảm, cảm xúc và phản ánh ước mơ, khát vọng của họ. Truyện thơ được chia thành hai loại: truyện thơ bình dân và truyện thơ bác học. Có thể thấy truyện thơ là sự tổng hợp của những điểm gần gũi, dân dã, nhẹ nhàng, như lời ca tiếng hát dân gian, như câu chuyện cổ tích, ở đó là sự sâu sắc, tinh xảo, của sáng tạo nghệ thuật, điều này làm cho kết cấu truyện thơ rất đa dạng. Truyện thơ Mở trời dựng đất
thể hiện sinh động đầy đủ kết cấu của truyện thơ Nôm bình dân, kết cấu tự sự và kết cấu trữ tình. Kết cấu tự sự trong tác phẩm là hình thức tổ chức của cốt truyện nhân vật trữ tình, kết cấu trữ tình là kết cấu tâm trạng của nhân vật trữ tình được phản ánh trong truyện thơ.
3.3.2. Kết cấu truyện thơ “Mở trời dựng đất”.
Xét về mặt kết cấu, trong Mở trời dựng đất tác phẩm vẫn là kiểu kết cấu tự sự quen thuộc gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ, tính sự kiện, tình tiết, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong tác phẩm. Kiểu kết cấu “truyện lồng truyện”, tăng chất tự sự cho cốt truyện, kiểu kết cấu truyện trong thơ và thơ trong truyện, xu hướng trữ tình hóa tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm ngoài phần đầu là có sự xuất hiện các tuyến nhân vật, sự kiện, tình tiết thì ở phần sau là những câu chuyện trong cuộc sống của đồng bào. Từ những câu chuyện thường ngày trở thành thơ, và từ đó trở thành bài học triết lý nhân sinh, mang tính giáo dục cho mọi thế hệ.
Tác phẩm không thể hiện cảnh đoàn tụ viên mãn ở các câu chuyện tình yêu như: Tiễn dặn người yêu, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống chân - Cúc Hoa...
Xu hướng tự sự hóa tác phẩm làm cho nội dung truyện thơ ghi dấu ấn thành công nghệ thuật cho văn học Sán Dìu. Xu hướng này thấy sự giao thoa, tiếp nhận giữa các nền văn hóa của người Sán Dìu, giữa dân tộc Sán Dìu với người Việt và văn hóa, văn học Trung Hoa. Thành công về nghệ thuật mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Sán Dìu là minh chứng cho quá trình giao lưu văn hóa giữ các dân tộc và văn hóa cội nguồn người Sán Dìu.
Cũng như các truyện Nôm khác, truyện thơ Mở trời dựng đất cũng có kết cấu tuyến tính, các nhân vật, sự kiện được tả, kể theo trình tự thời gian. Mở đầu tác phẩm là sự xuất hiện của Vua Bàn Cổ, nhân vật này được tác giả dân gian miêu tả là người “phân trời đất”. Tiếp đến tác giả dân gian miêu tả cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật Phục Hy và Nữ Oa. Sau đó là biến cố nạn Đại Hồng thủy “muôn người mắt thẳng tận diệt vong”. Cuối cùng “còn lại hai người kết nhân duyên” và từ đó nguồn gốc loài người được hình thành. Các nhân vật trong tác phẩm đều được miêu tả là những vị thần có sức mạnh phi thường, tài năng xuất chúng:
Thiên ý dục cầu Bàn Cổ Vương Tay trái cầm trời tay phải cầm trăng Trời đất đang tối tự bừng sáng
Vua Bàn Cổ là người khai thiên lập địa, Nữ Oa người tạo ra con người. Qua các nhân vật trong tác phẩm người Sán Dìu đã phần nào phản ánh được môi trường sống, mối quan hệ tự nhiên và xã hội, tư tưởng và tâm hồn của đồng bào dân tộc miền núi. Tác phẩm còn chứa đựng trí tưởng tượng phong phú về đời sống tinh thần của con người. Họ đã dùng trí tưởng tượng của mình để giải thích thế giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên và cải tạo bản thân mình. Với ước muốn trong xã hội cổ đại chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng mọi kẻ
thù, giải thích các hiện tượng xã hội tự nhiên bằng sự tưởng tượng và hư cấu ở các vị thần.
Kết cấu kiểu “truyện lồng truyện” trong truyện thơ Mở trời dựng đất. Nếu như trong truyện thơ các dân tộc, chúng ta thấy tác giả chủ yếu tập trung kể về một câu chuyện như: chuyện tình yêu đẹp hay chuyện chiến trận… và từ đầu đến cuối truyện, người đọc sẽ cảm nhận được duy nhất là một tình yêu đẹp, thủy chung. Đó là truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa, Lưu Đài - Hán Xuân…
hay cả thiên truyện “tuyệt bút” Truyện Kiều – Nguyễn Du.
Đọc Mở trời dựng đất chúng ta thấy các câu chuyện hàng ngày được kể xen lồng vào nhau thông qua các nhân vật trữ tình trong truyện, đó là điểm mới trong kết cấu “truyện lồng truyện”. Từ những lời thơ ấy trở thành bài học triết lý nhân sinh của đồng bào Sán Dìu:
Đừng để gian kế giữ của nhà Năm qua lại trộm về phương bắc. Lúc cấp cũng đừng mưu kế xấu Sớm chiều bị đánh tối về đau Mới hay sớm cày được ăn no
Đó là câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt của người Sán Dìu, đồng bào luôn muốn răn dạy con cháu mình phải sống ngay thẳng không được làm những việc trái với đạo đức con người. “Lúc cấp cũng đừng mưu kế xấu” dù cho mọi hoàn cảnh cần giữ được lòng ngay thẳng, không nên mưu toan tính hại người. Do ảnh hưởng của Đạo phật nên quan niệm về “nhân, quả, báo ứng” thể hiện rất rõ trong đời sống của đồng bào: “Người ác - người sợ, trời không sợ/ Người lành - người khinh, trời không khinh” (Tục ngữ Sán Dìu). Họ cho rằng khi còn sống làm điều xấu hại người khi mất đi sẽ bị Diêm vương trị tội. Dù có “nghìn vàng lạng quý” cũng không quý giá bằng nhân cách, phẩm chất đạo đức, tấm lòng của con người:
Diêm vương ra lệnh về âm phủ Vàng quý đắp đống mang được đâu Thịt rượu khuyên người đừng tham uống Thì giờ mau qua không trở lại
Nghìn vàng lạng quý đều tiêu tan
Bao quát hơn là câu chuyện về cuộc đời, số phận con người được truyền tải trong các lời khuyên. Từ đó, tạo nên sự khác biệt so với nội dung một số truyện thơ Nôm khác:
Một dạng cơm trà bao dạng người? Cùng thời trời sáng cùng giờ đêm Bao người giàu nghèo có bao người Có tiền nói năng như tiếng sấm Không tiền nói năng tiếng vịt đực
Người Sán Dìu có quan niệm về cuộc đời “Một hạt gạo ăn ra nhiều loại người”, mỗi người sinh ra không ai giống ai, họ đều có tính cách, số phận riêng nhưng không nên vì của cải trước mắt mà đánh giá người khác. “Tiếng